Chứng khoán ngày 7/6: TCB tăng trần giúp VN-Index thoát một phiên giảm điểm
TCB tăng trần giúp VN-Index ghi nhận phiên tăng điểm liên tiếp thứ 6.
Gần cuối phiên, chỉ số VN-Index đang còn 'mập mờ' trong sắc xanh - đỏ thì 'cú đánh ATC' đã tạo nên sự tăng điểm rõ ràng hơn cho VN-Index.
HOSE - TCB tăng trần phiên thứ 2
Ngay khi mở cửa phiên hôm nay, áp lực chốt lời đã gia tăng nhẹ tại nhiều mã lớn như VNM, SAB, VIC, CTG, BID khiến chỉ số VN-Index giảm 4 điểm tuyệt đối, tương ứng với 0,4%.
Sắc đỏ lan rộng hơn trên bảng điện tử. Áp lực bán ra vẫn còn cao tuy nhiên lực cầu lại khá yếu. Dòng tiền đã trở lại thận trọng hơn từ khi chỉ số VN-Index đứng trước ngưỡng kháng cự 1.030 điểm vào giữa tuần.
Theo một số đánh giá của một số công ty chứng khoán thì về mặt kỹ thuật, vùng giá 1.020 – 1.070 của VN-Index là vùng nhạy cảm với áp lực từ nguồn cung lớn có thể khiến chỉ số này đảo chiều giảm mạnh.
Tuy nhiên, sự trở lại sắc xanh của một số cổ phiếu ngân hàng lớn như VCB, TCB, BID, CTG đã giúp VN-Index lấy lại mốc tham chiếu sau 30 phút khớp lệnh liên tục đầu và nhanh chóng đạt mức cao nhất trong ngày tại 1.039,7 điểm (+0,23%).
Do ‘lực yếu thế cô’ khiến lực nâng đỡ không chiếm được ưu thế lâu. Thêm nữa, lệnh bán ra ở mức giá thấp vẫn tiếp tục được nạp vào hệ thống, chỉ số VN-Index buộc phải lùi lại mạnh hơn và rớt tới 10 điểm tuyệt đối vào thời điểm gần 11h. Mức thấp nhất trong ngày của chỉ số này là 1.026,94 điểm (-0,94%).
Tại đáy này, lực cầu bắt đáy nhảy vào thị trường giúp chỉ số VN-Index đi lên trở lại. Cho đến giờ nghỉ trưa, chỉ số này vẫn chưa thể quay lại mốc tham chiếu và tạm dừng tại 1.033,71 điểm, chỉ còn giảm 0,29%.
Top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất trên sàn chỉ còn TCB tăng 3,66%, VCB tăng 1,87%, CTG tăng 0,2%. Trong khi phía giảm đông đảo gồm VHM giảm 0,67%; VNM giảm 0,9%; GAS giảm ,261%; SAB giảm 1,57%; MSN giảm 0,69%; VIC và BID đứng giá.
Đến chiều, sau khi tụt tiếp 2 điểm tuyệt đối thì VN-Index đã vớt đáy thành công. Sau đó, chỉ số này lình xình quanh mốc tham chiều cho đến hết đợt khớp lệnh liên tục. Trong đợt ATC, VN-Index bất ngờ tăng thêm hơn 2 điểm tuyệt đối và đóng cửa tại mức 1.039,01 điểm, tăng 2,32 điểm (+0,22%).
Khối lượng giao dịch giảm tiếp 14% so với phiên trước, đạt 148 triệu đơn vị, tương ứng với 4,5 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 118 mã tăng giá, 157 mã giảm giá và 63 mã đứng giá. Trong đó có 14 mã tăng trần và 3 mã giảm sàn.
TCB (tăng trần), VCB (+1,7%) và VPB (+4,65%) là 3 mã chứng khoán đóng góp nhiều nhất cho thành tích của VN-Index hôm nay với lần lượt 1,19 điểm và 1,14 điểm ảnh hưởng.
Dù nhóm ngân hàng đã quay lại trở thành trụ đỡ chính cho sàn nhưng ngoài VCB, VPB, TCB tăng giá thì còn BID tăng 0,96%; CTG tăng 0,71%. Các cổ phiếu còn lại giảm nhẹ gồm MBB giảm 0,49%; HDB giảm 2,69%; STB giảm 0,77%; TPB giảm 0,87%.
