Tiêu điểm
Giảm tiền nước sạch sinh hoạt, cước viễn thông
Sau khi đồng ý giảm tiền điện sinh hoạt đợt 4, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo giảm tiền nước sinh hoạt và cước viễn thông.
Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải khẩn trương điều chỉnh giảm giá nước sạch sinh hoạt, tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt, nhất là tại các nơi đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Đây là yêu cầu vừa được Phó thủ tướng Lê Minh Khái đưa ra ngày 1/8 để hỗ trợ giảm bớt khó khăn cho người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biễn phức tạp.
Trước đó, theo Thông tư 44 ngày 18/6/2021 của Bộ Tài chính và có hiệu lực ngày 5/8, khung giá nước sạch tại đô thị đặc biệt như Hà Nội và TP.HCM, đô thị loại 1 có mức giá tối thiểu 3.500 đồng/m3, tối đa 18.000 đồng/m3.
Các đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, giá nước sạch tối thiểu từ 3.000 - 15.000 đồng/m3. Riêng khu vực nông thôn có mức từ 2.000 - 11.000 đồng/m3. Khung giá nước sinh hoạt theo Thông tư mới này không có sự thay đổi so với khung giá nước sinh hoạt được quy định tại Thông tư 88 trước đó.
Đồng thời, chiều nay (1/8), Phó thủ tướng Lê Minh Khái cũng có văn bản gửi Bộ Thông tin và truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông sớm điều chỉnh giảm giá cước viễn thông để hỗ trợ cho các khách hàng đang sử dụng dịch vụ, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, kéo dài như hiện nay. Theo thông tin từ Bộ Thông tin và truyền thông gói hỗ trợ này có tổng trị giá lên tới gần 10.000 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 31/7, trên cơ sở đề xuất của Bộ Công Thương, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng quyết định đồng ý giảm giá điện đợt 4 cho một số khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Theo đó, các khách hàng dùng điện sinh hoạt ở các tỉnh thành phố đang phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 (tính đến ngày 30/7) sẽ được giảm 15% tiền điện (trước thuế VAT) nếu dùng dưới 200 kWh một tháng và giảm 10% tiền điện (trước thuế VAT) nếu dùng trên 200 kWh mỗi tháng. Mức giảm áp dụng cho kỳ hóa đơn tháng 8 và tháng 9 năm nay.
Ở lần này, các cơ sở cách ly người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 có thu một phần chi phí của người cách ly sẽ được miễn 100% tiền điện trong 7 tháng, từ kỳ hoá đơn tháng 6 đến hết năm 2021, nhằm hỗ trợ cho các cơ sở thuộc tuyến đầu chống dịch Covid-19.
Theo ước tính sơ bộ của EVN, tổng số tiền giảm giá điện, giảm tiền điện của đợt 4 này là khoảng 2.500 tỷ đồng. Cộng dồn cả 4 đợt giảm trong năm 2020 và 2021, tổng số tiền hỗ trợ là hơn 16.300 tỷ đồng.
Gói hỗ trợ 10.000 tỷ đồng sẽ được Bộ Thông tin và truyền thông triển khai dưới các hình thức gồm các doanh nghiệp Viettel, VNPT, CMC, Mobifone, Vietnamobile tiếp tục tăng gấp đôi băng thông với giá không đổi, SCTV giảm cước 25% cho dịch vụ Internet cáp quang; tặng thêm 50% dung lượng data cho tất cả các gói cước mà khách hàng đang sử dụng hoặc đăng ký mới với mức giá không đổi; giảm giá tới 50% đối với các gói cước data VX3, VX7, cụ thể: gói VX3 (6GB/3 ngày) giảm từ 20.000 đồng còn 10.000 đồng; gói VX7 (10GB/7 ngày) giảm từ 35.000 đồng còn 20.000 đồng; đồng thời các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đóng góp vào Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 từ việc trích 5.000 đồng với mỗi gói cước VX3/VX7 được đăng ký/gia hạn thành công...
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp viễn thông sẽ vẫn tiếp tục duy trì miễn phí truy nhập tốc độ cao đến các trang thông tin điện tử của Bộ Y tế, ứng dụng Bluezone; Miễn phí cước thoại đến các đường dây nóng phòng, chống Covid-19… Đối với khách hàng ở các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16/CT-TTg, các doanh nghiệp gồm: Viettel, VNPT, Mobifone, Vietnamobile sẽ tặng mỗi khách hàng 50 phút gọi nội mạng, giúp người dân giữ liên lạc với người thân hàng ngày.
Theo kế hoạch, các gói hỗ trợ này sẽ được triển khai từ tuần này và kéo dài trong 3 tháng.
Trước đó, từ đầu năm 2020, theo chỉ đạo của Bộ Thông tin và truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ như đóng góp trực tiếp vào Quỹ vắc-xin phòng Covid-19, giảm giá gói cước, hỗ trợ data, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, xây dựng nhiều nền tảng công nghệ nhằm phòng, chống với dịch bệnh…
Tổng giá trị hỗ trợ từ đầu năm 2020 tới nay đã lên đến gần 23.000 tỷ đồng, trong đó 3 doanh nghiệp Viettel, VNPT, Mobifone đã đóng góp gần 21.000 tỷ đồng cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.
19 tỉnh, thành phía Nam giãn cách xã hội thêm 14 ngày
Giảm tiền điện đợt 4 ở các tỉnh thực hiện Chỉ thị 16
Các khách hàng dùng điện sinh hoạt tại các tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được giảm 10 - 15% tiền điện và cơ sở cách ly có thu phí được miễn 100%.
Các nhà máy nhiệt điện đối mặt nhiều rủi ro
Các nhà máy nhiệt điện, bao gồm đã đi vào hoạt động và nhà máy mới, đứng trước nhiều thách thức trong vận hành cũng như trong tài chính.
Hàng loạt ông lớn thương mại điện tử vào cuộc cung ứng nông sản
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều sàn thương mại điện tử lớn đã vào cuộc nhằm cung cấp kịp thời nông sản, hàng hoá thiết yếu cho người dân, đặc biệt là tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam.
G20 không đạt được đồng thuận về loại bỏ điện than
Các bộ trưởng về môi trường và năng lượng thuộc nhóm G20 mới đây đã ký kết thỏa thuận tái cam kết tuân thủ Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, tuy nhiên không đạt được sự đồng thuận ở một số vấn đề, trong đó có loại bỏ điện than.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?
Các bệnh viện công đang đối mặt với tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc trên diện rộng, bắt nguồn từ áp lực công việc và thu nhập chưa tương xứng.
Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối
Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
Chung cư vẫn dẵn dắt thị trường, động thái đáng chú ý của người mua
Chung cư tiếp tục là tâm điểm của thị trường bất động sản Hà Nội với mức quan tâm cao. Giá nhà tăng mạnh thúc đẩy người mua nhanh chóng ra quyết định trước nguy cơ bỏ lỡ cơ hội đầu tư giá trị.
TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.