Nặng lòng với vùng đất khát

Phương Giang - 07/02/2022 17:09 (GMT+7)

Phớn không biết mình yêu Hà Giang từ bao giờ và không biết sâu thẳm đến tận đâu. Chọn một lý do để thuyết phục rất khó. Có thể Phớn có một nhân duyên nào đó kiếp trước với Hà Giang chăng?

Khi những cơn gió lạnh luồn qua khe nứt của ngôi nhà trình tường chơ vơ ven sườn núi thì cũng là thời điểm cao nguyên đá đẹp đến mê hoặc. Những vạt cải vàng rực rỡ bên nhà của Pao ở Lũng Cẩm. Nụ đào e ấp chỉ chực bung ra khoe sắc thắm bên bờ rào đá. Và những bản làng đẹp liêu trai trong làn khói chiều bảng lảng. Nhưng, lúc quyến rũ nhất cũng là lúc cao nguyên đá khát nhất: Khát nước!

Nặng lòng với vùng đất khát
Những mó nước trên núi thường cạn kiệt vào mùa khô.

Mùa khô kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau, cả cao nguyên đá vật vã trong cơn khát nước. Từ Quản Bạ, Yên Minh đến Đồng Văn, Mèo Vạc, đâu đâu cũng chỉ thấy những vỉa đá khô khốc, xám xịt. Ở cái nơi ngẩng đầu là đá, cúi mặt cũng là đá, có mưa mới có nước, nhưng ngớt mưa nước cũng trôi tuột đi luôn, bởi lòng núi đá rỗng nên không thể giữ được nước.

Nhà nào có điều kiện thì xây được bể trữ nước mưa đủ dùng, nhà nào khó khăn thì phải đi địu nước từng ngày một. Mỗi ngày, các bà, các mẹ phải mất mấy tiếng leo núi đến những mó nước để gùi nước bằng can nhựa về nhà. Đường xuống mó nước sâu lắt léo, chỉ đủ một người đi. Cứ men theo khe đá xuống sẽ gặp một vũng nước có miệng rộng chỉ đủ đặt một chiếc gáo múc nước. Có đến mười mấy hộ sống nhờ vào mó nước ấy, có lúc phải xếp hàng chờ đến lượt len xuống múc từng gáo nước, rót vào can gùi về. Có khi địu một ngày mới đủ nước sinh hoạt hai, ba ngày.

Thiếu nước, nên những vũng nước đọng lại sau mưa đục ngầu vẫn được sử dụng để giặt rũ, chăn nuôi gia súc. Nước được tái sử dụng liên tục, từ vo gạo, để lại rửa rau, sau đó rửa chân hoặc cho gia súc uống. Những đứa trẻ lem luốc vì không được rửa mặt thường xuyên. Những bàn tay, bàn chân cáu bẩn, nứt nẻ trong mùa đông lạnh giá, vì lâu không tắm giặt. Đi sâu vào các làng bản, những chiếc thùng nhựa cáu bẩn, những can nước vứt chỏng chơ trước mỗi căn nhà.

Nặng lòng với vùng đất khát 1
Mỗi ngày, các gia đình phải mất mấy tiếng leo núi đến những mó nước để gùi nước bằng can nhựa về nhà.

Cõng nước lên bản

Nhưng, mùa xuân năm nay, cụ bà Thò Thị Chơ ở xã Lũng Phìn cũng như hàng nghìn người dân tộc Mông, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô … sống trải dài trên vùng biên cương cực Bắc của tỉnh Hà Giang sẽ không phải còng lưng đi bộ hàng tiếng đồng hồ gùi nước từ suối về bản mỗi ngày. Tất cả là nhờ chiếc bồn inox mà bà được trao tặng. Có bồn, bà có thể trữ nước khi mưa xuống. Hoặc nếu phải đi gùi nước, thì đi một ngày cũng đủ nước dùng cả tuần. Thời gian còn lại bà có thể đi nương, chăn thả bò hoặc trông lũ trẻ. Sẽ không còn cảnh ngày ngày cắm mặt gùi nước.

