Doanh nghiệp Việt vẫn lận đận trong hành trình logistics xanh
Khi tham gia quá trình logistics xanh, doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết bài toán về nhận thức, thói quen cũng như hạ tầng, chi phí, lựa chọn công nghệ.
Bên cạnh việc đầu tư dồn dập vào chuỗi các dự án điện gió, điện mặt trời tại các tỉnh như Khánh Hòa, Đắk Lắk, Ninh Thuận và Quảng Bình, AMI AC Renewables hiện đang quyết tâm xúc tiến thủ tục quy hoạch điện gió ngoài khơi Bình Thuận.
Sau khi Công ty CP AMI AC Renewables đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến các Bộ, ngành, tổng hợp trình Thủ tướng xem xét về chủ trương cho nghiên cứu, khảo sát để làm cơ sở lập hồ sơ bổ sung vào phát triển Quy hoạch điện VIII – Dự án cụm nhà máy điện gió ngoài khơi AMI AC, Sở Công thương đã dự thảo văn bản liên quan để tham mưu UBND tỉnh.
Cụ thể, dự án cụm nhà máy điện gió ngoài khơi AMI AC theo đề xuất có công suất nghiên cứu 1.800 MW (gồm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn 600 MW); diện tích đề nghị được cho phép khảo sát trên biển khoảng 37.000 ha (diện tích khu vực 1 khoảng 16.000 ha; khu vực 2 khoảng 21.000 ha); thuộc vùng biển huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận; cách bờ khoảng từ 13 km đến 35 km.
Dự án có vốn đầu tư dự kiến khoảng 5 tỷ USD, tiến độ dự kiến thực hiện giai đoạn 2026 – 2035. Lưới điện truyền tải, đấu nối đề xuất gồm mở rộng ngăn lộ trạm biến áp 500 kV và đường dây 500 kV về Đồng Nai và Bình Dương để giải phóng công suất cho dự án (đồng bộ dùng chung với dự án nhà máy điện gió ngoài khơi ThangLong Wind - 3.400 MW).
Tháng 10/2020, UBND tỉnh đã đề xuất danh mục các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh trong Quy hoạch điện VIII, gửi Bộ Công Thương (trong đó, tỉnh Bình Thuận kiến nghị xem xét bổ sung danh mục dự án cụm nhà máy điện gió ngoài khơi AMI AC vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia). Sau đó, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng về các dự án điện gió ngoài khơi trên toàn quốc, trong đó có cụm nhà máy điện gió ngoài khơi AMI AC, tỉnh Bình Thuận.
Tới ngày 24/11/2020, UBND tỉnh Bình Thuận gửi công văn về việc xem xét chủ trương cho nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ đưa vào phát triển Quy hoạch điện VIII – Dự án cụm nhà máy điện gió ngoài khơi AMI AC gửi Thủ tướng và Bộ Công Thương. Theo quy định tại Nghị định 11/2021/NĐ-CP về việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, Bộ Tài nguyên và môi trường là cơ quan chủ trì, lấy ý kiến các bộ, ngành và tổng hợp báo cáo Thủ tướng.
Từ cơ sở nêu trên, UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị Bộ Tài nguyên và môi trường xem xét lấy ý kiến các Bộ, ngành, tổng hợp trình Thủ tướng về chủ trương cho nghiên cứu, khảo sát, làm cơ sở lập hồ sơ đưa vào danh mục Quy hoạch điện VIII - Dự án cụm nhà máy điện gió ngoài khơi AMI AC.
UBND tỉnh cho biết, sau khi cụm nhà máy điện gió ngoài khơi AMI AC được phê duyệt công suất cụ thể, đưa vào danh mục các dự án trong Quy hoạch điện VIII, việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ phải thực hiện theo quy định hiện hành.
Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, yêu cầu nhà đầu tư (được lựa chọn) phải rà soát, thực hiện các nội dung có liên quan theo yêu cầu của cấp thẩm quyền, đặc biệt là phải loại trừ các vùng chồng lấn trên biển, các hàng, cột tuabin, diện tích và khu vực sử dụng mặt biển hợp lý và đảm bảo quy định hiện hành của pháp luật, không làm ảnh hưởng đến: an ninh, an toàn hàng hải, các hoạt động kinh tế - xã hội, dầu khí và quốc phòng, an ninh trên biển.
