Chứng khoán ngày 11/6: TCB không đủ giúp VN-Index đỡ đợt bán mạnh cuối phiên
Cuối phiên hôm nay, cả 2 sàn đều chịu áp lực bán mạnh khiến chỉ số chính lùi lại đáng kể.
HOSE - VN-Index lấy lại mốc 1.030 điểm
Hôm nay, sau khi mở cửa trong sắc đỏ, chỉ số VN-Index đã nhanh chóng đảo chiều vụt lên mức đỉnh đầu tiên trong ngày tại 1.027 điểm, tăng 0,66% so với tham chiếu trong 15 phút khớp lệnh liên tục đầu.
Mặc dù áp lực bán tại mức giá thấp đã giảm bớt vào sáng nay nhưng bên mua cũng trở nên cẩn trọng hơn rất nhiều so với hôm qua và từ chối mua ở mức giá cao hơn khi nhiều mã đã hồi phục trên biểu đồ giá. Tình trạng khớp lệnh trên bảng điện tử khá uể oải từ sớm. Điều này đã khiến VN-Index không thể duy trì độ cao và lao dốc về gần mức tham chiếu.
Lực nâng đỡ bắt đầu rơi rụng dần khi nhiều mã lớn tụt mạnh trên biểu đồ giá hay chuyển sang sắc đỏ trở lại như VHM, CTG, BID. VN-Index khó lòng vượt qua đỉnh cao đầu phiên và chủ yếu rập rình quanh mốc tham chiếu. Đến giờ nghỉ trưa, chỉ số này đành tạm nghỉ trong sắc đỏ tại 1.019,13 điểm (-0,16%).
Trong top 10 mã có giá trị vốn hóa giá trị lớn nhất sàn thì chỉ có 4 mã tăng giá gồm GAS tăng mạnh nhất với 1,95%; VIC tăng 0,64%; TCB tăng 0,1%; MSN tăng 0,2%. Ở phía giảm có VHM giảm 0,1%; VNM giảm 0,4%; BID giảm 1,5%; CTG giảm 0,91% và VCB đứng giá.
Đến chiều, diễn biến của chỉ số VN-Index trở nên phấn khởi hơn khi liên tục đi lên. Tuy nhiên, lực cầu vẫn không được cải thiện. Đến lúc kết thúc phiên, VN-Index đóng cửa tại đỉnh cao nhất trong ngày 1.030,53 điểm, tăng 9,77 điểm (+0,96%).
Khối lượng giao dịch giảm mạnh một cách trầm trọng tới hơn 45% so với phiên trước, chỉ đạt 116 triệu đơn vị, tương ứng với 3,89 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch. Đây là mức khối lượng giao dịch thấp nhất kể từ tháng 2/2017 đến nay.
Chốt phiên có 171 mã tăng giá, 102 mã giảm giá và 62 mã đứng giá. Trong đó có 11 mã tăng trần và 6 mã giảm sàn.
VIC (+2,89%), GAS (+4,77%), VCB (+3,28%) là ba mã chứng khoán đóng góp nhiều nhất cho thành tích của VN-Index hôm nay với 8,23 điểm ảnh hưởng.
Nhóm ngân hàng vẫn tiếp tục phân hóa khi chỉ có một số tăng giá gồm VCB, CTG tăng 0,18%; BID tăng 0,17%; TCB tăng 0,38%; MBB tăng 0,17%; HDB tăng 0,24%. Một số mã còn lại thì VPB giảm 0,19%; EIB tăng 1,01%; STB và TPB đứng giá.
Ở phía cản đà tăng của VN-Index hôm nay, chỉ có SAB là đáng kể với việc giảm giá 1,63%, tương ứng với việc cướp đi 0,83 điểm.
Về khối lượng giao dịch, mã DXG (+1,37%) với hơn 4,2 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là MBB (+0,17%) với 4 triệu đơn vị và HPG (+2,12%) đạt 3,67 triệu đơn vị.
ROS dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 1,13 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là VCB, HPG, VRE.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là HPG với 1,4 triệu đơn vị. Theo sau là DXG, GEX, VIC.
