Chứng khoán ngày 15/6: Phiên ATC cứu VN-Index thoát hiểm trong gang tấc

Ngọc Chi - 15/06/2018 20:01 (GMT+7)

Lực nâng đỡ hôm nay quá yếu khiến chỉ số VN-Index suýt rơi vào phiên giảm điểm thứ 2 liên tiếp.

HOSE - Suýt thành phiên giảm điểm

Hôm nay là ngày cuối cùng các quỹ ETF thực hiện cơ cấu danh mục. Một số công ty chứng khoán đã đưa ra dự đoán thị trường trong phiên giao dịch cuối tuần sẽ đầy biến động. Cùng với lượng hàng T3 của phiên khớp lệnh 5.000 tỷ đồng về tài khoản. Cụ thể, trong phiên 12/6 trước đó, tuy thị trường giảm sâu nhưng dòng tiền bắt đáy đổ mạnh đã đẩy khối lượng giao dịch trên sàn HOSE lên tới 212 triệu đơn vị.

Theo SHS, thị trường đang quay đầu giảm mạnh sau khi hồi phục khá tốt trước đó. Thanh khoản có sự cải thiện cho thấy lực cầu giá thấp vẫn xuất hiện để nâng đỡ thị trường. Trên biểu đồ kỹ thuật, VN-Index đã có tám phiên liên tiếp dao động giằng co với biên độ chỉ 40 điểm trong khoảng 1.005-1.045 điểm.

Trong bối cảnh mà phiên cơ cấu danh mục cuối cùng trong kỳ review này của hai quỹ ETF sắp diễn ra thì thanh khoản phiên cuối tuần có khả năng sẽ tăng lên nhưng biến động giằng co trong khoảng giá này nhiều khả năng là không có sự thay đổi.

Bước vào phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index lại mở cửa trong sắc đỏ, sau đó liên tục lình xình quanh mốc tham chiếu với tình trạng khớp lệnh chậm chạp. Áp lực bán mạnh chiều qua, cùng với việc các quỹ ETF cơ cấu danh mục khiến nhiều nhà đầu tư mang tâm lý chờ đợi và quan sát.

Trong 2/3 thời gian đầu buổi sáng, VN-Index liên tục lên xuống trong khoảng 1.012 – 1.018 điểm và đạt luôn mức cao nhất trong ngày tại 1.018,95 điểm, tăng nhẹ 0,32% so với tham chiếu. 

Đến 10h30, áp lực chốt lời ở mức giá thấp bắt đầu gia tăng mạnh hơn tại nhiều mã lớn khiến VN-Index lùi lại liên tục. Cho đến giờ nghỉ trưa, chỉ số này tạm nghỉ tại mức 1.008,32 điểm, giảm tới 0,73%.

Trong top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn, chỉ có GAS tăng nhẹ 0,2%, VHM đứng tham chiếu. Các mã còn lại đều giảm dưới 2% với VIC giảm 1,4%; SAB giảm 1,3%; MSN giảm 1,2%; VCB giảm 0,5%; TCB giảm 1%; BID giảm 1,1%; CTG giảm 0,6%.

Đến chiều, diễn biến của chỉ số VN-Index có phần cải thiện nhưng vẫn chưa đủ mạnh để vượt qua mức đỉnh đầu phiên. Áp lực bán ra vẫn còn nhưng nguồn cầu đã được cải thiện. Tuy nhiên, dòng tiền lại có xu hướng đổ nhiều vào các mã vừa và nhỏ hơn khiến chỉ số chính không được hưởng lợi đáng kể. Cho đến kết thúc phiên, VN-Index chỉ đóng cửa tại 1.016,51 điểm, tăng 0,79 điểm (+0,08%).

Chứng khoán ngày 15/6: 'Cú đánh ATC' cứu VN-Index thoát hiểm trong gang tấc

Khối lượng giao dịch không nhiều thay đổi so với phiên trước, đạt 165,4 triệu đơn vị, tương ứng với 4,9 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.

Chốt phiên có 140 mã tăng giá, 147 mã giảm giá và 55 mã đứng giá. Trong đó có 11 mã tăng trần và 11 mã giảm sàn.

Top 20 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn HOSE hôm nay hầu như đều mang mức đóng góp hoặc tạo gánh nặng không chênh lệch nhau quá nhiều cho chỉ số VN-Index.

Ngoại trừ GAS (+2,02%), VCB (+1,55%) là 2 mã tạo lực nâng đỡ đáng kể với lần lượt 1,2 điểm và 1,1 điểm ảnh hưởng. Còn VIC (-1,98%) là mã cướp đi nhiều nhất chỉ số chính với 2,2 điểm.

Nhóm ngân hàng tiếp tục phân hóa với một số mã tăng giá gồm VCB, CTG tăng 1,12%; BID tăng 2,47%; MBB tăng 2,8%; TCB tăng 0,19%. Ở phía giảm gồm VPB giảm 1%; HDB giảm 0,26%; STB giảm 1,2%; EIB giảm 1,02%; TPB giảm 0,71%.

Giá cổ phiếu TCB không những không có dấu hiệu khởi sắc mà còn đóng cửa trong sắc đỏ sau khi thông tin ĐHCĐ đã thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ lên mức 34.965 tỷ đồng từ mức hơn 11.500 tỷ đồng như trước đó. 

Về khối lượng giao dịch, mã HAG (+0,86%) với hơn 16,5 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là HSG (-0,76%) với 6,4 triệu đơn vị và FLC (-0,4%) đạt 5,6 triệu đơn vị.

Lực cầu đã được cải thiện từ hôm qua nhờ một số mã vừa có thông tin mới gồm cặp đôi HAG – HNG, HSG.

Cụ thể, với cặp đôi HAG – HNG thì Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vừa đưa ra tài liệu họp Đại hội cổ đông mới đây. Theo đó, HNG đã đặt mục tiêu kinh doanh năm 2018 với doanh thu thuần 3.743 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 150 tỷ đồng. HAG đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 6.217 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 200 tỷ đồng.

VRE dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 3,4 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là NVL, HAG, TCB.

Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là HAG với 10 triệu đơn vị. Theo sau là VIC, HSG, FLC.

Trong phiên giao dịch hôm nay, 7 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.

Cụ thể, JVC (CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật) tăng 46,4 lần; PPI (CTCP Phát triển hạ tầng và bất động sản Thái Bình Dương) tăng 9,2 lần; PXT (CTCP Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí) tăng 8,4 lần; KDC (CTCP Tập đoàn Kido) tăng 7,9 lần; DTD (CTCP Đầu tư Phát triển Thành Đạt) tăng 7,1 lần, SJD (CTCP Thủy điện cần đơn) tăng 6 lần; HAG tăng 4,2 lần.

Hôm nay là ngày cuối cùng của đợt đăng ký bán thoái vốn hơn 4,45 triệu cổ phiếu JVC của Tổng CTCP Thiết bị y tế Việt Nam – Vinamed sở hữu (từ ngày 17/5 đến 15/6). Giá đóng cửa phiên là 3.600 đồng/1 cổ phiếu (tăng trần).

HNX – Rung lắc

Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index chao đảo khá mạnh quanh mức tham chiếu. Tuy nhiên biên độ giao động khá nhỏ chỉ trong 1 điểm trên dưới. Cho đến lúc kết thúc, chỉ số này đóng cửa tại 115,9 điểm, tăng 0,99 điểm (+0,86%).

Khối lượng giao dịch tăng gần 12% so với phiên trước, đạt gần 45 triệu đơn vị, tương ứng với 1 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.

Chứng khoán ngày 15/6: 'Cú đánh ATC' cứu VN-Index thoát hiểm trong gang tấc 1

Chốt phiên có 74 mã tăng giá, 80 mã giảm giá và 64 mã đứng giá.

ACB (+1,72%) là mã chứng khoán góp phần nhiều nhất vào thành tích của HNX-Index hôm nay với 0,4 điểm ảnh hưởng.

Cả phiên có 22 mã tăng giá kịch trần, 16 mã chạm sàn.

Về khối lượng giao dịch, ACB (+1,72%) dẫn đầu sàn khi đạt 3,3 triệu đơn vị. CEO (tăng trần) theo sau với 2,8 triệu đơn vị, SHB (+1,11%) đạt 2,64 triệu đơn vị.

Về khối ngoại, PVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 527,5 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VCG với 1,25 triệu đơn vị.

Sàn HNX hôm nay, 5 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm SGO, BII, HTT, PCG, CIA. 

Ý kiến ( 0)
Chứng khoán ngày 14/6: Thiếu trụ đỡ chính, VN-Index bị 'thổi bay' 15 điểm

Chứng khoán ngày 14/6: Thiếu trụ đỡ chính, VN-Index bị 'thổi bay' 15 điểm

Tài chính -  6 năm

Hôm nay, trong bối cảnh thiếu đi trụ nâng đỡ chính cùng với sức ép lớn từ nhóm ngân hàng, VN-Index rớt tới 2 mốc tròn điểm và đóng cửa tại 1.015,72 điểm.

Chứng khoán ngày 13/6: VN-Index lấy lại mốc 1.030 điểm khi khối lượng giao dịch tụt gần 1/2

Chứng khoán ngày 13/6: VN-Index lấy lại mốc 1.030 điểm khi khối lượng giao dịch tụt gần 1/2

Tài chính -  6 năm

Tuy VN-Index đã lấy lại 1.030 điểm nhưng khối lượng giao dịch tụt mạnh tới gần 1/2 so với phiên trước và đạt mức thấp nhất từ tháng 2/2017 đến nay.

