Tài chính
Cổ phiếu Bông Bạch Tuyết trở lại sàn chứng khoán sau 9 năm
Bông Bạch Tuyết được coi là một trong những thương hiệu "vang bóng một thời" trong lòng người tiêu dùng Việt cùng với xe đạp Thống Nhất hay kem Thủy Tạ. Công ty đã tiên phong niêm yết cổ phiếu từ năm 2004 nhưng sau đó phải hủy niêm yết vì kinh doanh thua lỗ.
Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết tiền thân là nhà máy Cobovina Bạch Tuyết được thành lập từ nằm 1960. Đây là nhà máy của tư nhân chuyên sản xuất các sản phẩm bông y tế. Đến năm 1975, Nhà máy được Quốc hữu hoá và năm 1979 đổi tên thành Xí nghiệp Quốc doanh Bông Bạch Tuyết.
Công ty chuyển đổi mô hình thành Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết với vốn điều lệ 11,4 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 30% vốn năm 1997. Nhờ được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại cùng ưu thế độc quyền trong lĩnh vực phân phối bông y tế, Bông Bạch Tuyết nhanh chóng chiếm 90% thị phần cả nước trong lĩnh vực bông y tế và 30% trong lĩnh vực băng vệ sinh phụ nữ.
Cùng với xe đạp Thống Nhất hay kem Thủy Tạ, bông Bạch Tuyết cũng được coi là một trong những thương hiệu "vang bóng một thời" trong lòng người tiêu dùng Việt.
Không chỉ là doanh nghiệp đi đầu ngành, Bông Bạch Tuyết cũng là đơn vị tiên phong niêm yết trên sàn chứng khoán khi chủ động tăng vốn điều lệ lên 68,4 tỷ đồng và lên sàn vào tháng 3/2004.
Tuy nhiên, sau khi lên sàn, kết quả kinh doanh của Bông Bạch Tuyết lại sa sút bất ngờ. Trong giai đoạn từ 2004 – 2008, công ty liên tục thua lỗ và đỉnh điểm của hoạt động kinh doanh kém cỏi là khoản lỗ hơn 6,8 tỷ đồng vào năm 2007.
Lý giải cho hoạt động thua lỗ, Bông Bạch Tuyết cho rằng đó là hoạt động đầu tư sai hướng khi công ty đã chi ra nhiều tiền để mua máy móc, trang thiết bị mới, mở rộng hoạt động khiến năng lực sản xuất tăng vọt, trong khi năng lực bán hàng không kịp đáp ứng.
Công ty cũng chọn hướng đi ra ngoài sản phẩm cốt lõi khi tập trung phát triển sang các sản phẩm cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng như Diana, Kotex,…
Thua lỗ triền miên, Bông Bạch Tuyết phải ngừng sản xuất từ tháng 7/2008 và bị hủy niêm yết vào năm 2009. Tới năm 2010, công ty tuyên bố tái cấu trúc và hoạt động trở lại, song các khoản lỗ vẫn kéo dài cho tới tận năm 2013.
Hồi sinh với cổ đông mới
Ban lãnh đạo Bông Bạch Tuyết cho biết, 3 năm gần đây, công ty đã có lãi tuy nhiên vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề do các khoản vay ngân hàng trong giai đoạn trước. Báo cáo tài chính năm 2017 của công ty cho thấy, doanh nghiệp này vẫn còn khoản lỗ lũy kế gần 62 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, các chỉ tiêu kinh doanh đã cho thấy nhiều tín hiệu khả quan. Năm 2017, công ty đạt doanh thu 98 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với năm 2016. Năm 2018, công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 113 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với năm 2017.
Bỏ lại tham vọng mở rộng sang lĩnh vực mới, Bông Bạch Tuyết quay trở lại mảng kinh doanh sở trưởng. Hiện tại, đơn vị này cung cấp 2 thương hiệu sản phẩm chính là nhóm sản phẩm tiêu dùng phụ vụ gia đình (Meriday) và bông y tế (Bông Bạch Tuyết).
Hoạt động kinh doanh dần ổn định, Bông Bạch Tuyết cũng bàn tới việc quay trở lại sàn chứng khoán. Sau 9 năm hủy niêm yết.Sở GDCK Hà Nội vừa chính thức chấp thuận cho CTCP Bông Bạch Tuyết được đăng ký giao dịch 6,84 triệu cổ phiếu trên UpCOM với mã chứng khoán BBT. Ngày giao dịch đầu tiên 12/6/2018, giá tham chiếu là 2.300 đồng.
Trong Đại hội cổ đông năm 2017, công ty cũng thông qua phương án phát hành 2,96 triệu cổ phần riêng lẻ để tăng vốn điều lệ từ 68,4 tỷ đồng lên 98 tỷ đồng với giá 10.000 đồng. Đây là mức giá rất cao nếu so với mức giá chuẩn bị niêm yết trở lại của Bông Bạch Tuyết chỉ là hơn 2.000 đồng.
Một cổ đông lớn của Bông Bạch Tuyết là Công ty cổ phần May Gia Định đã từ chối mua vào vì cho rằng đây là mức giá quá cao. Thay vào đó, một đơn vị khác đã đồng ý rót tiền vào là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế (Unimex Huế) đã chấp nhận mua toàn bộ lượng cổ phần phát hành riêng lẻ này.
Dù chưa tiến hành tăng vốn thành công, nhưng sau 7 phiên giao dịch đầu tiên kể từ khi trở lại, cổ phiếu BBT của Bông Bạch Tuyết đã liên tục tăng trần. Hiện giá cổ phiếu BBT đã đạt 7.100 đồng. Việc một nhà đầu tư lớn sẵn sàng bỏ tiền ra mua một lượng lớn cổ phần Bông Bạch Tuyết với mức giá cao khiến nhiều người đặt hy vọng, Bông Bạch Tuyết sẽ sớm trở lại.
Xà bông Cô Ba có cơ hội tái sinh?
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.