Theo Báo Tuổi trẻ, tại phiên họp lần 3 của Hội đồng tiền lương quốc gia vừa diễn ra sáng 7/8 đã quyết định mức tăng lương tối thiểu bình quân của năm 2018 lên 6,5%.
Phiên họp lần 3 của Hội đồng tiền lương quốc gia. Ảnh VnExpress
Tại phiên họp lần thứ ba của Hội đồng tiền lương quốc gia, kết quả bỏ phiếu đã có 6/14 thành viên hội đồng bỏ phiếu mức tăng 7%; 8/14 phiếu bỏ cho phương án tăng 6,5%.
Như vậy Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ chốt phương án tăng lương tối thiểu 6,5%, tức tăng từ 180.000 đồng đến 230.000 tùy từng vùng để trình Chính phủ quyết định.
Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng theo Nghị định 153/2016 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 quy định mức lương tối thiểu đối với lao động vùng 1 là 3,75 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 3,32 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 2,9 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 2,58 triệu đồng/tháng.
Với mức tăng 6,5% theo đề xuất này, nếu được Chính phủ đồng ý, từ 1/1/2018, mức lương tối thiểu vùng 1 sẽ là 3,98 triệu đồng/tháng, vùng 2 sẽ là 3,53 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,09 triệu đồng/tháng và vùng 4 sẽ là 2,76 triệu đồng/tháng.
Trước đó, trong phiên họp lần thứ nhất ngày 26/7 tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất mức 13,3%, trong khi VCCI đề xuất không tăng hoặc tăng tối đa ở mức dưới 5%. Hai bên tham gia là đại diện người lao động và đại diện bên sử dụng lao động đã không thể thống nhất tỷ lệ tăng lương tối thiểu vùng.
Tại cuộc họp lần hai, ngày 28/7 tại Hà Nội, mức đề xuất đã thu hẹp lại với 3 %. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất tăng 8 % và VCCI đề xuất tăng 5 % nhưng cũng chưa thể đồng thuận.
Sáng 28/7, phiên họp lần thứ 2 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 diễn ra tại Hà Nội. Nếu thương lượng được phương án phù hợp, hôm nay sẽ chốt phương án tăng lương tối thiểu năm 2018.
Bắt đầu từ 1/7/2017, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ tăng lên mức 1.300.000 đồng/tháng thay cho mức cũ là 1.210.000 đồng/tháng.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
Số doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong năm 2024 tăng mạnh so với kết khảo sát năm 2023 của Liên đoàn Công nghiệp và thương mại Việt Nam.
Cơ chế đặc thù để đầu tư hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM được kỳ vọng sẽ tạo bứt phá cho các dự án động lực quốc gia.
Xây dựng nhà máy mới để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ, song An Phát Bioplastics nay phải thay đổi chiến lược đầu tư và tái cấu trúc nhiều mảng hoạt động.
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa vinh dự nhận danh vị “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards lần thứ nhất. Giải thưởng ghi nhận những nỗ lực, sáng kiến và hiệu quả mang lại của SeABank trong thực thi các tiêu chí môi trường - xã hội - quản trị (ESG) và lan tỏa tinh thần trách nhiệm tới cộng đồng.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.