Khởi nghiệp
Be Group trong cuộc đua công nghệ với Grab
CEO Be Group Trần Thanh Hải kêu gọi các doanh nghiệp Việt chung tay xây dựng và làm chủ hệ sinh thái công nghệ Việt, khẳng định vị thế trong nước và chủ động vươn ra thị trường quốc tế.
Năm 2014, thị trường Việt Nam có sự xuất hiện của Grab và Uber trong một lĩnh vực hoàn toàn mới là gọi xe công nghệ.
Những năm sau đó, hai ông lớn ngoại quốc này đã “làm mưa làm gió” tại thị trường Việt khi liên tục cạnh tranh bằng các chương trình khuyến mãi.
Tháng 4/2018, Grab thâu tóm dịch vụ của Uber tại Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam.
Khoảng trống mà Uber để lại đã mở ra cơ hội cho các ứng dụng gọi xe nội vươn lên, gia tăng cạnh tranh với Grab ngay trên thị trường Việt. Hàng loạt cái tên mới do người Việt phát triển đã khiến thị trường gọi xe thời gian qua sôi động và cũng không kém phần gay gắt.
Mới đây nhất, ứng dụng gọi xe “be” xuất hiện trên thị trường gọi xe và tạo ra ấn tượng lớn.
Tính đến thời điểm hiện tại, “be” đã hoàn thành 10 triệu chuyến xe beBike và beCar kể từ khi bắt đầu chính thức triển khai dịch vụ từ tháng 12/2018 đến nay.
"be" thu hút khoảng 30.000 tài xế, đáp ứng khoảng 200.000 chuyến xe được yêu cầu mỗi ngày trong bối cảnh thị trường ứng dụng gọi xe đang có sự cạnh tranh gay gắt từ những hãng gọi xe nước ngoài.
Hiện ứng dụng “be” đã có mặt tại 6 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu và Cần Thơ chỉ sau hơn 5 tháng hoạt động chính thức.
Theo kế hoạch, “be” sẽ tiếp tục mở rộng tại Đà Nẵng trong thời gian tới cũng như hướng đến mục tiêu thu hút 100.000 tài xế đến hết năm 2019, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đóng góp vào nguồn thu của địa phương và đồng thời cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ Việt Nam mới đây, Tổng giám đốc VCCorp Nguyễn Thế Tân nhận định Grab tạo ra sản phẩm "rất kinh khủng".
Tuy nhiên, trong vòng một năm qua, sản phẩm của Be Group cơ bản cũng được ít nhất 85 - 90% so với Grab, “nếu không muốn nói là 95%”.
Rào cản từ chính sách
Trước sự khởi đầu của một lĩnh vực kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ chưa từng xuất hiện, chính sách của Việt Nam đã tỏ ra khá lúng túng.
Môi trường khởi nghiệp còn nhiều bất cập từ khung pháp lý cho các mảng dịch vụ bởi công nghệ luôn phát triển nhanh hơn.
Các chính sách hành chính hay điều kiện kinh doanh áp dụng cho các startup (doanh nghiệp khởi nghiệp) hay doanh nghiệp trong nước đang là rào cản phát triển.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài đang cung cấp dịch qua biên giới hay trên chính Việt Nam nhưng lại không chấp hành nghiêm túc hay thậm chí lách luật, CEO Be Group Trần Thanh Hải nhấn mạnh.
“Tôi nghĩ cần phải có một quy trình kiểm soát chặt chẽ và khi đã đưa ra thị trường, chúng ta phải có một khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và phải công bằng”, CEO Be Group nhận định với TheLEADER.
Ông Hải cũng cho rằng: "“Nếu chúng ta không thay đổi, chúng ta khó có thể có được một nền kinh tế công nghệ và các công nghệ cốt lõi do chính con người Việt làm chủ ngay trên chính Tổ quốc của chúng ta”.
Là quốc gia xuất phát sau nhưng Việt Nam được nhận định có đủ khả năng để hòa nhập với xu hướng kinh doanh vận dụng công nghệ của thế giới và tạo nên những đột phá mang dấu ấn Việt Nam. Dù còn những thách thức nhưng Việt Nam đang nắm giữ tiềm năng và cơ hội phát triển rất mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh doanh mới này.
“Tôi nghĩ Việt Nam hoàn toàn có thể làm được với tinh thần là một doanh nghiệp Việt, một công nghệ Việt, một con người Việt”, vị CEO nhấn mạnh.
Người Việt được nhận định rất thông minh và thật sự giỏi trong lĩnh vực công nghệ. Rất nhiều nhân tài Việt đang làm việc ở các vị trí chủ chốt về công nghệ tại các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới và cũng chính những người Việt đó đang làm ra các sản phẩm tiên tiến nhất.
