Tài chính
Dragon Capital trở lại Sacombank
Dragon Capital từng có thời gian gắn bó với Sacombank dưới thời nhà sáng lập Đặng Văn Thành nhưng năm 2011, Dragon Capital đã bán ra cùng lúc hơn 61 triệu cổ phiếu STB, mở đầu thời kỳ sóng gió của nhà băng này.
Hôm 10/5, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận việc chuyển nhượng cổ phần ACB của cổ đông lớn Dragon Financial Holdings. Văn bản này có giá trị thực hiện trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày ký.
Là quỹ đầu tư quy mô lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài sản quản lý hàng tỷ USD, hoạt động cơ cấu danh mục các quỹ của Dragon Capital rất được giới đầu tư quan tâm. Theo các tài liệu giao dịch được công bố, kể từ năm 2020, Dragon Capital cùng nhóm các công ty thành viên đã thực hiện nhiều đợt giao dịch mua bán luân phiên với khối lượng lên tới hàng chục triệu cổ phiếu ACB, đây là nhóm các tổ chức cùng ủy quyền bà Trương Ngọc Phượng thực hiện nghĩa vụ báo cáo sở hữu.
Từ giai đoạn cao điểm từng sở hữu hơn 304 triệu cổ phiếu ACB (chưa tính chia tách) tương ứng với 12,2% tổng số cổ phần, tỷ lệ sở hữu của nhóm Dragon Capital từng giảm mạnh về chỉ còn hơn 165 triệu cổ, tương ứng với tỷ lệ 7,64%.
Hiện tại, sau lần giao dịch mua vào gần nhất với số lượng hơn 4 triệu cổ phiếu vào tháng 02/2023, hiện Dragon Capital đang sở hữu tổng cộng 272,3 triệu cổ phiếu ACB (dù số lượng cổ phiếu gia tăng nhưng tỷ lệ sở hữu chỉ còn 8%) thông qua 5 quỹ thành viên là Norges Bank, Hanoi Investments Holdings, CTBC Vietnam Equity, KB Viet Nam Focus Balanced và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust.
Sau quyết định của Ngân hàng Nhà nước, Dragon Capital có thể giảm mạnh sở hữu tại ACB và “chia tay” ngân hàng này - một trong những khoản đầu tư dài hơi nhất của quỹ đầu tư thành lập năm 1994 này. Trước đó, Ông Dominic Scriven - Chủ tịch Hội đồng quản trị Quản lý Quỹ đầu tư Dragon Capital Việt Nam, đã không còn là thành viên HĐQT ACB sau khi cổ đông lớn Dragon Financial Holdings hủy bỏ ủy quyền đại diện phần vốn góp tại ngân hàng từ ngày 30/06/2022.
Song song với việc bán cổ phiếu ACB, các quỹ thuộc Dragon Capital đã liên tục mua vào cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Tính đến 5/5, nhóm cổ đông này sở hữu 113,6 triệu cổ phiếu STB, tương đương tỷ lệ 6,02%.
Trước đây, Dragon Capital từng có thời gian 10 năm gắn bó với Sacombank dưới thời nhà sáng lập Đặng Văn Thành. Năm 2011, Dragon Capital đã bán ra cùng lúc hơn 61 triệu cổ phiếu STB, mở đầu thời kỳ sóng gió của nhà băng này.
Động thái cơ cấu danh mục cổ phiếu ngân hàng từ ACB qua STB hay sự trở lại Sacombank lần này của Dragon Capital diễn ra đúng thời điểm Sacombank chuyển mình sau giai đoạn tái cơ cấu.
Gần 7 năm qua dưới thời Chủ tịch HĐQT Dương Công Minh, Sacombank tập trung nguồn lực giải quyết những nội dung trong đề án tái cơ cấu mà Ngân hàng Nhà nước đã phê, trong đó bao gồm các giải pháp để xử lý tài chính đối với khoản lãi dự thu, trái phiếu đặc biệt VAMC, các khoản nợ xấu, các tài sản tồn đọng và các khoản đầu tư góp vốn mua cổ phần.
Việc xử lý 32,5% cổ phần Sacombank của ông Trầm Bê sắp tới đang được ban lãnh đạo, cổ đông của ngân hàng cũng như giới đầu tư mong chờ. Đây là một trong những sự kiện quan trọng để hoàn tất những bước cuối cùng của đề án tái cơ cấu qua đó mở ra một thời kỳ mới với những kỳ vọng đột phá về tăng trưởng quy mô và lợi nhuận của Sacombank.
Mới đây, Sacombank vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2022, với lợi nhuận trước thuế tăng 59% so với cùng kỳ đạt 1.589 tỷ đồng. Tính đến 31/3, tổng tài sản Sacombank tăng 6% so với đầu năm, lên mức 552.539 tỷ đồng. Điểm sáng của Sacombank trong quý này là chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể. Tổng nợ xấu ngân hàng đến cuối quý I/2022 giảm 7% so với đầu năm, chỉ còn hơn 5.299 tỷ đồng, giảm mạnh nhất là nợ dưới tiêu chuẩn với mức giảm 43%. Kết quả, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ mức 1.47% đầu năm xuống còn 1.28%.
Được biết, nếu tính con số trước trích lập đề án tái cơ cấu sẽ lên tới 19.940 tỷ đồng. Trong năm vừa qua, STB đã trích đến 8.838 tỷ đồng, tương đương 100% dư nợ trái phiếu VAMC. Con số này cao gấp 2,5 lần năm trước, nhưng ngân hàng vẫn lãi trước thuế 6.339 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2021 và bằng 120% so với kế hoạch.
Động lực nào giúp rút ngắn lộ trình tái cơ cấu ở Sacombank?
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.