GAS (-2,11%) tiếp tục tạo gánh nặng lớn nhất cho VN-Index hôm nay với việc cướp đi 1,33 điểm.
Về khối lượng giao dịch, mã MBB với hơn 4,8 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là CTG với 4,77 triệu đơn vị và DXG đạt 4,57 triệu đơn vị.
HPG dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 967,6 đơn vị được giao dịch. Theo sau là PVT, HDB, SSI.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là E1VFVN30 với 2,3 triệu đơn vị. Theo sau là HDB, HPG, PVT.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.5.10.11.12
Cụ thể, BCG (CTCP Bamboo Capital) tăng 24 lần, SBA (CTCP Sông Ba) tăng 5,6 lần, DAH (CTCP Tập đoàn khách sạn Đông Á) tăng 5,2 lần, APC (CTCP Chiếu xạ An Phú) tăng 4,9 lần.
HNX - Cổ phiếu ngân hàng hỗ trợ
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, diễn biến chủ yếu của VN-Index vào sáng nay là chao đảo khá mạnh quanh giá tham chiếu. Cũng giống sàn HOSE, sắc đỏ đang chiếm số lượng lớn trên bảng điện tử tuy nhiên lực nâng đỡ từ nhóm cổ phiếu chi phối vẫn đang hoạt động khá tốt. Chỉ số này nghỉ trưa trong sắc xanh và tăng nhẹ 0,35%.
Một số trụ đỡ chính trên sàn sáng nay gồm ACB tăng 0,94%; SHB tăng 1,06%; PVS tăng 0,56%; VCS tăng 2,63%.
Đến chiều, sau khi tụt nhẹ xuống dưới mốc tham chiếu, chỉ số HNX-Index vớt đáy thành công khi tăng vọt lên trên mức 120 điểm. Lực cầu tăng mạnh và sắc xanh lan rộng hơn. Tuy nhiên, HNX-Index khó tránh việc điều chỉnh sau đó do tăng điểm khá nhanh, nhưng vẫn đóng cửa tại 119,86 điểm, tăng 0,87 điểm (-0,73%).
Khối lượng giao dịch giảm nhẹ 9% so với phiên trước, đạt 44 triệu đơn vị, tương ứng 0,6 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 93 mã tăng giá, 82 mã giảm giá và 57 mã đứng giá.
ACB (+1,65%) là mã chứng khoán đóng góp nhiều nhất cho thành tích của HNX-Index hôm nay với 0,4 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 18 mã tăng giá kịch trần, 18 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (+1,06%) dẫn đầu sàn khi đạt 5,25 triệu đơn vị. DST (-6,25%) theo sau với 5 triệu đơn vị, ACB (+1,65%) đạt 3,7 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, TTZ là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 269,2 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VGC với 402 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, 5 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm STC, FID, PIV, DNP, TTZ.
TCB tăng trần giúp VN-Index ghi nhận phiên tăng điểm liên tiếp thứ 6.
Sau khi lình xình quanh mốc tham chiếu gần hết phiên sáng, thì đến chiều, VN-Index đã có thời gian bứt phá mốc 1.030 điểm, bất chấp khối lượng giao dịch giảm gần 1/4.
Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị về chủ trương tái khởi động lại điện hạt nhân nhằm đảm bảo đủ điện phục vụ phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
Mục tiêu giải ngân đầu tư công năm nay vẫn trên 95% kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ đưa ra sáu giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, đẩy mạnh giải ngân vào cuối năm.
Cam kết này được được ra ngay sau khi VinFast giành 'ngôi vương' về thị phần xe ô tô tại Việt Nam.
WinMart triển khai loạt hoạt động mừng sinh nhật 10 tuổi khởi động bằng chương trình khuyến mại “10 năm gắn kết - Trọn vẹn tin yêu” trên toàn hệ thống.
Không chỉ đồng hành cùng chính quyền tỉnh Hà Nam trong công cuộc phát triển kinh tế, Tân Hiệp Phát còn thường xuyên phối hợp cùng địa phương triển khai các hoạt động chăm sóc cộng đồng, đặc biệt các chương trình khuyến học khuyến tài.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc bỏ quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24, cho phép doanh nghiệp có năng lực được nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Ông Nguyễn Đức Trung vừa được bầu làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An thay ông Thái Thanh Quý chuyển sang giữ chức Phó ban Kinh tế trung ương.