Chứng khoán ngày 20/6: Lực cầu suy yếu, khó vui dù VN-Index tăng gần 19 điểm

Ngọc Chi - 20/06/2018 23:08 (GMT+7)

Khối lượng giao dịch giảm hơn 38% so với phiên trước khi lực cầu suy yếu. VN-Index tăng điểm nhờ vào áp lực bán ra giảm mạnh.

HOSE - Nhóm ngân hàng dẫn dắt thị trường

Sau cú hồi phục hơn 20 điểm vào cuối phiên chiều qua, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào đợt tăng điểm mạnh về mặt kỹ thuật vào đầu phiên giao dịch hôm nay. Tuy nhiên, sáng nay, diễn biến của chỉ số VN-Index lại không mấy sáng sủa khi bắt đầu bằng việc mở cửa dưới mốc tham chiếu.

Áp lực bán ra đã giảm bớt, lực cầu bắt đáy vẫn đang diễn ra theo từng đợt tuy nhiên không thực sự mạnh. VN-Index đạt mức cao nhất của buổi sáng ở 967 điểm, tăng 0,55% so với tham chiếu.

Diễn biến trên sàn dần tích cực hơn khi sắc xanh ngày càng chiếm thế áp đảo trên bảng điện tử và biên độ rung lắc của chỉ số chính được thu hẹp dần. Tuy nhiên, khi mức giá của nhiều cổ phiếu đã được cải thiện so với hôm qua thì dòng tiền cũng chảy chậm hơn và khối lượng giao dịch bị giảm đáng kể. Cho đến trưa, chỉ số VN-Index tạm dừng ở mức 966,69 điểm, tăng 0,47% so với tham chiếu.

Trong Top 10 mã có vốn hóa lớn nhất sàn HOSE có 3 mã gồm SAB, TCB, MSN đã rung lắc mạnh khi sắc xanh – đỏ đảo chiều liên tục và kịp về mức tham chiếu khi sàn tạm dừng giao dịch. Trong khi đó, cổ phiếu tăng giá gồm VNM tăng 0,3%; GAS tăng 1,15%; VCB tăng 1,42%; CTG tăng 0,98%; BID tăng 2,05%. Mã giảm giá chỉ có bộ đôi VIC - VHM khi lần lượt giảm 0,1% và 1%.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng giá trở lại ngoài 3 cổ phiếu lớn kể trên còn VPB tăng 6,53%; MBB tăng 1,45%; STB tăng 0,4%; HDB tăng 2,54%; TPB tăng 0,2%; EIB tăng 0,7%.

Đến chiều, diễn biến của chỉ số VN-Index đã khởi sắc hơn. Sau khi vọt lên trên mức 976 điểm, VN-Index đã đón nhận đợt điều chỉnh khi nguồn cung tăng mạnh hơn. Tuy nhiên, chỉ số này nhanh chóng tăng mạnh trở lại cho đến khi đóng cửa tại mức 980,95 điểm, tăng 18,79 điểm (+1,95%).

Chứng khoán ngày 20/6: Lực cầu suy yếu, khó vui khi VN-Index tăng gần 19 điểm

Khối lượng giao dịch giảm mạnh 38% so với phiên trước, đạt 154 triệu đơn vị, tương ứng với 3,99 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.

Chốt phiên có 217 mã tăng giá, 71 mã giảm giá và 47 mã đứng giá. Trong đó có 11 mã tăng trần và 8 mã giảm sàn.

Việc tăng giá trở lại của nhóm mã có vốn hóa lớn là nguyên nhân chính khiến chỉ số VN-Index lấy lại mốc quan trọng 980 điểm. Trong top 20 mã có vốn hóa lớn nhất sàn hôm nay ngoại trừ VHM đứng giá thì các mã còn lại đều tăng.

Nổi bật nhất là VPB khi tăng trần trong gần hết phiên chiều và dẫn dắt sự quay lại của nhóm cổ phiếu ngân hàng gồm VCB tăng 2,83%; CTG tăng 2,95%; BID tăng 4,48%; MBB tăng 1,46%; HDB tăng 2,25%; STB tăng 2,56%; EIB tăng 1,05%; TPB tăng 1,11%; TCB tăng 0,21%. Tổng điểm ngành này góp vào VN-Index là gần 7 điểm.

Ngoài ra, GAS (+5,75%) là mã riêng lẻ đóng góp nhiều nhất cho thành tích của VN-Index hôm nay với 3,2 điểm ảnh hưởng. Theo sau là VIC, trong khi phiên sáng liên tục chìm trong sắc đỏ thì đến chiều cổ phiếu này tăng khá mạnh khi đóng cửa tăng 1,63%, tương ứng với 1,77 điểm vào chỉ số chính.