Hai năm qua, hơn 3600 bồn nước dung tích 1200 lít và một số ít loại bồn 2000 lít đã được chuyển đến cho bà con vùng sâu, vùng xa giữa đồi núi trập trùng. Và người vượt qua bao đèo dốc quanh co, những lối mòn lổn nhổn đá men theo sườn núi, lặn lội đến từng thôn bản để trao tặng từng chiếc bồn nước là Giàng A Phớn, Giám đốc Công ty Du lịch Hà Giang Trẻ.

Nặng lòng với vùng đất khát 2
Phớn đã trao tặng hơn 3600 bồn nước cho bà con dân tộc trên Cao nguyên đá

Hơn bất cứ lãnh đạo doanh nghiệp du lịch nào – những người có thể chỉ biết đến cao nguyên đá qua vẻ đẹp hút hồn của cột cờ Lũng Cú, của dốc Thẩm Mã hay Dinh Nhà Vương – Phớn có điều kiện hiểu hơn về nỗi thống khổ vì thiếu nước của vùng đất mà nước được ví như vàng. Từ những hành trình thiện nguyện tặng áo ấm và sách vở thời sinh viên đến những tour du lịch trải nghiệm văn hóa, và cũng nhờ phần lớn nhân viên công ty cũng “sinh ra từ đá”, Phớn hiểu được “cơn khát” của cao nguyên đá và mong muốn làm được điều gì đó lớn lao hơn để giúp bà con thay đổi chất lượng cuộc sống. Vậy là, chương trình “Gùi Nước Lên Bản” ra đời năm 2019, với mong muốn mỗi hộ gia đình có một bồn nước 1200 lít để tích trữ nước sinh hoạt, có thêm thời gian để canh tác, sản xuất vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống.

Ban đầu, Phớn cũng tính sẽ không kêu gọi hỗ trợ mà chỉ dùng quỹ phúc lợi hàng năm của công ty để mua bồn tặng bà con. Khi bắt tay vào làm, Phớn ao ước mỗi tháng sẽ đi trao một lần và may mắn thì mỗi lần sẽ được 30-40 bồn. Nhưng cũng chỉ là muối bỏ biển, vì nhu cầu quá lớn. Vì thế, anh quyết định kêu gọi hỗ trợ. Khi tấm lòng của Phớn được lan tỏa trên trang mạng xã hội “Tony Buổi Sáng”, các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đã lay động và nguồn quỹ tăng lên nhanh chóng. Đến nay, 3600 bồn đã được trao, vượt quá sức tưởng tượng của Phớn. Nhưng sẽ không dừng lại con số đó vì càng ngày càng có nhiều “mạnh thường quân” biết đến chương trình đầy ý nghĩa của Phớn, cũng như những người đã biết thì đều đặn trích một phần thu nhập đóng góp vào quỹ.

Nặng lòng với vùng đất khát 3
Công việc thiện nguyện cũng quan trọng như kinh doanh

Giờ đây, khối lượng công việc từ dự án “Gùi nước lên bản” cũng đồ sộ không kém gì công việc kinh doanh chính. Nhưng Phớn tâm đắc với lời dạy của người quản lý trang “Tony Buổi Sáng” mà anh gọi là Dượng: “Việc từ thiện cũng phải ưu tiên thời gian xử lý như việc việc kinh doanh”. Phớn cũng xem đây là “kim chỉ nam” để bản thân mình luôn phấn đấu làm tốt công việc, dù lớn hay nhỏ.

Mặc dù chưa vấp váp gì lớn trong dự án này và việc kêu gọi cũng không còn khó khăn như thuở ban đầu, nhưng Phớn nói rằng: “Làm thiện nguyện rất khó. Nếu chúng ta tự bỏ tiền túi ra thì rất đơn giản. Có thể tặng gì, cho ai, ít hay nhiều cũng đã gặp nhiều ý kiến trái chiều. “Gùi nước lên bản” lại dùng tiền của mọi người thương quý gửi về lại khó khăn vô cùng”.

