Khởi nghiệp
CEO Be Group: Cần công nhận tài xế công nghệ là một nghề
"Nếu tài xế được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, coi trọng nghề nghiệp của mình, họ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ với khách hàng. Bản thân khách hàng cũng có cái nhìn thiện cảm hơn, từ đó thay đổi định kiến với nghề tài xế công nghệ", ông Trần Thanh Hải, CEO Be Group chia sẻ.
Những năm trở lại đây, nghề tài xế công nghệ đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Ước tính có đến hơn 300.000 tài xế phục vụ trong lĩnh vực ứng dụng gọi xe, 380 cơ sở sát hạch, đào tạo lái xe nhưng chưa có nơi nào cung cấp kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên nghiệp cho tài xế công nghệ.
Theo đó, trong một cuộc thăm dò ý kiến gần đây, 72% người tiêu dùng mong muốn tài xế công nghệ được huấn luyện chuyên nghiệp hơn, để có thể đem lại dịch vụ chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Và ngay cả bản thân tài xế công nghệ, có khoảng 23,1% người cũng muốn được huấn luyện nhiều hơn các kỹ năng để có thể làm tốt công việc.
Bên cạnh sự thiếu hụt trong việc xây dựng quy trình chuyên nghiệp hóa nghề tài xế công nghệ, đối tượng lao động này còn không được hưởng chế độ phúc lợi lao động như bảo hiểm y tế - sức khỏe, chế độ lương hưu dù mỗi ngày họ làm việc trung bình 6-12 giờ với nhiều khó khăn, nguy hiểm tiềm ẩn như tai nạn giao thông, trộm cướp, các bệnh tật về xương khớp, da liễu, tinh thần… Chính vì thế, theo khảo sát, gần 60% tài xế công nghệ mong muốn được hưởng chế độ bảo hiểm tốt hơn.
Với bức tranh về thực trạng nghề nghiệp nêu trên, dù công việc này có thể mang lại sự ổn định cho người lao động khi có đến 56,7% tài xế lạc quan về nghề nghiệp vì có thu nhập tốt và họ vẫn đang hàng ngày nỗ lực đóng góp cho xã hội như bao nghề nghiệp khác, thì nghề tài xế công nghệ vẫn chưa thật sự được bảo vệ xứng đáng bởi luật pháp và xã hội. Bên cạnh đó, việc nghề tài xế công nghệ chưa nhận được nhiều sự cảm thông và tôn trọng của đại bộ phận cộng đồng, cũng gây nên những hệ quả không đáng có trong quá trình thực hiện chuyến đi.
Rõ ràng, vấn đề chuẩn hóa, công nhận và tôn vinh nghề tài xế công nghệ chưa bao giờ quan trọng và cần thiết như bây giờ. Là ứng dụng gọi xe thuần Việt với tầm nhìn về một xã hội phát triển bền vững, Be luôn thấu hiểu những trăn trở về thực trạng và nhu cầu lao động tài xế công nghệ.
Theo ông Trần Thanh Hải, CEO Be Group: "Mục tiêu dài hạn của be là muốn xã hội công nhận tài xế công nghệ là một nghề bởi họ cũng lao động khoảng 6-12 tiếng/ngày. Đã là nghề thì họ phải được cộng đồng tôn trọng, được bảo vệ bởi pháp luật, chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước, Luật Lao động".
CEO Be Group cho rằng, định hướng của Be từ những ngày đầu thành lập đã từng bước được hiện thực hóa thông qua việc hợp tác với Bộ LĐTBXH để tiến vào lộ trình chuẩn hóa nghề tài xế công nghệ, góp phần giúp cơ quan nhà nước quản lý tốt hơn và đồng thời hoàn thiện các chính sách an sinh, xã hội cho lực lượng lao động này.
"Nếu tài xế được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, coi trọng nghề nghiệp của mình, họ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ với khách hàng. Bản thân khách hàng cũng có cái nhìn thiện cảm hơn, từ đó thay đổi định kiến với nghề tài xế công nghệ. Và như một vòng tuần hoàn không bao giờ ngừng nghỉ, khi cộng đồng bắt đầu tôn trọng và đón nhận những đóng góp của đối tượng lao động này, tài xế sẽ càng có thêm động lực để phục vụ khách hàng tốt hơn", ông Trần Thanh Hải nói thêm.
