Du lịch tắt hy vọng phục hồi
Làn sóng Covid-19 thứ hai xoá tan hy vọng về sự hồi phục nhanh chóng của ngành du lịch và khách sạn trong năm 2020.
Nghe danh du lịch cộng đồng Thái Hải đã lâu nhưng đến tháng 7/2020 mới được mục sở thị, khi tham gia đoàn khảo sát Đông Bắc do Sở Du lịch TP.HCM tổ chức. Cứ tưởng là điểm du lịch đơn thuần với vài homestay chuẩn. Ai dè là bản làng hành chính thuộc xóm Cường, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên.
Bản có tên là Khu bảo tồn Làng nhà sàn sinh thái Thái Hải, gọi tắt là Làng nhà sàn hay Khu du lịch sinh thái Thái Hải. Thái Hải nôm na là bà Hải ở Thái Nguyên. Thái là rộng lớn, Thái Nguyên không có người Thái.
Ấn tượng bản làng
Thành lập từ 2003, bản có 30 nhà sàn người Tày, gần 200 nhân khẩu với diện tích 25 ha (quy hoạch 72 ha). Có trường mẫu giáo, trường tiểu học. Thực phẩm sạch tự cung tự cấp. Bà Nguyễn Thị Thanh Hải, trưởng bản, có cha Việt, mẹ Tày, luôn đau đáu, sợ mai một văn hóa quê mẹ.
Vào cổng là nhân viên y tế bản niềm nở mời khách hơ tay trên bếp lửa, múc nước thuộc nam cho khách rửa tay, đo thân nhiệt, xịt thuốc sát khuẩn và có khăn lau tay từng người. Chu đáo và chuyên nghiệp hơn cả bệnh viện. Tất cả nhân viên phục vụ đều là người làng, người Tày không bắt tay mà chắp tay trước ngực chào khách.
Thái Hải là bản làng duy nhất ở Việt Nam mà trang phục truyền thống được mặc hàng ngày. Ngay bãi đậu xe to đùng là giàn mướp đỏ lạ mắt. Đối diện là các quầy bán hàng lưu niệm thủ công. Khu vệ sinh tươm tất, nhà ăn thoáng đãng, nhà bếp sạch sẽ, hiện đại.
Bản rợp bóng tre và cây rừng đan xen với những ngôi nhà sàn ẩn hiện, thấp thoáng bóng người. Trước khi vào bản, hướng dẫn viên là dân bản ghé giếng làng, dùng gáo làm từ ống tre ngà, múc nước cho khách rửa mặt. Giếng xếp đá, nước trong và ngọt mát. Chiếc mõ bằng tre gộc đầu làng vang lên báo khách. Cổng làng là ba thanh tre chắn ngang.
Đường làng râm mát bóng cây và hoa thơm cỏ lạ, đa phần là dược liệu. Chuối sen quí hiếm nở đầy ven đường, níu khách selfie. Thi thoảng, gặp mấy đàn gà nhẩn nha kiếm ăn, cục cục chào người lạ. Trừ mấy nhà sàn chuyên dành cho khách lưu trú, các nhà sàn còn lại để ở và tổ chức sản xuất.
Dân bản ai cũng có thể đan lát, làm đồ lưu niệm. Phụ nữ nào cũng biết thêu thùa, may vá, làm bánh. Bản không có chợ. Các sản phẩm được làm và bán cho du khách ngay tại nhà mình. Có nhà chuyên bảo tồn từng mảng: thuốc nam, ẩm thực, chè, rượu thuốc, thực hành Then… như những bảo tàng sống động. Nhà trẻ và trường tiểu học cũng là nhà sàn, được trang trí dễ thương, xinh xắn, có lớp chỉ mấy em. Thầy cô và học trò đều trong bản, ở nội trú, cuối tuần mới về nhà và được miễn phí.
Có nhà sàn nuôi ong dân gian mà hiện đại. Hệ thống ao hồ vừa tạo cảnh quan, điều hòa nhiệt độ, vừa là phong thủy và nuôi cá, một trong những nguồn thực phẩm chính của bản. Đường làng sạch đẹp. Các thùng rác luôn có bộ ba Hữu cơ - Phân hủy - Không phân hủy. Dân bản, từ người già đến trẻ con đều thân thiện, gặp khách là chào hỏi.
Bản có sân bóng đá, cũng là nơi diễn ra các lễ hội người Tày như Lồng Tồng, Xuống Đồng, Nàng Hai (Mẹ Trăng)… Dù chỉ cách trung tâm Thái Nguyên 11 km, Thái Hải như ốc đảo yên bình giữa núi đồi Đông Bắc, mang dáng dấp ATK Định Hóa, đậm đặc bản sắc người Tày.
Ngạc nhiên nhất là cách sống “Ở chung bản, làm chung việc, ăn chung mâm và xài chung tiền”. Dân bản đều có công ăn việc làm, thu nhập ổn định, hòa hiếu, lạc quan. Đó là xã hội mơ ước của nhiều địa phương và cả nước. Trưởng bản Nguyễn Thị Thanh Hải tâm sự, “Tôi lập bản chỉ nhằm mục đích bảo tồn phong tục, tập quán và những bài thuốc của cha ông. Du lịch tự dưng đến với bản và chúng tôi đón nhận, nên còn nhiều thiếu sót cần được bổ sung”.
