Tiêu điểm
Hệ lụy nếu nước giải khát chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường được nhận định có thể khiến mục tiêu chính sách không đạt được nhưng lại ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp.
Bộ Tài chính trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đề xuất bổ sung nước giải khát vào danh mục đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo đó, nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml được kiến nghị chịu mức thuế suất 10%.
Trong tờ trình, Bộ Tài chính giải thích, việc bổ sung đối tượng này là để thực hiện các chủ trương chỉ đạo về bảo vệ sức khỏe nhân dân, khuyến cáo của các tổ chức về thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam.
Từ đó, kịp thời ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì đáng báo động ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhằm dự phòng giảm thiểu rủi ro bệnh tật và gánh nặng y tế đối với bệnh không lây nhiễm.
Ngoài ra, nâng cao nhận thức và hạn chế tiêu thụ nước giải khát có đường, mang lại lợi ích về sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đối với giới trẻ, thế hệ tương lai của quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, ở góc độ doanh nghiệp, bà Chu Thị Vân Anh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bia – rượu – nước giải khát Việt Nam (VBA) cho rằng, hiệu quả của chính sách thuế lên mục tiêu bảo vệ sức khỏe là không rõ ràng.
Trong khi đó, việc áp thuế sẽ gây ra các tác động lớn đến sự phục hồi của ngành nước giải khát, ảnh hưởng chung đến lao động việc làm và nền kinh tế.
"Đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”, bà Vân Anh kiến nghị tại hội thảo góp ý về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi mới đây.
Lý do trước hết là mức tiêu thụ nước giải khát của Việt Nam không cao so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Nhiều nước có mức tiêu thụ nước giải khát cao hơn Việt Nam nhưng cũng không áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát như Nhật Bản.
Không chỉ vậy, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường có thể sẽ khiến người tiêu dùng dịch chuyển sang sử dụng các loại đồ uống có đường khác được sản xuất thủ công, nhập lậu – vốn rất phổ biến trên thị trường và có thể có giá thành rẻ hơn do không phải chịu thuế.
Điều này khiến mục tiêu chính sách không đạt được trong khi ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành công nghiệp đồ uống.
Ngoài ra, theo đại diện VBA, việc bổ sung nước giải khát vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ảnh hưởng không nhỏ đến sự phục hồi của các doanh nghiệp trong ngành.
Kể từ Covid-19, lợi nhuận toàn ngành đã giảm tới 67%, trong đó mức giảm nghiêm trọng nhất ở khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản.
Mặc dù có những dấu hiệu phục hồi trong thời gian gần đây nhờ những hỗ trợ của chính phủ và nỗ lực của mỗi doanh nghiệp, công suất sản xuất của toàn ngành vẫn ở mức dưới 80%.
“Các doanh nghiệp trong ngành đã và đang bị ảnh hưởng bởi lạm phát kéo theo sự suy giảm xu hướng tiêu dùng toàn cầu, chi phí nguyên vật liệu gia tăng”, bà Vân Anh cho biết.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã và đang đồng thời chịu nhiều sức ép từ các trách nhiệm tài chính mới về tái chế, kiểm kê, giảm phát thải khí nhà kính, các loại phí môi trường dự kiến bổ sung.
Tại văn bản góp ý hồi giữa tháng 4, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), cũng đồng quan điểm với đại diện VBA.
VCCI cho biết, các doanh nghiệp cho rằng, đề xuất này chưa cân nhắc đến một số đặc thù riêng của Việt Nam.
Đơn cử, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ thừa cân béo phì của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Đồ uống có đường chỉ đóng góp một phần rất nhỏ về lượng calo trong khẩu phần ăn của người dân Việt Nam so với các nước khác.
Trên thế giới, số lượng quốc gia áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống bổ sung đường là 54/193 quốc gia. Hiện nay, chưa có bằng chứng tại các nước trên cho thấy thuế này có tác dụng giảm béo phì. Đan Mạch đã bãi bỏ chính sách này vì không có tác động đáng kể đến sức khoẻ người tiêu dùng.
VCCI bổ sung, đánh thuế tiêu thụ đối với đồ uống có đường (được hiểu là đồ uống đóng chai công nghiệp) có thể sẽ khiến người tiêu dùng dịch chuyển sang sử dụng các loại đồ uống có đường khác được sản xuất thủ công như nước giải khát tự pha đóng chai, đóng vào cốc mang về như trà sữa, cà phê mang đi.
“Điều này có thể khiến mục tiêu chính sách không đạt được”, VCCI nhấn mạnh.
Do đó, tổ chức này đề nghị cơ quan soạn thảo đánh giá tác động kỹ hơn đối với việc bổ sung đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo đó, đề xuất này cần được thuyết minh kỹ hơn bằng các số liệu cụ thể về dự kiến mục tiêu giảm thừa cân béo phì tương ứng với mỗi mức thuế suất.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ doanh nghiệp và pháp chế của Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường cần tính đến hiệu quả chung của toàn xã hội, tác động đến mọi ngành ra sao và có tăng thu ngân sách nhà nước hay không.
Theo ông, nếu chỉ áp thuế với nước giải khát có đường trong khi có nhiều thực phẩm chứa đường khác sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh.
Cùng với đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt ảnh hưởng tới các kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp như xây dựng nhà xưởng, tuyển dụng, đào tạo nhân công. Nguyên nhân là bởi giá cả sản phẩm biến động sẽ ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ.
Tập đoàn Tân Hiệp Phát hiện có hơn 700.000 nhà phân phối, hàng trăm nghìn hộ nông dân trồng trà. Nếu áp thuế, tăng giá bán, sản phẩm khó tiêu thụ sẽ ảnh hưởng tới hàng ngàn nhà cung cấp và việc làm của hàng triệu hộ nông dân, ông Hưng cho hay.
Báo cáo nghiên cứu về tác động kinh tế, xã hội của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương từng thực hiện năm 2018 và cập nhật năm 2021 cho thấy, nếu nước giải khát có đường bị áp thuế 10% thì nền kinh tế thiệt hại gần 900 tỷ đồng, làm giảm GDP 0,11%.
Đồng quan điểm, theo ông Nguyễn Văn Phụng, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có nguy cơ làm giảm thu ngân sách từ thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Không chỉ các doanh nghiệp trong ngành mà các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng nước giải khát như bán lẻ, bao bì, mía đường cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trong đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ chịu tác động đáng kể hơn các doanh nghiệp lớn do khả năng tài chính hạn chế.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt: Lợi bất cập hại?
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên ngành game online là bảo hộ ngược?
Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo áp thuế tiêu thụ đặc biệt với trò chơi điện tử trên mạng, trong đó xếp game trực tuyến nằm chung danh mục với đồ uống có đường, thức uống đại mạch, nước giải khát không cồn, và thuốc lá điện tử.
Sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt hướng tới phát triển bền vững
Dự án sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt được Bộ Tài chính khởi động nhằm thực hiện hóa mục tiêu chuyển dịch năng lượng xanh, giảm phát thải, hạn chế sản phẩm có hại cho sức khỏe và môi trường.
Tiếp tục gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô trong nước
Thời hạn phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được lùi đến 20/11/2022.
Chính phủ đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm giảm tiêu thụ rượu, bia
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội đã đồng ý với đề xuất của Chính phủ về việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình để giảm mức độ tiêu thụ rượu bia
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.