Ba trụ cột cho tham vọng lãi nghìn tỷ của chứng khoán VIX

Ba trụ cột cho tham vọng lãi nghìn tỷ của chứng khoán VIX

Tài chính -  22 giờ

VIX xác định rõ ba trụ cột chiến lược là môi giới, dịch vụ tài chính và đầu tư tự doanh cho năm 2025.

Không nhân viên môi giới, TCBS vẫn dẫn đầu lợi nhuận mảng môi giới chứng khoán

Không nhân viên môi giới, TCBS vẫn dẫn đầu lợi nhuận mảng môi giới chứng khoán

Tài chính -  2 ngày

Mức lợi nhuận môi giới gần 100 tỷ đồng của TCBS trong quý đầu năm phản ánh hiệu quả từ chiến lược kinh doanh khác biệt mà công ty đang theo đuổi.

Đằng sau động thái đóng cửa loạt phòng giao dịch của VietinBank

Đằng sau động thái đóng cửa loạt phòng giao dịch của VietinBank

Tài chính -  2 ngày

Tới đây, VietinBank sẽ còn tiếp tục cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch trên cả nước, chuẩn bị cho cuộc "thay da đổi thịt" trong nhóm ngân hàng Big4.

Xuất hiện thêm một quỹ ngoại nắm vốn ACB

Xuất hiện thêm một quỹ ngoại nắm vốn ACB

Tài chính -  3 ngày

ACB vừa ghi nhận sự xuất hiện của quỹ hưu trí quốc gia Malaysia là Employees Provident Fund Board (EPF) với tỷ lệ sở hữu hơn 1% vốn điều lệ.

Xử lý cổ phiếu của Trầm Bê: Bước cuối trong hành trình tái cấu trúc Sacombank

Xử lý cổ phiếu của Trầm Bê: Bước cuối trong hành trình tái cấu trúc Sacombank

Tài chính -  3 ngày

Thách thức cuối cùng trong hành trình tái cơ cấu của Sacombank nằm ở việc xử lý hơn 600 triệu cổ phiếu STB thuộc sở hữu của ông Trầm Bê và những người liên quan.

MWG báo doanh thu tăng 13%, giữ nguyên kế hoạch năm bất chấp lo ngại thuế Mỹ

MWG báo doanh thu tăng 13%, giữ nguyên kế hoạch năm bất chấp lo ngại thuế Mỹ

Doanh nghiệp -  4 giờ

Thế Giới Di Động tự tin vào sự hợp tác chặt chẽ với các nhãn hàng, nhà cung cấp nên có nhiều lợi thế kinh doanh.

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng để tăng cung, giảm giá bất động sản

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng để tăng cung, giảm giá bất động sản

Tiêu điểm -  5 giờ

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt xử lý các hành vi tạo giá ảo, đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc để giảm giá nhà, đặt mục tiêu mọi người dân đều có chỗ ở.

Chính phủ chỉ đạo nóng về sầu riêng

Chính phủ chỉ đạo nóng về sầu riêng

Tiêu điểm -  5 giờ

Sầu riêng gặp khó khăn khi xuất khẩu, Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và môi trường cơ cấu lại ngành hàng và diện tích trồng sầu riêng theo hướng bền vững.

Cách Be Group biến những chiếc xe máy mưu sinh thành đầu tàu nền kinh tế công nghệ

Cách Be Group biến những chiếc xe máy mưu sinh thành đầu tàu nền kinh tế công nghệ

Doanh nghiệp -  5 giờ

Từ những chiếc xe công nghệ hai bánh, một nền kinh tế siêu ứng dụng đang được hình thành, với trái tim là nền tảng công nghệ và sắp tới là AI.

Giấy chứng nhận xuất xứ: 'Chìa khoá vàng' hay 'con dao hai lưỡi' trước thuế Mỹ

Giấy chứng nhận xuất xứ: 'Chìa khoá vàng' hay 'con dao hai lưỡi' trước thuế Mỹ

Sổ tay quản trị -  6 giờ

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng lợi thế thuế quan tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Kiếm tiền thời khủng hoảng

Kiếm tiền thời khủng hoảng

Tủ sách quản trị -  6 giờ

Khám phá khung phân tích và kịch bản hành động từ cuốn sách "Kiếm tiền thời khủng hoảng" giúp lãnh đạo doanh nghiệp nhận diện khủng hoảng, quản trị rủi ro.

CSMO Vietnam tổ chức đại hội lần thứ 3 kỷ niệm 10 năm thành lập

CSMO Vietnam tổ chức đại hội lần thứ 3 kỷ niệm 10 năm thành lập

VACD và hành trình vì một nền quản trị tốt hơn -  6 giờ

CSMO Vietnam nhiệm kỳ 2025 – 2030 cam kết nâng cao năng lực quản trị sales và marketing cho doanh nghiệp Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế quốc gia.