Dù chưa thật sự hoàn hảo nhưng Thái Hải là điểm trải nghiệm văn hóa Tày lý tưởng. Nếu chỉ loáng qua vài tiếng, khó mà cảm nhận hết. Phải qua đêm, thậm chí vài đêm để cùng hòa mình vào dòng chảy văn hóa Tày độc đáo.
Từ ngâm tắm nước thuốc, đi bè tre, câu và lưới cá, hái dược liệu cho đến làm bánh, chế biến thuốc, làm rượu, trồng rau, cấy lúa, học sử dụng nhạc cụ, điệu múa, đắm mình với hát Then… Nhiều người, trong đó có tôi, muốn nhập hộ khẩu làm dân bản mà chưa được.
Đến Thái Hải đẹp nhất từ tháng 9 đến tháng 3.
Vài mong muốn nhỏ
Nên triển khai sớm dịch vụ chữa bệnh bằng cây thuốc và thực phẩm theo phương pháp gia truyền của người Tày. Thay các ghế đá và xi măng bằng tre và cây trong bản, tạo cảm giác môi trường bền vững. Không sử dụng âm thanh lớn và những đám đông ồn ào phá vỡ không gian tĩnh lặng của bản làng vốn có. Vào cổng là có Welcome Drink Tày đón khách.
Cấm đốt lửa trại vì dễ gây cháy nhà và cháy rừng. Có thể sinh hoạt cộng đồng, gala hoặc trò chơi lớn trong bản. Cần thiết, khống chế lượng khách mỗi ngày, mỗi đêm; vừa đảm bảo chất, vừa bảo vệ không gian, cảnh quan bản và tăng giá trị thương hiệu. Tuyệt đối không bày bán đồ lưu niệm, đồ chơi Trung Quốc. Thay đèn lồng đỏ bằng đèn ngôi sao may mắn.
Các mái nhà sàn lưu trú của khách phải có phông che, chống mối mọt rơi rớt. Việc xử lý tre làm mái cần triệt để và kỹ hơn. Gối và nệm, mạnh dạn dùng loại dày 2 tấc, ra và áo gối màu trắng, màn che màu xám nhạt. Có thêm phòng đôi, phòng gia đình. Cách tân, cải tiến để bảo tồn và phát triển hiệu quả hơn.
Đến Thái Hải, tôi bỗng nhớ Baan Tong Luang ở Chieng Mai, Thái Lan. Tong Luang là bản nhân tạo của tư nhân gồm 6 tộc người, trong đó có người Kayan cổ dài. Chỉ vài chục ngôi nhà và tổ chức đời sống, làm hàng thủ công đơn giản nhưng giá vào cổng khoảng 420.000 đồng.
Thái Hải hiện có 6 tộc người chung sống là Tày, Việt, Nùng, Dao, Kao Lan, Sán Chay. Về lâu dài, ngoài chủ đạo văn hóa Tày, có thể mở rộng thêm không gian văn hóa các tộc người khác trong bản. Không gian, cảnh quan, con người và văn hóa Thái Hải ăn đứt Baan Tong Luang.
Nếu được tư vấn, nâng cấp và hỗ trợ PR đúng cách, Thái Hải sẽ là điểm son du lịch cộng đồng, không chỉ của Thái Nguyên mà cả nước, thậm chí cả ASEAN.
Làn sóng Covid-19 thứ hai xoá tan hy vọng về sự hồi phục nhanh chóng của ngành du lịch và khách sạn trong năm 2020.
Du lịch vừa khởi sắc, gượng dậy đón hè ngắn đã bị Covid-19 hạ knock out. Doanh nghiệp càng khốn đốn. Dù khó khăn cách mấy, cuộc sống vẫn tồn tại, thời gian vẫn bình thản trôi đi. Chỉ có 2 con đường để lựa chọn: Tìm cách sống sót qua đại nạn hoặc phá sản.
Giữa bức tranh ảm đạm vì thua lỗ của homestay nhiều nơi mà báo chí phản ảnh, hệ thống homestay CBT không chỉ là điểm sáng mà là nét son của du lịch cộng đồng, làm ngạc nhiên các nhà học thuật quốc tế thế giới với nhiều bài học thú vị.
Từ thành công của hai ngôi làng du lịch sinh thái Ta Lang (Quảng Nam) và A Nôr (Huế) có thể thấy, phát triển du lịch cộng đồng đòi hỏi nhiều nỗ lực để khuyến khích người dân bản địa chung tay tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch chuyên nghiệp đồng thời hướng đến những giá trị mang tính bền vững.
Sự kiện với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc kết hợp với công nghệ trình chiếu 3D mapping, hệ thống âm thanh suround đem đến một đêm diễn nhiều cảm xúc.
Tròn một năm nhận sự hỗ trợ hàng tháng từ Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Cao Ngọc Yến tặng cho mẹ món quà ý nghĩa khi em đậu vào lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
14.027 trên tổng số hơn 18.000 vận động viên đăng ký đã chính thức tham gia Giải chạy Standard Chartered Marathon Di sản Hà Nội 2024.
Trong ngày đầu mở cửa, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã thu hút hàng ngàn khách tới tham quan và tương tác.
Dự kiến có khoảng 4.000 vận động viên tham gia giải thường niên bán marathon Thu Duc City Run 2024 - giải chạy biểu tượng của thành phố Thủ Đức
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực