Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tính đến hết ngày 31/10/2021, đã có tổng cộng 69 nhà máy điện gió được công nhận vận hành thương mại để kịp hưởng mức giá điện FIT theo Quyết định 39/2018 của Thủ tướng.
Như TheLEADER đã thông tin, đã có 106 nhà máy điện gió với tổng công suất 5.655,5MW gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD).
Trong số 106 nhà máy điện gió này, đến thời điểm hết ngày 31/10/2021 đã có 69 nhà máy điện gió với tổng công suất hơn 3.298MW đã được công nhận COD.
37 nhà máy điện gió còn lại trong danh sách này không được công nhận COD lần này.
Theo EVN thông tin, nếu bao gồm cả 15 nhà máy điện gió đã được công nhận COD và vào vận hành từ trước đây, thì trong hệ thống điện quốc gia đã có tổng cộng 84 nhà máy điện gió với tổng công suất 3.980MW được công nhận vận hành thương mại.
Đối chiếu theo danh sách cập nhật mới nhất của EVN, một dự án điện gió trọng điểm của doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái do doanh nhân Đỗ Lê Quân phát triển đã không được COD trước thời điểm 1/11/2021 như: Điện gió Viên An tại tỉnh Cà Mau; cụm 3 nhà máy điện gió Đắk N’Drung 1,2,3 ở tỉnh Đăk Nông…
Tương tự là dự án điện gió Hòa Thắng 1.2 ở Bình Thuận của Công ty CP Năng lượng Hòa Thắng (công ty con của Vietracimex).
Đáng chú ý, trong danh sách dự án được COD một phần, xuất hiện nhà máy điện gió Bình Đại (tại tỉnh Bến Tre) do Công ty CP Điện gió Mekong đầu tư, phát triển.
Được động thổ vào cuối năm 2017, toàn bộ dự án có tổng công suất 310MW được chia làm hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 từ năm 2017 đến năm 2020, có tổng vốn đầu tư 1.490 tỷ đồng, dự kiến lắp đặt khoảng 15 tuabin gió khu vực ven biển xã Thừa Đức, với tổng công suất 30MW.
Giai đoạn 2 tiến hành sau năm 2020 với công suất 280 MW. Tại mốc 31/10/2021, dự án mới chỉ được công nhận COD đối với 4,2MW (trong tổng công suất 30MW).
Cùng thời gian đón tin vui từ việc được COD một phần, điện gió Bình Đại số 3 bất ngờ bị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bến Tre xử phạt hành chính với số tiền khoảng 1,6 tỷ đồng do khai thác trái phép năng lượng gió (ngoài biển).
Hiện UBND tỉnh Bến Tre đang kiến nghị Bộ Tài nguyên và môi trường xem xét cho phép Công ty CP điện gió Mê Kông (95% cổ phần đang thuộc sở hữu của Gulf International Holding Pte. Ltd) được tiếp tục thi công các hạng mục còn lại của dự án để hoàn thành khối lượng công việc chung của cả 3 giai đoạn để kịp thời đưa dự án vào vận hành theo kế hoạch.
Nhà máy điện gió Bình Đại số 2 và số 3 là giai đoạn thực hiện các hạng mục tiếp theo của dự án nhà máy điện gió Bình Đại để cùng đấu nối, vận hành chung của dự án.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.