Để có được sự tin yêu của các “mạnh thường quân” như ngày hôm nay, Phớn cùng đội ngũ Hà Giang Trẻ đã nỗ lực hết mình và làm nghiêm túc. Nguyên tắc bất di bất dịch được đặt ra là, toàn bộ tiền đóng góp từ các “mạnh thường quân” được dùng để mua bồn nước và toàn bộ chi phí đi lại, khảo sát, đi tặng bồn lấy từ quỹ phúc lợi xã hội của chính công ty. Chỉ có một tài khoản duy nhất để nhận tiền hỗ trợ và sao kê ngân hàng cũng như các hoạt động của chương trình được cập nhật công khai trên fanpage của chương trình một tuần hai lần.

Phớn cho rằng, để kêu gọi được tài trợ và thực hiện thành công chương trình thiện nguyện, việc minh bạch tài chính là quan trọng nhất. “Khi chúng ta có đối tượng hướng đến chính đáng, mục đích chương trình chính đáng thì đó là yếu tố để mọi người cùng chung tay góp sức. Nhưng tài chính không minh bạch sẽ làm chương trình không hiệu quả, và giá trị cũng như nhân phẩm sẽ bị đánh giá và giảm đi”, Phớn chia sẻ. Anh cũng tâm niệm, khi dấn thân vào công tác thiện nguyện bản thân mỗi người phải tự nhận thức được ý nghĩa, giá trị và trách nhiệm của mình với cộng đồng lúc đó hẵng làm. Và làm rồi chắc chắn sẽ làm tốt.

Nặng lòng với vùng đất khát 2
Anh Nguyễn Văn Trãi - Giám đốc Công ty Du lịch Hà Giang Trẻ.

Nhân duyên từ kiếp trước

Phớn tên thật là Nguyễn Văn Trãi. Anh sinh ra ở dải đất miền Trung cát trắng gió Lào – Quảng Bình. Do yêu thích văn hóa dân tộc Mông, anh đã có nhiều chuyến đi về cao nguyên đá từ hơn 10 năm trước, từ những ngày xe khách từ thành phố Hà Giang lên Đồng Văn mỗi ngày chỉ có hai chuyến và những lần nhỡ xe phải đi bộ một mình hun hút từ Sà Phìn về phố cổ Đồng Văn. Rồi tiếp nối là những hành trình thiện nguyện về những làng bản sâu hun hút, Hà Giang đã ngấm vào anh lúc nào không biết. Cái tên tiếng Mông – Giàng A Phớn - cũng có từ đó. Khi lập công ty du lịch vào năm 2016, anh đặt tên cho doanh nghiệp là Phớn Toọc, bởi anh nghĩ đơn giản là không chỉ người xuôi mà người dân tộc thiểu số cũng có thể làm du lịch và làm tốt. Tuy nhiên, để doanh nghiệp phát triển được lâu dài, nói lên tiếng nói chung và luôn hành động với tâm huyết và suy nghĩ trẻ trung, nên anh đã quyết định đổi tên là Hà Giang Trẻ.

“Khi lập nghiệp tại Hà Giang, tôi thấy mình cố gắng nhiều hơn, mong muốn góp một chút công sức bé nhỏ của mình để cùng bà con thay đổi chất lượng cuộc sống. Và Hà Giang giờ cũng là một phần trong tôi, nên đó không còn là sở thích là đam mê, là sôi nổi của tuổi trẻ mà đó giờ là trách nhiệm”, Phớn tâm sự.

Kinh doanh du lịch lữ hành là một nghề vất vả, ở một địa phương xa xôi cách trở bởi bị chia cắt bởi địa hình núi đá như Hà Giang thì càng phải đối đầu với nhiều khó khăn hơn. Vì là công ty địa phương nên sức lan tỏa sẽ ít hơn, lòng tin của các khách hàng ở các tỉnh xa dành cho các công ty địa phương cũng ít. Cũng vì xa và cũng chưa gặp gỡ nên đó cũng là điểm khó để đi đến những hợp đồng du lịch lớn. Hơn nữa, điều kiện phát triển nhân lực địa phương có quá nhiều hạn chế và Hà Giang mới phát triển du lịch nên cũng chưa kịp bắt nhịp với các địa phương khác.