Chính vì thế, Be Group đã trao đổi và tiến đến ký kết thỏa thuận hợp tác cùng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để từng bước công nhận, đánh giá và nâng cao kỹ năng nghề tài xế công nghệ, đồng thời tôn vinh những đóng góp cho xã hội của lực lượng lao động này.
Theo đó, bước đầu trong thỏa thuận hợp tác giữa Be Group và Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, cuộc thi "Tay Lái Vàng", mô hình thử nghiệm trước với các tài xế công nghệ của Be, lần đầu tiên được tổ chức nhằm tìm kiếm, đào tạo và tôn vinh người tài xế.
Cuộc thi này không chỉ giúp các tài xế công nghệ có cơ hội được giao lưu, học hỏi lẫn nhau và nhận về những phần thưởng giá trị, mà còn tạo được sự chú ý và công nhận từ cộng đồng về nghề tài xế.
Be Group muốn 30% thị phần giao vận toàn quốc
Be Group muốn 30% thị phần giao vận toàn quốc
Be Group mới đây đã chính thức ra mắt 2 dịch vụ giao nhận là beExpress và beDelivery tại Hà Nội, TP. HCM, và sắp tới là Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ...
Be Group bắt tay VPBank cung cấp dịch vụ tài chính trên ứng dụng gọi xe
Ông Trần Thanh Hải - CEO Be Group khẳng định: "beFinancial, nằm trong các cam kết của Be Group, sau khi triển khai dịch vụ vận tải, là các sản phẩm tài chính số".
Be Group trong cuộc đua công nghệ với Grab
CEO Be Group Trần Thanh Hải kêu gọi các doanh nghiệp Việt chung tay xây dựng và làm chủ hệ sinh thái công nghệ Việt, khẳng định vị thế trong nước và chủ động vươn ra thị trường quốc tế.
CEO Be Group: Malaysia có Grab, Indonesia có Go-Jek, vậy Việt Nam có gì?
Trao đổi với TheLEADER, ông Trần Thanh Hải, CEO Be Group - đơn vị vận hành ứng dụng gọi xe be tỏ ra lạc quan: “Vẫn luôn có chỗ cho các ứng dụng gọi xe Việt Nam”. Tuy nhiên, để nói về vị thế trên thị trường, thị phần số 1, số 2, hay số 3, thì còn phải xem quyết tâm, cũng như chiến lược của các startup tham vọng tới đâu.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Tổng giám đốc Warburg Pincus: Đồng hành công - tư đang tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn
Việt Nam dần trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các quỹ đầu tư quốc tế với tiềm năng tăng trưởng cao và sự đồng hành của các cơ quan quản lý.
Masan huy động khoản vay 300 triệu USD không tài sản đảm bảo
Masan huy động thành công 300 triệu USD vay không tài sản đảm bảo, giảm mạnh chi phí lãi vay và đảm bảo thanh toán nợ đến năm 2026.
Giá vàng hôm nay 11/7: Tăng tiếp do lo ngại thuế quan
Giá vàng hôm nay 11/7 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Tuy nhiên, giá vàng quốc tế vẫn đang tiếp tục tăng do lo ngại thuế quan.
Trăn trở của ngành du lịch sau sáp nhập tỉnh thành
Khi địa giới hành chính thay đổi, ngành du lịch cũng cần vẽ lại bản đồ thị trường và thương hiệu phù hợp.
1Office huy động thành công 3 triệu USD từ quỹ Redbadge Pacific
1Office vừa gọi vốn thành công 3 triệu USD từ quỹ Redbadge Pacific và nhà đầu tư trong nước, đánh dấu bước chuyển vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI).
Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng vọt
Giá chung cư Hà Nội trong quý II tăng tới 33% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên tỷ lệ hấp thụ sụt giảm mạnh, cho thấy người mua đang ngày càng thận trọng hơn trước những diễn biến thị trường.
Hà Nội dùng 284 màn hình LED lớn phục vụ đại lễ 2/9
Trải dọc hơn 10km tuyến diễu hành, Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED được huy động và lắp mới, đặt tại các cửa ngõ và địa điểm công cộng, kết hợp với gần 400 loa truyền thanh.