Tiêu điểm
Du lịch tắt hy vọng phục hồi
Làn sóng Covid-19 thứ hai xoá tan hy vọng về sự hồi phục nhanh chóng của ngành du lịch và khách sạn trong năm 2020.
Thị trường du lịch nội địa bắt đầu khởi sắc hơn từ tháng 6 với việc ghi nhận tổng lượt khách gia tăng gấp 2,3 lần so với trong tháng 5. Những điểm đến có thể dễ dàng tiếp cận bằng đường bộ như Sapa, Hạ Long ở miền Bắc hoặc Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Lạt ở miền Nam đã đặc biệt hưởng lợi từ làn sóng phục hồi trong các tháng hè vừa qua.
Tuy nhiên, làn sóng dịch thứ hai bắt nguồn từ cụm bệnh viện tại Đà Nẵng từ ngày 24/7 khiến số lượng ca nhiễm vượt 1.000 và nhiều trường hợp tử vong khiến nhu cầu du lịch trong nước giảm mạnh do du khách lo ngại nguy cơ bùng phát dịch bất cứ lúc nào.
Sự phục hồi ở phân khúc khách quốc tế cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn do Việt Nam tiếp tục trì hoãn việc nối lại các chuyến bay quốc tế và tâm lý tránh du lịch nước ngoài khi dịch vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn trên thế giới.
Theo công ty tư vấn CBRE, tình hình hoạt động của các khách sạn trong quý III sẽ không có nhiều biến chuyển so với quý II bởi Việt Nam đang trải qua làn sóng Covid-19 thứ hai và một địa phương đang phải thiết lập cách ly xã hội để ngăn ngừa sự lây lan.
Doanh thu trên mỗi phòng khách sạn trong nửa đầu năm tại thị trường Hà Nội và TP. HCM lần lượt giảm khoảng 56% và 64% so với cùng kỳ năm 2019.
Doanh thu trên mỗi phòng cho cả Việt Nam trong cùng kỳ cũng ghi nhận mức giảm tương tự khoảng 55%. Công suất phòng giảm sút nghiêm trọng trong tháng 4, giai đoạn diễn ra cách ly toàn xã hội, và bắt đầu được cải thiện trong tháng 5 và tháng 6 nhờ vào lượng khách nội địa bắt đầu du lịch trở lại.
Tuy nhiên, đối với thị trường khách sạn cao cấp tại Hà Nội và TP. HCM, do có sự phụ thuộc đáng kể vào nguồn khách quốc tế nên công suất phòng tại hai thị trường này chỉ tăng nhẹ trong khoảng từ 1-1,5% mỗi tháng.
Theo ông Nguyễn Trọng Thức, Phó Giám đốc của CBRE Hotels Việt Nam: “Thị trường khách sạn trong giai đoạn 2020-2021 được dự báo sẽ luôn ở trong tư thế phòng thủ, với tình hình hoạt động có thể thay đổi liên tục do phải đối mặt với những biến động khó lường về dịch bệnh cho đến khi có vắc-xin phòng ngừa hoặc phương pháp điều trị hiệu quả hơn”.
Mặc dù dịch Covid-19 sẽ để lại nhiều thiệt hại và tác động sâu rộng đến thị trường, song theo CBRE, triển vọng phát triển của ngành khách sạn ở Việt Nam sẽ vẫn khả quan trong dài hạn nhờ vào cơ sở hạ tầng tiếp tục được cải thiện, chính sách thị thực ưu đãi và định hướng đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Nhà nước.
Việt Nam được cả thế giới biết đến là một trong những quốc gia ứng phó thành công và hiệu quả nhất trong đại dịch. Điều này đã giúp Việt Nam xây dựng hình ảnh một điểm đến an toàn trên bản đồ du lịch thế giới, giúp thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát.
Về thị trường đầu tư, nhiều tập đoàn/quỹ đầu tư đang săn đón những tài sản đang bị áp lực nợ với mức định giá thấp. Tuy nhiên, thị trường khách sạn hiện vẫn chưa ghi nhận nhiều tài sản như thế này ở phân khúc 4 – 5 sao, mà chủ yếu tập trung ở những phân khúc thấp hơn.
Song song đó, nhiều cơ hội cũng mở ra khi những chủ sở hữu các chuỗi khách sạn cũng đang tìm cách thoái vốn tại một số tài sản kém hiệu quả.
Covid-19 bùng phát, du lịch làm gì để vượt qua?
Du lịch MICE – Tưng bừng hội họp nghỉ dưỡng quý IV-2020 tại miền xanh Đại Lải
Du lịch MICE (du lịch nghỉ dưỡng kết hợp hội nghị) là xu hướng sẽ nở rộ trong quý IV/2020. Đây cũng là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp khi mùa hội họp tổng kết cuối năm đang tới gần.
Tình cảnh éo le của doanh nghiệp du lịch giữa làn sóng Covid-19 thứ hai
Khách hủy tour, đòi hoàn tiền trong khi các hãng hàng không chỉ cho lùi tiền cọc vé chứ không có chính sách hoàn trả. Đó là thế kẹt của các doanh nghiệp lữ hành hiện nay.
Ngành du lịch sụt giảm không làm chậm bước tiến Traveloka
Dù đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng sẽ luôn xuất hiện các doanh nghiệp hưởng lợi nhờ tìm ra cơ hội trên thị trường du lịch.
Chiến lược đột phá cho du lịch Quảng Nam
Dịch bệnh Covid-19 là thời điểm thích hợp để đánh giá, cơ cấu lại ngành du lịch Quảng Nam, với hy vọng đội ngũ lãnh đạo mới sẽ tạo ra những bước đột phá cho du lịch tỉnh nhà.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.