"Chính phủ đồng ý nếu Đà Nẵng muốn giữ nguyên trạng Sơn Trà"
Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên chất vấn của Quốc hội chiều 13/6/2017.
Bên cạnh nội dung về hiện trạng các dự án đầu tư, Đà Nẵng cũng báo cáo chi tiết với Thủ tướng về quan điểm và nguyên tắc phát triển bán đảo Sơn Trà.
Chiều 5/9, UBND TP. Đà Nẵng đã thông tin chính thức về báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến rà soát các dự án và quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2025, định hướng 2030.
Cụ thể, theo Báo cáo số 223/BC-UBND do Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn ký ngày 29/8/2017, bên cạnh nội dung về hiện trạng các dự án đầu tư, Đà Nẵng cũng báo cáo chi tiết với Thủ tướng về quan điểm và nguyên tắc phát triển bán đảo Sơn Trà.
Các nguyên tắc phát triển bán đảo Sơn Trà của TP. Đà Nẵng:
Thứ nhất, giữ lại dự án đã xây dựng hoàn chỉnh và đã đưa vào hoạt động có hiệu quả;
Thứ hai, phát triển phải đảm bảo an ninh, quốc phòng: Các dự án tại bán đảo Sơn Trà phải do nhà đầu tư trong nước thực hiện; Không ảnh hưởng đến khu vực phòng thủ và khu vực nhạy cảm về quốc phòng an ninh;
Thứ ba, phải coi trọng bảo tồn đa dạng sinh học: Không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và khu vực các nhà khoa học cảnh báo có nhiều khả năng loài Voọc Chà vá chân nâu xuất hiện, tập trung chủ yếu tại khu vực phía Bắc và Đông Bắc của bán đảo Sơn Trà.
Thứ tư, đảm bảo về bình độ triển khai các dự án: Trên cơ sở thống nhất của Chính phủ và Bộ Quốc phòng về việc cho phép các dự án kinh tế xã hội tại bán đảo Sơn Trà từ bình độ 200m trở xuống. Tuy nhiên, Đà Nẵng đã rà soát thêm một số tiêu chí về cảnh quan tự nhiên, điều kiện hạ tầng kỹ thuật hiện trạng, điều kiện địa hình địa mạo, đề xuất theo nguyên tắc sau: Các công trình có chức năng lưu trú, công trình kiên cố, chỉ được triển khai từ bình độ 100m trở xuống. Các chức năng thuần túy phục vụ vui chơi giải trí, hoạt động ngoài trời, sinh hoạt cộng đồng có thể được triển khai từ bình độ 200m trở xuống;
Thứ năm, phát triển phải hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích chung của cộng đồng theo hướng phát triển bền vững;
Thứ sáu, không có yếu tố cư trú tại khu vực bán đảo Sơn Trà.
Về hiện trạng tình hình đầu tư các dự án, báo cáo cho biết, đến thời điểm tháng 12/2012, tại khu vực bán đảo Sơn Trà, UBND TP. Đà Nẵng đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 18 dự án để đầu tư phát triển du lịch, nghỉ dưỡng với tổng diện tích 1.222,5 ha, trong đó đất giao có thu tiền là 94,05ha, đất thuê là 274,19ha và phần còn lại giao quản lý không thu tiền. Tổng số tiền sử dụng đất đã thu (phần diện tích đất giao) từ năm 2003 đến năm 2012 là trên 698,37 tỷ đồng.
Về quy mô lưu trú của các dự án theo quy hoạch là 1.920 lô biệt thự, 24 bungalow và 306 buồng khách sạn (trường hợp quy đổi biệt thự ra phòng lưu trú sẽ tương đương khoảng 5.600 buồng phòng khách sạn).
Trong đó, có ba dự án đã đầu tư gồm: Khu du lịch sinh thái biển Bãi Bắc (Da Nang Intercontinental Sun Peninsula Resort); Khu du lịch Sơn Trà Resort & Spa và Khu nhà nghỉ, khu du lịch sinh thái Bãi Trẹm. Ngoài ra, còn có một dự án đang triển khai là Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa (hiện đã buộc tạm dừng).
Có 3 dự án đã triển khai một phần nhưng sau đó tạm dừng gồm: Dự án khu du lịch Bãi Trẹm (Mercure Sơn Trà Resort); Khu du lịch biển Bãi Bụt; Khu du lịch sinh thái nhà nghỉ, dịch vụ tại bán đảo Sơn Trà.
Các dự án chưa triển khai gồm 11 dự án: Khu du lịch biệt thự sinh thái cao cấp Ghềnh Đa – Mũi Nghê; Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Tây Nam Suối Đá; Khu du lịch sinh thái biển Ghềnh Bàn – Bãi Đa; Khu du lịch ven biển và biệt thự sinh thái cao cấp Hồ Xanh; Khu du lịch ven biển và biệt thự sinh thái cao cấp Hồ Xanh mở rộng; Khu du lịch sinh thái biển kết hợp nuôi trồng hải sản; Khu du lịch sinh thái biển Bãi Bắc mở rộng; Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa mở rộng; Khu du lịch Biển Đông mở rộng; Khu du lịch Bãi Rạng; Khu biệt thự bán đảo Sơn Trà.
Theo báo cáo này, các dự án tại bán đảo Sơn Trà đều được hình thành trong giai đoạn từ năm 2003 - 2012, phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đồng thời phù hợp với Quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2020.
Tuy nhiên, qua quá trình rà soát tổng thể các dự án, báo cáo của UBND TP. Đà Nẵng cho biết, có 6 dự án không phù hợp với các tiêu chí đã nêu, kiến nghị điều chỉnh chuyển đổi công năng sang phục vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, không có lưu trú.
Xem xét cắt giảm quy mô 10 dự án để phù hợp với các tiêu chí đã nêu. Giữ nguyên 2 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và phù hợp với các tiêu chí nêu trên.
Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên chất vấn của Quốc hội chiều 13/6/2017.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, quy hoạch khu du lịch quốc gia Sơn Trà thực chất chưa triển khai trên thực tế, cho tới khi hoàn thiện xong việc tiếp thu ý kiến.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.