Chứng khoán ngày 18/7: 'Nhiên liệu' dồi dào, VN-Index tăng 21 điểm
Lực cầu tăng mạnh khiến tình trạng khớp lệnh trở nên sôi động. Điều này giúp VN-Index tăng điểm một cách khá trơn tru hơn.
HOSE - Trồi sụt
Hôm qua, chỉ số VN-Index khá thuận lợi chinh phục ngưỡng khó nhằn 930 điểm trước đó và nhanh chóng vượt qua mốc tròn điểm tiếp theo nhờ lực cầu gia tăng. Dường như nhiều nhà đầu tư đã không còn muốn đứng ngoài quan sát thị trường như nhiều phiên gần đây. Khối lượng giao dịch tăng vọt trở lại. Điều này dường như đến từ việc mùa công bố kết quả kinh doanh quý II đang diễn ra khiến nhiều nhà đầu tư trông chờ vào một diễn biến sôi động hơn trên thị trường chứng khoán.
Thêm nữa, tuy khó có thể đưa ra những dẫn chứng cụ thể liên quan trực tiếp giữa bóng đá và chứng khoán, nhưng thống kê cho thấy, kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động đến nay đã trải qua 5 kỳ World Cup (2002, 2006, 2010, 2014 và 2018) và trong cả 5 mùa giải này, chỉ số chứng khoán đều giảm điểm. Giảm mạnh nhất là năm nay, kể từ ngày 14/6 – mở màn World Cup đến 15/7, VN-Index đã bị ‘thổi bay’ tới 106 điểm tuyệt đối, tương ứng mức giảm hơn 10%. Vì vậy, việc kết thúc World Cup cũng có thể khiến nhà đầu tư tập trung hơn vào các phiên giao dịch của thị trường.
Bước vào phiên hôm nay, áp lực chốt lời xuất hiện trong cả 2 lần khi chỉ số VN-Index cố chinh phục ngưỡng kháng cự 950 điểm, nhưng được hơn nửa đường đều bị bật lại rất mạnh xuống dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, lực cầu khá tốt chính là yếu tố quan trọng giúp VN-Index nhanh chóng hồi phục sau mỗi lần sụt tới hơn 6 điểm tuyệt đối. Đỉnh cao nhất mà chỉ số này đạt được trong ngày là 947,07 điểm, tăng 0,5% so với tham chiếu.
Sắc xanh – đỏ không chênh lệch nhiều trên bảng điện tử. Sau nhiều lần trồi sụt liên tục, VN-Index tạm dừng nghỉ trưa tại 944,24 điểm, tăng 2 điểm (+0,2%).
Nhóm ngân hàng đã ‘trở mặt’ vào sáng nay khi tạo gánh nặng cho thị trường với việc các cổ phiếu hầu hết đều giảm giá gồm VCB giảm 0,2%; TCB giảm 1,6%; CTG giảm 1,4%; BID giảm 1,1%; MBB giảm 1,3%; STB giảm 0,9%. Riêng TPB và EIB đứng tham chiếu, HDB tăng 0,7%.
Thêm nữa, phần còn lại của top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn còn có VIC giảm 1%; SAB giảm 1,1%. Các mã giảm giá gồm VNM tăng 0,7%; GAS tăng 1,6%; MSN tăng mạnh 5,4%.
VJC là một trong những điểm sáng nhất hôm nay sau thông tin tại triển lãm hàng không thế giới Farnborough Airshow 2018 diễn ra ở Anh, Vietjet đã ký kết hợp đồng ghi nhớ mua 80 phi cơ 737 MAX 10 và 20 phi cơ 737 MAX 8 của Boeing trị giá 12,7 tỷ USD. Cổ phiếu VJC đã tăng tới 5,72% lên 142.200 đồng/1 cổ phiếu.
Đến chiều, chỉ số VN-Index lên xuống với biên độ hẹp hơn. Nhóm mã lớn có sự phân hóa lớn khi nhóm ngân hàng, bất động sản đang chịu áp lực bán mạnh mà tụt sâu hơn trên biểu đồ giá. Các mã như GAS, PLX, VJC, BVH vẫn đang duy trì được độ cao giúp tạo lực nâng đỡ khá cho sàn. Dòng tiền vẫn chảy một cách tích cực đang trở thành điểm tựa cho thị trường. Chỉ số VN-Index đóng cửa tại 943,97 điểm, tăng 1,58 điểm (+0,17%).
Khối lượng giao dịch giảm 11% so với phiên trước, đạt 199,2 triệu đơn vị, tương ứng với 4,52 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 153 mã tăng giá, 144 mã giảm giá và 40 mã đứng giá. Trong đó có 20 mã tăng trần và 13 mã giảm sàn.
MSN (+4,08%) và VJC (+4,09%) là 2 mã có đóng góp nhiều nhất cho thành tích của VN-Index hôm nay với lần lượt với 1,22 điểm và 0,85 điểm ảnh hưởng.
Ở phía ngược lại, VCB (-1,22%) và VHM (-0,84%) là 2 mã tạo sức ép lớn nhất cho chỉ số chính với việc cướp đi lần lượt 0,86 và 0,82 điểm.
