Khởi nghiệp
Chủ tịch VCCI: Cứ 3 thanh niên Việt Nam thì có 1 nhà khởi nghiệp
Phát biểu tại Festival Khởi nghiệp 2019 diễn ra ở Hà Nội, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho rằng, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam hiện đang rất cao, khoảng 75% người trưởng thành ở Việt Nam có ước mơ trở thành doanh nghiệp.
Nhấn mạnh hai từ “bứt phá” trong chương trình hành động của Chính phủ năm 2019, ông Lộc cho rằng để bứt phá, phải sáng tạo, phải có tinh thần khởi nghiệp.
Theo Chủ tịch VCCI, khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo là động cơ chính để kinh tế đất nước phát triển bền vững. Khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo không chỉ là yêu cầu phải thành lập thêm nhiều doanh nghiệp mới mà còn là yêu cầu với tất cả các doanh nghiệp đang tồn tại. Đặc biệt, khởi nghiệp sáng tạo (hiểu theo nghĩa bao gồm cả làm những việc cũ một cách sáng tạo hơn) là mệnh lệnh của kỷ nguyên số, của cách mạng 4.0.
"Chúng ta vẫn thường nói “đổi mới hay là chết”. Với các doanh nghiệp dù là mới thành lập hay đã hiện diện trên thị trường thì có vẻ khẩu hiệu đúng lúc này là “khởi nghiệp sáng tạo hay là chết”, ông Vũ Tiến Lộc nêu rõ.
Khởi nghiệp quốc gia phải trở thành dòng chảy chính trong phát triển kinh tế nếu chúng ta muốn vượt lên và cạnh tranh thắng lợi. Khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo phải trở thành phong trào đồng khởi của đất nước. Trong phong trào đồng khởi đó, lực lượng thanh niên trí thức phải là lực lượng dẫn đầu.
Theo ông Lộc, nhận thức được vấn đề đó, hơn 20 năm qua, VCCI đã triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và Chương trình Khởi sự và phát triển doanh nghiệp (SIYB) với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
Chủ tịch VCCI đưa ra so sánh, khoảng thời gian trên 20 năm trước, ở Việt Nam, rất ít người nói về khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo còn bây giờ khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo đã trở thành từ khóa quan trọng nhất, rất nóng ở mọi nơi.
Và Việt Nam, qua mọi cuộc khảo sát quốc tế đều cho thấy hừng hực sức sống của tinh thần khởi nghiệp. 75% người trưởng thành ở Việt Nam có ước mơ trở thành doanh nghiệp. Tỉ lệ thanh niên tham gia vào khởi nghiệp của Việt Nam rất cao: Cứ 3 thanh niên trong tuổi 18 - 35 ở Việt Nam thì có 1 nhà khởi nghiệp. Việt Nam luôn nằm trong top 20 nền kinh tế dẫn đầu về tinh thần khởi nghiệp trên thế giới.
Với tư cách Trưởng ban chỉ đạo Chương trình khởi nghiệp quốc gia , ông Lộc cho biết hàng vạn thanh niên đã tham gia và hàng nghìn dự án khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo cũng như hàng nghìn nhà khởi nghiệp đã trưởng thành từ chiếc nôi khởi nghiệp quốc gia của VCCI.
Riêng cuộc thi Festival Khởi nghiệp 2019 năm nay, đã có 37 trường đại học, 27 tỉnh thành phố đã gửi 250 dự án khởi nghiệp đạt giải cao từ các cuộc thi từ cơ sở về cuộc thi khởi nghiệp quốc gia này. Đặc biệt, nhiều trường đại học và địa phương từ các vùng xa xôi cũng hội tụ.
"Đó là những tín hiệu rất đáng mừng của chương trình khởi nghiệp Việt Nam, đang bắt kịp xu hướng hàng đầu của thế giới", ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Với tính thực tiễn cao, có tới 40% dự án tham gia cuộc thi đã được triển khai và thành lập doanh nghiệp. 5/6 dự án đoạt giải đã được khởi nghiệp cùng doanh nghiệp. Và có cả những bạn sinh viên từ dự án khởi nghiệp này đã trở thành doanh nhân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
"Họ đã đi theo con đường của Bill Gate, của Steve Job, của Mark Zuckerberg…, bắt đầu khởi nghiệp từ chiếc giường 2 tầng trong ký túc xá. Tinh thần khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo của các bạn không thua kém. Và chúng ta cũng hy vọng, tài năng khởi nghiệp của các bạn sinh viên Việt Nam cũng không thua kém với tinh thần khởi nghiệp của các bạn trẻ thế giới", Chủ tịch VCCI kết luận.
Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp thiếu văn hóa cũng như nhà thiếu cột trụ
Startup Finhay nhận vốn đầu tư 1 triệu USD
Nhà sáng lập của Finhay - Nghiêm Xuân Huy cho biết, việc nhận gần 1 triệu USD là điều vượt ngoài mong đợi của startup này bởi mục tiêu gọi vốn ban đầu chỉ là 500.000 USD.
Yeah1 là thương vụ thành công nhất làng startup Việt Nam
Là công ty truyền thông đầu tiên của Việt Nam đặt chân lên sàn chứng khoán, Yeah1 có thương vụ thoái vốn thành công lớn nhất từ trước đến nay, khi Vinacapital thu về tới 127 triệu USD từ khoản đầu tư 3 triệu USD.
Ví điện tử MoMo nhận khoản đầu tư kỉ lục từ quỹ ngoại
Không công bố thông tin về giá trị đầu tư song ban điều hành MoMo khẳng định Warburg Pincus đã rót số vốn cao nhất trong lĩnh vực công nghệ tài chính và thương mại điện tử của giới đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế cam kết rót ít nhất 1 tỷ đồng cho mỗi startup Việt
Tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên một quỹ đầu tư mạo hiểm sẵn sàng cam kết đầu tư một nguồn vốn cố định hàng năm cho các dự án startup mà không cần xem xét hay đánh giá khả năng thành công của dự án.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME
Trong bối cảnh kinh tế 2024–2025 đầy bất định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phải đối mặt với không ít khó khăn về tài chính. Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.
Vinhomes The Gallery: 'Phiên bản Hà Nội' của những thiên đường mua sắm xa xỉ nhất thế giới
Tái hiện những tinh hoa thương mại xa xỉ bậc nhất thế giới, như SoHo, Ginza, GUM, Vinhomes The Gallery - tọa lạc trên huyền thoại 148 Giảng Võ - kiến tạo biểu tượng thượng lưu mới, quy tụ những thương hiệu quốc tế danh giá ngay lõi trung tâm Ba Đình lịch sử.
Giá vàng hôm nay 12/6: Đà tăng trong nước được 'trợ lực' bởi quốc tế
Giá vàng hôm nay 12/6 tăng 900 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn khi thị trường quốc tế cũng 'nổi sóng'.
Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines
Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.
Hộ kinh doanh không còn phải 'đau đầu' tìm kiếm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70
Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.