Trong phiên giao dịch hôm nay, duy nhất mã VNE (CTCP Xây dựng điện VN) có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
HNX – Đảo chiều
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sau khi hưởng chút sắc xanh lúc mở cửa, chỉ số HNX-Index nhanh chóng lao xuống đáy thấp nhất trong ngày tại 115,76 điểm (-0,62%).
Tại đáy này, áp lực bán giảm khiến chỉ số này vọt lên đỉnh cao nhất của ngày tại 117,29 điểm (+0,7%). Cũng giống như trên sàn HOSE, tình trạng khớp lệnh cũng rất chậm chạp khiến chỉ số chính nhanh chóng lùi lại gần mốc tham chiếu và lình xình cho đến lúc đóng cửa tại 116,66 điểm, tăng 0,18 điểm (+0,15%).
Khối lượng giao dịch giảm 41% so với phiên trước, đạt 36 triệu đơn vị, tương ứng 0,47 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 91 mã tăng giá, 64 mã giảm giá và 55 mã đứng giá.
VGC (+2,98%) là mã chứng khoán góp phần nhiều nhất cho thành tích của HNX-Index hôm nay với 0,18 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 16 mã tăng giá kịch trần, 11 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (+1,1%) dẫn đầu sàn khi đạt 2,76 triệu đơn vị. ACB (-0,24%) theo sau với 2,34 triệu đơn vị, PVS (+1,18%) đạt 1,78 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, SHB là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 57,9 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là PVS với 251,5 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, 6 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm C69, NHP, L14, ITQ, DCS, ACM.
Cuối phiên hôm nay, cả 2 sàn đều chịu áp lực bán mạnh khiến chỉ số chính lùi lại đáng kể.
Gần cuối phiên, chỉ số VN-Index đang còn 'mập mờ' trong sắc xanh - đỏ thì 'cú đánh ATC' đã tạo nên sự tăng điểm rõ ràng hơn cho VN-Index.
Từ tháng 2/2012 đến nay, tân chủ tịch TPS - ông Nguyễn Hồng Quân là Phó tổng giám đốc, kiêm Giám đốc Khối Quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên cho rằng M&A là một phần trong “cuộc chơi đỉnh cao trí tuệ” của kinh tế thị trường mà Việt Nam rất nên học hỏi.
Sáng ngày 27/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng.
Dù chưa công bố mức giá chào bán chính thức, công ty cho biết dự kiến sẽ huy động hàng nghìn tỷ đồng qua đợt IPO lần này.
Vay tiêu dùng giờ đây không còn là sân chơi của riêng ngân hàng, công ty tài chính, mà còn có sự góp mặt của các tổ chức mới là tài chính thay thế.
Từ tháng 2/2012 đến nay, tân chủ tịch TPS - ông Nguyễn Hồng Quân là Phó tổng giám đốc, kiêm Giám đốc Khối Quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).
Nam Long đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh số tích cực trong thời gian qua, phản ánh nhu cầu mạnh mẽ tại các tỉnh vệ tinh TP.HCM.
Dabaco được dự báo sẽ đạt lợi nhuận sau thuế ở quanh mức 500 tỷ đồng trong quý II/2025, qua đó hoàn thành kế hoạch năm 2025 chỉ trong hai quý đầu năm.
Ngành kỹ thuật phần mềm luôn tiềm năng, khi có mức thu nhập tốt, cơ hội việc làm cao, nhưng cũng có những thách thức riêng.
Sau gần 10 tháng thi công thần tốc, công trình Trung tâm triển lãm Việt Nam đã được bàn giao cho Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch.
Vietravel Airlines vừa đón tàu bay Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu riêng – bước đi đánh dấu sự chuyển mình chiến lược của hãng trong hành trình tái cấu trúc, mở rộng và tích hợp vào hệ sinh thái hàng không – logistics của Tập đoàn T&T Group.
Chuyển từ lượng sang chất, từ khách đại trà sang dòng có gu và chi tiêu cao là bước đi tất yếu của Quảng Ninh - một điểm đến định hướng đẳng cấp toàn cầu.