Nhóm ngân hàng quay đầu giảm giá khá vào hôm nay gồm VCB, CTG giảm 2,01%; BID giảm 1,34%; VPB giảm 1,17%; MBB giảm 2,17%; HDB giảm 0,43%; TCB giảm 0,18%; STB giảm 1,79%; EIB giảm 0,71%; TPB giảm 0,37%.
Về khối lượng giao dịch, mã HAG (-1,11%) với 21,45 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là GTN (CTCP GTNFOODS, giảm sàn) với 12,25 triệu đơn vị và MBB đạt 7,1 triệu đơn vị.
VRE dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 5,2 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là HPG, MBB, CTG.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VRE với 4,55 triệu đơn vị. Theo sau là MBB, VIC, HPG.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 7 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày. Cụ thể, GTN tăng tới 37,6 lần và lọt top 3 khối lượng giao dịch lớn nhất; CAV (CTCP Dây cáp điện VN) tăng 13,3 lần; KSH (CTCP Đầu tư và Phát triển KSH) tăng 10,2 lần;
Mã TNT (CTCP Tài Nguyên) tăng 4,9 lần; HAX (CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh) tăng 4,8 lần; BMI (CTCP Bảo Minh) tăng 4,7 lần; HID (CTCP Đầu tư và Tư vấn Hà Long) tăng 4,1 lần.
HNX - Điều chỉnh
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sáng nay, chịu áp lực bán mạnh từ sớm khiến chỉ số HNX-Index chìm trong sắc đỏ sau khi mở cửa. Các cổ phiếu chi phối ngày càng giảm sâu hơn trên biểu đồ giá. Lực nâng đỡ khá yếu khiến HNX-Index khó lòng hồi phục mốc tham chiếu và liên tục có xu hướng giảm cho đến hết phiên và đóng cửa tại 105,58 điểm, giảm 1,34 điểm (-1,26%).
Khối lượng giao dịch tăng nhẹ 2% so với phiên trước, đạt 49,9 triệu đơn vị, tương ứng với 0,7 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 81 mã tăng giá, 72 mã giảm giá và 66 mã đứng giá.
ACB (-2,21%) là mã chứng khoán tạo gánh nặng lớn nhất của HNX-Index hôm nay với -0,49 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 17 mã tăng giá kịch trần, 15 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, ACB (-2,21%) dẫn đầu sàn khi đạt 6,34 triệu đơn vị. SHB (-1,2%) theo sau với 2,8 triệu đơn vị, PVS (-2,94%) đạt 2,83 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, IVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 556 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là BVS với 1,76 triệu đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, 6 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm SCL, HVA, VAT, DPS, VIX, KLF.
Lực cầu tăng mạnh khiến tình trạng khớp lệnh trở nên sôi động. Điều này giúp VN-Index tăng điểm một cách khá trơn tru hơn.
Sự trở lại mạnh hơn của nhóm cổ phiếu ngân hàng đã giúp VN-Index vọt lên 920 điểm.
Dù chưa công bố mức giá chào bán chính thức, công ty cho biết dự kiến sẽ huy động hàng nghìn tỷ đồng qua đợt IPO lần này.
Vay tiêu dùng giờ đây không còn là sân chơi của riêng ngân hàng, công ty tài chính, mà còn có sự góp mặt của các tổ chức mới là tài chính thay thế.
Techcombank và FPT hợp tác triển khai chương trình tài trợ chuỗi cung ứng dành cho hàng nghìn đại lý, được vận hành trên nền tảng hệ sinh thái tài chính số TradeFlat.
Giới hạn sở hữu nước ngoài tiếp tục là điểm nghẽn đáng kể, nhất là khi nhiều ngành nghề nhạy cảm vẫn áp dụng mức trần sở hữu từ 0-75%.
Ngân hàng Nhà nước bất ngờ hút ròng trở lại sau 4 tháng tạm dừng, giữa lúc tỷ giá USD/VND liên tục lập đỉnh và áp lực thanh khoản gia tăng.
Đều nhấn mạnh việc mở rộng thị trường, song mỗi doanh nghiệp xây dựng đều chọn một hướng đi riêng phù hợp với thế mạnh và tầm nhìn dài hạn.
Người Việt đang hướng tới sống chất lượng, khỏe mạnh, ý nghĩa và độc lập về tài chính, chứ không đơn thuần là kéo dài tuổi thọ.
ASEAN tiếp tục là khu vực được doanh nghiệp Việt quan tâm hàng đầu trong khi châu Âu vươn lên thành thị trường chiến lược.
Tiếp nối chuỗi hành động thiết thực và ý nghĩa của chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh lần 3”, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy người tiêu dùng chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện, VinFast công bố chương trình “Thu xăng - đổi điện” với ưu đãi hấp dẫn lên tới 100 triệu đồng/xe. Chính sách “lợi chồng lợi” chưa từng có trên thị trường được áp dụng tại tất cả các đại lý VinFast trên toàn quốc từ ngày 24/06/2025.
Sau 2 đợt, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc đã bán thành công hơn 174,1 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 70% tổng số cổ phiếu chào bán ban đầu.
Dù chưa công bố mức giá chào bán chính thức, công ty cho biết dự kiến sẽ huy động hàng nghìn tỷ đồng qua đợt IPO lần này.
IMF đánh giá, triển vọng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán thương mại và bị hạn chế bởi bất định toàn cầu tăng cao.