Về khối lượng giao dịch, mã HPG (+4,3%) với 5,8 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là VPB (tăng trần) với 5,6 triệu đơn vị và VND (+3,23%) đạt 5,6 triệu đơn vị.

HPG dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 1,57 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là DXG, VCB, VRE.

Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là HPG với 2 triệu đơn vị. Theo sau là HDB, VRE, PVD.

Trong phiên giao dịch hôm nay, 8 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.

Cụ thể, HSL (CTCP Chế biến Nông sản Hồng Hà Sơn La) tăng 14,4 lần; SJD (CTCP Thủy điện Cần Thơ) tăng 12,9 lần; TMT (CTCP Ô tô TMT) tăng 8 lần; CIG (CTCP COMA18) tăng 6,4 lần; PET (CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí) tăng 4,4 lần.

HNX - Trở lại

Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index chảo đảo với biên độ mạnh vào sáng nay. Lực nâng đỡ không đều, cùng với nguồn cầu tham gia thị trường theo đợt.

Cho đến chiều, diễn biến của chỉ số chính trở nên sáng sủa hơn khi vọt lên mức cao nhất trong ngày 112,3 điểm, tăng 1,56% so với tham chiếu. Tuy nhiên do vấp phải áp lực bán gia tăng khiến chỉ số này có đợt điều chỉnh khá mạnh sau đó. Một số trụ đỡ chính vẫn bền bỉ tiếp sức giúp chỉ số này vẫn kịp quay lại gần mức đỉnh vào cuối phiên và đóng cửa tại mức 112,11 điểm, tăng 1,53 điểm (+1,38%).

Chứng khoán ngày 20/6: Lực cầu suy yếu, khó vui khi VN-Index tăng gần 19 điểm 1

Khối lượng giao dịch giảm mạnh 41% so với phiên trước, đạt hơn 35,9 triệu đơn vị, tương ứng với 0,52 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.

Chốt phiên có 110 mã tăng giá, 53 mã giảm giá và 49 mã đứng giá.

PVS (+6,25%), ACB (+1,03%), VCG (+4,85%) là 3 mã chứng khoán góp phần nhiều nhất cho thành tích của HNX-Index hôm nay với lần lượt 0,26 điểm, 0,24 điểm và 0,2 điểm ảnh hưởng.

Cả phiên có 27 mã tăng giá kịch trần, 14 mã chạm sàn.

Về khối lượng giao dịch, SHB (+2,35%) dẫn đầu sàn khi đạt 4,37 triệu đơn vị. VGC (+1,37%) theo sau với 3,59 triệu đơn vị, PVS (+6,25%) đạt 3,3 triệu đơn vị.

Về khối ngoại, PVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 1,4 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VGC với 1,6 triệu đơn vị.

Sàn HNX hôm nay, 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm KSQ, MBG, PVV. 

Ý kiến ( 0)
Cổ phiếu Bông Bạch Tuyết trở lại sàn chứng khoán sau 9 năm

Cổ phiếu Bông Bạch Tuyết trở lại sàn chứng khoán sau 9 năm

Tài chính -  6 năm

Bông Bạch Tuyết được coi là một trong những thương hiệu "vang bóng một thời" trong lòng người tiêu dùng Việt cùng với xe đạp Thống Nhất hay kem Thủy Tạ. Công ty đã tiên phong niêm yết cổ phiếu từ năm 2004 nhưng sau đó phải hủy niêm yết vì kinh doanh thua lỗ.

Chứng khoán ngày 19/6: Dòng tiền bắt đáy giúp VN-Index hãm đà lao dốc

Chứng khoán ngày 19/6: Dòng tiền bắt đáy giúp VN-Index hãm đà lao dốc

Tài chính -  6 năm

Từ mức giảm 45 điểm, dòng tiền vớt đáy mạnh mẽ nhập cuộc cùng với sự trở lại của nhóm ngân hàng đã giúp VN-Index trụ được trên mốc 960 điểm khi chốt phiên.

Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?

Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?

Tài chính -  18 giờ

Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.

Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Tài chính -  1 ngày

Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu

Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'

Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'

Tài chính -  2 ngày

Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.

Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'

Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'

Tài chính -  2 ngày

Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.

Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm

Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm

Tài chính -  5 ngày

Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.

Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh

Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Leader talk -  2 giờ

Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Phát triển bền vững -  3 giờ

Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Leader talk -  3 giờ

Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Tiêu điểm -  3 giờ

Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới

VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.

Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp

Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp

Sổ tay quản trị -  4 giờ

Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.