Chứng khoán ngày 16/7: VN-Index thoát hiểm ở 'phút thứ 89'
Nhờ đợt ATC mà chỉ số này cứu vãn được sắc xanh và đóng cửa tại 911,11 điểm, tăng 1,39 điểm (+0,15%).
Sự trở lại mạnh hơn của nhóm cổ phiếu ngân hàng đã giúp VN-Index vọt lên 920 điểm.
HOSE - Sự trở lại của nhóm ngân hàng
Trong báo cáo thị trường hàng ngày vào hôm qua, SHS nhận định nếu trong các phiên tiếp theo đây, chỉ số vẫn duy trì được đà tăng và thanh khoản cũng có sự cải thiện thì đây là những dấu hiệu tích cực đối với thị trường chung.
Mùa công bố kết quả kinh doanh quý II đang đến gần khiến nhiều nhà đầu tư trông chờ vào một diễn biến sôi động hơn trên thị trường chứng khoán.
Bước vào phiên giao dịch hôm nay, lực bán mạnh ở mức giá thấp từ chiều qua vẫn tiếp tục khiến VN-Index mở cửa trong sắc đỏ và giảm tới 6 điểm tuyệt đối (-0,64%) so với tham chiếu. Lực nâng đỡ khá yếu cho đến khi có sự trỗi dậy mạnh mẽ hơn trên biểu đồ giá của VHM giúp chỉ số chính nhanh chóng trở lại sắc xanh nhạt.
Dường như tâm lý nhà đầu tư đã không còn quá cẩn trọng như thời gian vừa qua, lực cầu đã dần được cải thiện. VN-Index duy trì được trên mốc tham chiếu cho đến giờ nghỉ trưa và tạm dừng tại 913,96 điểm (+0,31%).
Trong top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn sáng nay, các mã tăng giá gồm VHM tăng 2,5%; TCB tăng 2,7%; VIC tăng 0,5%; CTG tăng 1,5%; BID tăng 0,2%. Các mã giảm có GAS giảm 2,7%; VNM giảm 0,6%; VCB giảm 0,4%; SAB giảm 0,2%.
Chiều hôm qua, HOSE đã công bố thành phần của rổ VN30 mới có hiệu lực từ ngày 23/7/2018 đến 25/1/2019. Trong đó, có 3 mã mới được thêm vào gồm VPB, PNJ, VRE. Sáng nay, giá của 3 mã này đều có mức tăng khá tốt.
Đến chiều, VN-Index vẫn tiếp tục giằng co quanh mốc tham chiếu trong 2/3 thời gian nhưng chủ yếu duy trì được sắc xanh nhạt. Áp lực bán ra đã được tiết giảm cùng với lực cầu vẫn đang được duy trì ở mức khá. Việc tăng mạnh về giá của các mã lớn như nhóm cổ phiếu ngân hàng, VRE, VIC … khiến VN-Index tăng vọt lên ngưỡng kháng cự 920 điểm một cách vững chắc và đóng cửa tại 921,27 điểm, tăng 10,16 điểm (+1,12%).
Khối lượng giao dịch tăng 14% so với phiên trước, đạt 155,9 triệu đơn vị, tương ứng với 3,53 nghìn tỷ về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 176 mã tăng giá, 107 mã giảm giá và 52 mã đứng giá. Trong đó có 18 mã tăng trần và 5 mã giảm sàn.
CTG (+5,26%) và VIC (+1,46%) là 2 mã có đóng góp nhiều nhất cho thành tích của VN-Index hôm nay với lần lượt 1,52 điểm và 1,35 điểm ảnh hưởng.
Sự trở lại của hầu hết các cổ phiếu ngành ngân hàng đã giúp thị trường tăng điểm vững chắc hơn với VCB tăng 1,64%; BID tăng 3,11%; VPB tăng 6,7%; MBB tăng 4,44%; TCB tăng 3,44%; STB tăng 2,38%; EIB tăng 1,07%. Riêng HDB đứng giá và TPB giảm 0,74%.
3 mã mới được thêm vào VN30 ngoài VPB tăng mạnh còn có VRE tăng trần, PNJ tăng 3,99%.
Về khối lượng giao dịch, mã HAG (+3,67%) với 15,74 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là CTG với 9,66 triệu đơn vị và VPB đạt 8,7 triệu đơn vị.
VRE dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 4,11 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là CTG, BID, DXG.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VRE với 3,8 triệu đơn vị. Theo sau là SSI, HPG, VIC.
Trong phiên giao dịch hôm nay, duy nhất mã SHI (CTCP Quốc tế Sơn Hà) có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày.
HNX - Tăng mạnh
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sáng nay, chịu áp lực bán mạnh từ sớm khiến chỉ số HNX-Index nhanh chóng rơi xuống dưới mốc tham chiếu. Sau nhiều nỗ lực trở lại sắc xanh của các cổ phiếu chi phối, lực nâng đỡ cũng tăng dần. Gần đến trưa, HNX-Index đã trở lại trên tham chiếu. Cho đến gần 14h chiều, lực cầu gia tăng các mã lớn giúp chỉ số chính vọt mạnh và đóng cửa tại 104,83 điểm, tăng 1,71 điểm (+1,65%).
Khối lượng giao dịch giảm 9% so với phiên trước, đạt 33,4 triệu đơn vị, tương ứng với 0,53 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 90 mã tăng giá, 63 mã giảm giá và 53 mã đứng giá.
ACB (+3,19%) là mã chứng khoán đóng góp nhiều nhất cho thành tích của HNX-Index hôm nay với 0,67 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 20 mã tăng giá kịch trần, 9 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (+2,56%) dẫn đầu sàn khi đạt 7,7 triệu đơn vị. ACB (+3,19%) theo sau với 5,1 triệu đơn vị, MST (tăng trần) đạt 2,15 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, IVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 1,14 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là KLF với 114 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm VAT, MST, ASA, VIT.
Nhờ đợt ATC mà chỉ số này cứu vãn được sắc xanh và đóng cửa tại 911,11 điểm, tăng 1,39 điểm (+0,15%).
So với hôm qua, VN-Index có mức tăng điểm vững chắc hơn khi khối lượng giao dịch được cải thiện đáng kể.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Hàng loạt động thái của Chính phủ, Quốc hội trong thời gian gần đây đang thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc, củng cố niềm tin của nhân dân và khơi thông nguồn lực cho phát triển.
Đêm nhạc giao hưởng mang tên “Những kiệt tác cổ điển và lãng mạn” ngày 20/3 đã được Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đồng hành tổ chức tại Nhà hát Hồ Gươm.
Thuế tiêu thụ đặc biệt đang tạo ra thách thức lớn cho doanh nghiệp. Làm sao để tối ưu chi phí, duy trì lợi nhuận và thích ứng với chính sách thuế ngày càng siết chặt?
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
Hành trình thiện nguyện của cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) năm 2025 được mở đầu bằng hoạt động thường niên Xuân yêu thương với chủ đề “Lan tỏa nụ cười” hướng tới những hoàn cảnh yếu thế trong xã hội: trẻ em mồ côi, nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam...