Chứng khoán ngày 2/8: Blue-chips trở lại, VN-Index thoát 'chết đuối'
Chỉ số VN-Index kịp thời trở lại trên mốc tham chiếu trong đợt ATC.
HOSE - GAS, PLX kiên trì lội ngược dòng
Bước vào phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index duy trì trên mức tham chiếu được vài phút ngắn ngủi đầu phiên. Điểm tựa lớn nhất đến từ một vài blue-chips khi mở cửa ở mức tăng khá khiêm tốn như VIC, VHM, VNM. Tuy nhiên, phía ngược lại, hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều đang chịu áp lực chốt lời mạnh từ sớm và tạo sức ép lớn lên thị trường. Chỉ số VN-Index lao dốc xuống dưới mốc 960 điểm chỉ sau 7 phút khớp lệnh liên tục đầu. Sắc đỏ ngày càng lan rộng trên bảng điện tử.
Một số mã mở cửa tại sắc xanh cũng dần chịu áp lực bán mạnh mà đảo chiều trên biểu đồ giá. Trong khi hầu hết các cổ phiếu ảnh hưởng lớn đến chỉ số chính đều đã mang sắc đỏ thì lực nâng đỡ chủ yếu đến từ 2 cổ phiếu ngành năng lượng (GAS, PLX) và VRE khi liên tục lội ngược dòng tăng mạnh về giá khiến chỉ số chính có 2 lần hồi phục lên gần mốc tham chiếu.
Sau lần thứ 3, VN-Index rớt xuống đáy thấp nhất trong ngày tại 955,42 điểm (-0,44%), lực cầu gia tăng mạnh hơn đặc biệt tại một số cổ phiếu ngân hàng và phần nhiều các mã có giá trị vốn hóa lớn. Chỉ số này vọt lên mức cao nhất trong buổi sáng và tạm nghỉ trưa tại 961,75 điểm, tăng 2 điểm so với tham chiếu (+0,22%).
Trong top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn sáng nay, GAS tăng mạnh với 2,03%; PLX tăng 2,56%; VCB đảo chiều tăng mạnh 1,37%; BID tăng 3,2%; CTG tăng 0,66%; MSN tăng 1,18%. Các mã còn lại giảm giá gồm VIC giảm 1,08%; VNM giảm 0,99%; SAB giảm 0,45% và VHM quay lại tham chiếu.
Áp lực bán mạnh quay trở lại vào phiên chiều. Chỉ số VN-Index giật lùi trở lại mốc tham chiếu. Lực nâng đỡ yếu dần. Dòng tiền vẫn đang hoạt động rất tích cực tuy nhiên lại tập trung nhiều ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, do đó không tạo được thế dẫn dắt thị trường. Xu hướng này đã kéo dài hơn 1 tháng qua khiến thị trường khó bứt phá mạnh về mặt điểm số. Cho đến hết phiên, sau khi giằng co ngay trên mốc tham chiếu, chỉ số VN-Index đã đóng cửa tại mức 960,23 điểm, giảm 0,63 điểm (+0,07%).
Khối lượng giao dịch tăng 16% so với phiên trước, đạt 229,7 triệu đơn vị, tương ứng với 5,26 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 115 mã tăng giá, 156 mã giảm giá và 60 mã đứng giá. Trong đó có 10 mã tăng trần và 6 mã giảm sàn.
GAS (+2,67%) và MSN (+2,82%) là 2 mã tạo lực nâng đỡ lớn nhất cho chỉ số VN-Index hôm nay với lần lượt 1,59 điểm và 0,92 điểm ảnh hưởng.
Nhóm ngân hàng tăng giảm có sự đan xen vào lúc đóng cửa, tuy nhiên, thực chất áp lực chốt lời đã gia tăng mạnh hơn ở tất cả các cổ phiếu thuộc ngành này vào cuối phiên, do đó, không duy trì được độ cao mới đạt được trước đó. Một số mã còn sắc xanh gồm VCB tăng 0,86%; BID tăng 1,13%; STB tăng 0,91%; EIB tăng 1,07%. Các mã còn lại đều giảm khá gồm TCB giảm 1,24%; MBB giảm 1,08%; VPB giảm 1,69%; TPB giảm 3,04%.
Ở phía ngược lại, mã tạo gánh nặng lớn nhất cho VN-Index là VNM khi giảm 1,05% về giá.
Về khối lượng giao dịch, mã FLC (+5,96%) với 15,4 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là GTN (tăng trần) với 10,4 triệu đơn vị và HAG (+1,12%) đạt 8,73 triệu đơn vị.
Cuối tuần trước, GTNfoods đã công bố thoái 45% vốn tại CTCP Nhựa miền Trung. Tính đến cuối quý II/2018, GTNfoods sở hữu 90% vốn cổ phần tại Nhựa miền Trung với mức giá vốn 135 tỷ đồng. Chỉ trong 6 tháng năm 2018, GTNfoods và các công ty con thành viên đã đẩy mạnh hoạt động thoái vốn và hoàn thành việc thoái vốn tại các khoản đầu tư không cốt lõi nhằm dành toàn bộ nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh chủ chốt. Phiên đầu tuần này, cổ phiếu GTN đã tăng mạnh về giá và đóng cửa tại giá trần 12.650 đồng/1 cổ phiếu.
Khối lượng giao dịch của HAG cũng tăng mạnh sau thông tin mới đây CTCP Hoàng Anh Gia Lai đang xin ý kiến cổ đông phát hành riêng lẻ 185 triệu cổ phiếu chào bán cho nhà đầu tư chiến lược, với giá 7.200 đồng/1 cổ phiếu. Theo nghị quyết HĐQT được HAG công bố trước đó, mục đích phát hành là nhằm huy động 1.332 tỷ đồng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Phần chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành là 518 tỷ đồng sẽ được HAG bù đắp từ nguồn thặng dư vốn cổ phần.
Về khối ngoại, sàn HOSE đã chuyển sang bán ròng 69,26 tỷ đồng. Cụ thể, VIC dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 4,8 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là HPG, VRE, SSI.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VIC với 7 triệu đơn vị. Theo sau là GTN, VRE, HPG.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 2 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày gồm DCM (CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau) tăng 5,4 lần; FMC (CTCP Thực phẩm Sao Ta) tăng 4,3 lần.
HNX – Thiếu trụ
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, áp lực chốt lời xuất hiện từ sớm khiến phần lớn cổ phiếu chi phối mang sắc đỏ. Tuy nhiên, chỉ có cổ phiếu PVS tạo điểm tựa chủ yếu cho thị trường nhưng dường như ‘lực yếu thế cô’ khiến chỉ số HNX-Index gần như nằm dưới mốc tham chiếu trong toàn bộ thời gian buổi sáng.
Gần giờ nghỉ trưa, chỉ số chính mới có sự cải thiện đáng kể khi trở lại sắc xanh nhạt và duy trì nó cho đến đầu phiên chiều. 2 cổ phiếu ngân hàng (ACB, SHB) và VCS là 3 gánh nặng lớn nhất lên chỉ số chính khi tiếp tục vấp phải áp lực bán mạnh lần nữa mà lao dốc trên biểu đồ giá. Thêm nữa, cổ phiếu PVS cũng giảm giá trở lại khiến thị trường mất trụ chính. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại 105,6 điểm, giảm 0,64 điểm (-0,61%).
Khối lượng giao dịch giảm 7% so với phiên trước, đạt 37,5 triệu đơn vị, tương ứng với 0,51 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 77 mã tăng giá, 72 mã giảm giá và 49 mã đứng giá.
ACB (-0,85%) và VCS (-1,72%) là 2 mã chứng khoán tạo gánh nặng lớn nhất cho HNX-Index hôm nay khi cướp đi 0,18 điểm và 0,13 điểm.
Cả phiên có 13 mã tăng giá kịch trần, 13 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, PVS (-0,53%) dẫn đầu sàn khi đạt 6 triệu đơn vị. SHB (-1,25%) theo sau với 4,5 triệu đơn vị, KLF (-4,17%) đạt 2,8 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, PVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 1,58 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là PVS với 868 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, duy nhất mã PVC có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Chỉ số VN-Index kịp thời trở lại trên mốc tham chiếu trong đợt ATC.
Sau khi rớt thủng mốc 950 điểm vào cuối phiên, chỉ số VN-Index nhanh chóng đi lên nhưng không kịp khi lực nâng đỡ quá yếu và phần lớn đến từ 2 cổ phiếu năng lượng lớn GAS và PLX.
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Liên tiếp những thông tin không tích cực gần đây cho thấy những vấn đề trong quản trị nội bộ của Eximbank vẫn chưa được xử lý triệt để.
Dù đã gặt hái thành công trong vai trò đi đầu về việc thực hành ESG thời gian qua, ngành ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt.
Để giảm áp lực trả nợ và chi phí lãi vay, nhiều doanh nghiệp địa ốc vẫn buộc phải chọn giải pháp phát hành cổ phần để hoán đổi nợ.
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.