AMI AC Renewables là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, địa chỉ tại quận Tân Bình, TP.HCM, thành lập năm 2017 trên cơ sở hợp tác giữa AMI Renewables của Việt Nam và AC Energy của Philippines. Trong đó, AC Energy là công ty con của Tập đoàn Ayala (một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất ở Philippines với lịch sử 187 năm phát triển và tổng tài sản lên tới hơn 28 tỷ USD vào cuối năm 2020). Được đánh giá là công ty năng lượng phát triển nhanh nhất Đông Nam Á (với tổng công suất đang hoạt động và phát triển gần 2.600MW), AC Energy đang phát triển danh mục năng lượng tái tạo tại Việt Nam với tổng công suất 965MW.
Về quá trình đầu tư tại Việt Nam, từ năm 2019, AMI AC Renewables đã hoàn thành, vận hành hai nhà máy điện mặt trời (AMI Khánh Hòa vào tháng 5/2019 với công suất 50MWp, vốn đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng, Điện mặt trời Đắk Lắk vào tháng 4/2019 công suất 30MWp với vốn đầu tư trên 700 tỷ đồng). Cũng trong năm 2019, AC Energy cùng BIM Group đã đầu tư, phát điện thương mại 330MW điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận.
Tháng 9/2020, AMI AC Renewables khởi công dự án thứ ba tại Việt Nam – là cụm trang trại điện gió B&T (công suất 252MW với tổng vốn đầu tư trên 8.000 tỷ đồng tại Quảng Bình). Tại dự án này, cơ cấu nguồn vốn gồm 30% vốn tự có, còn lại 70% là vốn vay (tài trợ bởi Ngân hàng thương mại Rizal và RCBC Capital của Philippines và Vietcombank). Dự kiến, dự án sẽ phát điện thương mại vào cuối quý III/2021.
Tính tới 31/7/2021, AMI AC Renewables có tổng tài sản khoảng 8.200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu khoảng 2.640 tỷ đồng.
Khi tham gia quá trình logistics xanh, doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết bài toán về nhận thức, thói quen cũng như hạ tầng, chi phí, lựa chọn công nghệ.
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mức 6,9%, tăng gần 1 điểm phần trăm so với trước đó khi giai đoạn căng thẳng nhất đã qua.
Trải dọc hơn 10km tuyến diễu hành, Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED được huy động và lắp mới, đặt tại các cửa ngõ và địa điểm công cộng, kết hợp với gần 400 loa truyền thanh.
Hình thức thực hiện là đối tác công tư, trong đó áp dụng hình thức hợp đồng xây dựng, chuyển giao là thanh toán bằng quỹ đất hoặc bằng tiền.
Việc hợp nhất sẽ giúp khai thác tối đa tiềm năng của hiệp hội du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam, xây dựng hình ảnh điểm đến thống nhất và thu hút nhiều du khách.
Khi tham gia quá trình logistics xanh, doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết bài toán về nhận thức, thói quen cũng như hạ tầng, chi phí, lựa chọn công nghệ.
Ít ai biết rằng, những tấm pallet kê hàng nhỏ bé trong kho bãi lại đang âm thầm khơi dậy một cuộc cách mạng xanh trong ngành logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mức 6,9%, tăng gần 1 điểm phần trăm so với trước đó khi giai đoạn căng thẳng nhất đã qua.
Điện mặt trời đang mở ra cơ hội bứt phá cho Việt Nam trên hành trình chuyển đổi năng lượng xanh và phát triển bền vững.
Nửa đầu năm 2025, TP.HCM chỉ có 5.556 căn nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện mở bán, chủ yếu tập trung tại khu vực TP. Thủ Đức (cũ).
Ngân hàng Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò giám đốc tài chính kể từ ngày 15/7/2025. Ông hiện cũng đang giữ vai trò giám đốc khối thị trường tài chính.
Hướng đến mục tiêu xây dựng lối sống xanh và nâng cao ý thức phân loại rác trong cộng đồng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) triển khai chương trình thường kỳ “Ngày hội đổi rác lấy quà” tại trụ sở SeABank số 25 Trần Hưng Đạo, phường Hoàn Kiếm, Hà Nội.