Nhưng, vượt lên mọi khó khăn để phát triển sự nghiệp riêng, Phớn cũng mong muốn Hà Giang Trẻ là đơn vị tiên phong trong các hoạt động cộng đồng, mang lại nhiều phúc lợi xã hội cho bà con vùng cao. Ngoài các chương trình thiện nguyện như “Gùi nước lên bản”, Hà Giang Trẻ còn có hàng loạt hoạt động nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con dân tộc thiểu số vùng cao.

Hiện nay, phần lớn nhân lực của Hà Giang Trẻ là người địa phương. Hàng năm, công ty tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, hỗ trợ cho các thanh niên là con em các dân tộc vùng cao như Mông, Tày, Dao, Bố Y … có công việc làm trong ngành du lịch khi các em học hết 12 mà không có cơ hội học tiếp. Cũng vì nhân sự là con em bản địa và được công ty đào tạo đúng định hướng nên họ là những sứ giả văn hóa của dân tộc mình của quê hương mình mà không một ai thay thế được. Do am hiểm đường sá nên xử lý các sự cố trên đường tour cũng nhanh và chuyên nghiệp hơn.

Ngoài ra, Hà Giang Trẻ cũng kết nối với nhiều du khách thông qua các hành trình tour để hỗ trợ học bổng cho các em học sinh khó khăn trị giá 6 triệu đồng/năm. Hiện đã có 30 em học sinh nhận được học bổng thường xuyên này.

Ngoài ra, Hà Giang Trẻ cũng chuyên khai thác các tour du lịch chuyên sâu, khám phá văn hóa vùng cao, đặc biệt là các tour gìn giữ và bảo tồn giá trị làng nghề. Ví dụ, du khách thăm quan làng nghề dệt lanh thổ cẩm hiểu được giá trị văn hóa dân tộc, hiểu được giá trị sản phẩm, từ đó bà con vừa giữ được nghề truyền thống, lại vừa có thu nhập ổn định cuộc sống.

Hà Giang Trẻ cũng có một kênh phân phối về nông sản địa phương “Đặc sản cao nguyên đá” để hỗ trợ bà con tìm nguồn ra cho các sản phẩm bản địa như mật ong bạc hà, thổ cẩm, trà shantuyet, gừng, hạt óc chó…

Nặng lòng với vùng đất khát 5
Các tour du lịch của Hà Giang Trẻ gắn với cộng đồng

Các tour du lịch Hà Giang Trẻ hướng đến cải thiện môi trường sống và không tác động xấu đến môi trường như hạn chế dùng túi nilong trong hành trình, khách được phát túi rác và túi nôn bằng giấy dùng trên xe. Ngoài ra còn có các tour trồng cây cảnh quan trong hành trình tour Mùa Xuân và hỗ trợ trồng cây ăn quả cho bà con phát triển kinh kế. Công ty cũng đang phát triển hệ thống homestay ở Quản Bạ và Mèo Vạc với muốn sẽ gìn giữ giá trị bản địa, hỗ trợ người dân địa phương cùng làm du lịch.

Dịch Covid-19 khiến công việc kinh doanh của Phớn bị đình trệ, chương trình trao tặng bồn nước cũng bị gián đoạn. Anh hy vọng năm tới sẽ hết dịch, đi lại an toàn hơn và dễ dàng hơn, anh cùng đội ngũ của mình sẽ đẩy mạnh chương trình để được lan tỏa nhiều hơn. Anh cũng không biết đến khi nào chương trình mới kết thúc, bởi bà con vẫn cần bồn, quỹ vẫn còn, các “mạnh thường quân” có thói quen gửi tiền vào quỹ mỗi tháng và “anh em vẫn căng tràn nhiệt huyết”. “Hà Giang Trẻ vẫn còn hoạt động thì chương trình vẫn còn phát triển”, Phớn khẳng định. Khó khăn nhất với Phớn vẫn là làm sao để có nhiều bồn nước hơn nữa giúp bà con, hay có một cách làm nào đó tốt hơn hiện tại để chủ động được nguồn nước vào mùa khô ở vùng cao.

Vĩ thanh

Ngoài kia, những bông hoa đào đầu tiên đã khoe sắp thắm giữa mùa đông khắc nghiệt trên cao nguyên đá. Văng vẳng đâu đây bài thơ “Gùi nước” mà em Nguyễn Thị Nga gửi tặng Phớn và đội ngũ của mình:

Gùi cả trưa mùa nóng

Em nghiêng lưng cõng nắng

Bàn chân bé liêu xiêu

Tất tả trong ráng chiều!

Là gùi nước

Mồ hôi vương trên má

Mồ hôi vương trên lưng

Mồ hôi vương trên những con đường mòn

trơn đầy dốc

Mồ hôi qua vạt áo tà pủ

Nắng lặng lẽ hong khô...

Gùi nước

Nặng hơn quẩy tấu củi

Nặng hơn quẩy tấu ngô

Nhưng không nặng hơn nỗi lo của bà

Về một mùa không nước!

Gùi nước về

Chị gội đầu

Mẹ giặt chiếc váy

Đứa em nhỏ cười khúc khích

Tắm dòng nước mát trong... 

4 chữ C cho du lịch Hà Giang

4 chữ C cho du lịch Hà Giang

Tiêu điểm -  4 năm
Trải nghiệm cho du khách đến Hà Giang phải được mang đến từ mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân trong tỉnh và cả người dân các tỉnh bạn có liên kết.
Ý kiến ( 0)
Hà Giang chung tay hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành

Hà Giang chung tay hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành

Tiêu điểm -  3 năm

Các đơn vị kinh doanh du lịch đang đối mặt với tình trạng khách hoãn, hủy tour dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 do những diễn biến phức tạp của dịch Covid.

Hà Giang lọt Top 20 địa điểm tuyệt nhất cho du lịch bụi 2020

Hà Giang lọt Top 20 địa điểm tuyệt nhất cho du lịch bụi 2020

Ống kính -  4 năm

Hà Giang mùa nào cũng đẹp, mùa nào cũng có những nét hấp dẫn riêng.

4 chữ C cho du lịch Hà Giang

4 chữ C cho du lịch Hà Giang

Tiêu điểm -  4 năm

Trải nghiệm cho du khách đến Hà Giang phải được mang đến từ mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân trong tỉnh và cả người dân các tỉnh bạn có liên kết.

Hà Giang đầu tư khu nghỉ dưỡng cao cấp trên cao nguyên đá Đồng Văn

Hà Giang đầu tư khu nghỉ dưỡng cao cấp trên cao nguyên đá Đồng Văn

Đầu tư -  6 năm

Du khách khám phá cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của cao nguyên đá Đồng Văn hay Cột cờ Lũng Cú trong những năm tới có thể sẽ được lưu trú trong một khu nghỉ dưỡng cao cấp mang đậm dấu ấn địa phương.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  1 ngày

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Non nước biên thùy: Tình yêu vô bờ bến với đá và núi

Non nước biên thùy: Tình yêu vô bờ bến với đá và núi

Ống kính -  1 tuần

Triển lãm 'Non nước biên thùy' của họa sĩ Đỗ Đức là một câu chuyện đầy xúc cảm về tình yêu vô bờ bến mà ông dành cho đá, núi và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang.

Người dân ngoài đê sông Hồng di dời đồ đạc khỏi nước lũ

Người dân ngoài đê sông Hồng di dời đồ đạc khỏi nước lũ

Ống kính -  1 tuần

Nước từ thượng nguồn đổ về trên sông Hồng qua địa phận Hà Nội khiến nhiều khu vực ngoài đê thuộc quận Hoàn Kiếm ngập sâu, người dân phải di chuyển đồ đạc lên cao để tránh hư hại.

Lũ lụt hoành hành miền Bắc

Lũ lụt hoành hành miền Bắc

Ống kính -  1 tuần

Sau cơn bão số 3, do lượng mưa lớn trải trên diện rộng tại các tỉnh phía bắc đã gây lũ, ngập lụt ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người dân.

Lũ sông Hồng lên cao, nhiều tuyến phố tại Lào Cai ngập lụt

Lũ sông Hồng lên cao, nhiều tuyến phố tại Lào Cai ngập lụt

Ống kính -  1 tuần

Ngày 9/9, nước sông Hồng tại thành phố Lào Cai dâng cao khiến nhiều tuyến phố nằm gần bờ sông rơi vào ngập lụt.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  11 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  11 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  13 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  14 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  16 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  16 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".