“Tại sao lại không cung cấp cho họ môi trường tốt nhất, các chính sách tốt nhất để họ có thể cống hiến cho nền kinh tế số quốc gia?”, CEO Be Group đặt câu hỏi.
Xây dựng nền kinh tế công nghệ nội địa là lối tắt để bắt kịp thế giới
Bên lề diễn đàn, ông Trần Thanh Hải cho rằng việc hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước để tạo nên một nền kinh tế chéo, xây dựng nền kinh tế công nghệ nội địa chính là lối tắt để Việt Nam đuổi kịp và cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.
Điều này cũng sẽ góp phần xây dựng nền kinh tế số quốc gia không phụ thuộc vào công nghệ hay dịch vụ của doanh nghiệp nước ngoài.
Vị CEO Be Group nhận định trong thời đại công nghệ số 4.0 này, tài sản quan trọng nhất trong lĩnh vực công nghệ chính là cơ sở dữ liệu người dùng, hành vi người dùng. “Chính người dùng chúng ta đang hàng ngày làm giàu dữ liệu cho các dịch vụ của nước ngoài”.
Để xóa bỏ những hạn chế của việc “đi sau” cũng như gia tăng sức cạnh tranh trong thị trường kinh doanh công nghệ, các doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh hơn nữa mức độ hợp tác. Ông Hải cho rằng “việc hợp tác đơn giản nhất trước hết là sử dụng dịch vụ của nhau”.
Sự hợp tác và việc lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp nội địa chính là cách để các doanh nghiệp cùng nhau phát triển.
Ông kêu gọi các doanh nghiệp Việt chung tay xây dựng và làm chủ hệ sinh thái công nghệ Việt, khẳng định vị thế trong nước và chủ động vươn ra thị trường quốc tế. Tại "be", các sản phẩm nội địa cũng được ưu tiên sử dụng và doanh nghiệp này còn mạnh dạn đầu tư vào các startup nội địa khác có sản phẩm công nghệ tốt.
“Doanh nghiệp Việt phải chủ động đầu tư chất xám và xây dựng giá trị cốt lõi của công nghệ Việt: một hệ sinh thái công nghệ Việt”, ông Hải nhấn mạnh.
CEO Be Group bày tỏ sự lạc quan vào tiềm năng phát triển của lĩnh vực này. “Công nghệ của người Việt ngày hôm nay có thể còn non kém, nhưng tôi tin chắc nếu chúng ta tập trung thì trong vòng 1, 2 năm nữa sẽ không còn là vấn đề”.
Nỗ lực khắc phục những hạn chế hiện tại để hoàn thiện và làm chủ hoàn toàn một hệ thống chất xám, con người và công nghệ áp dụng trong kinh doanh là mục tiêu phát triển bền vững mà các doanh nghiệp cần hướng tới.
CEO Be Group: Malaysia có Grab, Indonesia có Go-Jek, vậy Việt Nam có gì?
Cuộc đua tới đáy của các ứng dụng gọi xe tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các ứng dụng gọi xe dường như đang lâm vào cuộc đua cùng đưa nhau về đáy. Tất cả cùng tung khuyến mại, cùng giảm giá, cho tới khi nào không thể chịu được áp lực tài chính nữa, thì sẽ phải "bật bãi".
Ứng dụng gọi xe đầu tiên của Việt Nam tiến quân ra nước ngoài
Mục tiêu của FastGo trong năm 2019 là phát triển khoảng 2 triệu người dùng và 100.000 đối tác tài xế tại thị trường Myanmar
PVcomBank ra mắt phòng chờ tại sân bay Đà Nẵng
PVcomBank hôm nay chính thức đưa vào vận hành phòng chờ PVcomBank Premier Lounge tại cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, mang đến không gian dịch vụ đẳng cấp.
Quỹ phát triển Tài năng Việt trao học bổng cho 12 vận động viên quốc gia
Nhằm chắp cánh cho các tài năng thể thao được sống trọn với đam mê, ngày 7/11, Quỹ phát triển Tài năng Việt đã trao học bổng cho 12 vận động viên quốc gia.
Giá đất bị đẩy lên cao, dự án 'đứng hình'
Khi các chi phí phát sinh trong thời gian chờ định giá đất theo bảng giá đất mới tăng cao, để đảm bảo mức lợi nhuận kỳ vọng, doanh nghiệp sẽ tăng giá bán bất động sản.
‘Mở khoá’ dòng vốn đầu tư vào hồ Hoà Bình
Hồ Hoà Bình có khả năng vươn tầm trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia nhưng vẫn cần doanh nghiệp có đủ tầm ‘mở khoá’ cho dòng vốn đầu tư đang chực chờ.
Khó khăn nguyên liệu, PNJ phải tái chế trang sức bán lại
Những khó khăn trên thị trường vàng cùng với mức thuế suất tăng đột biến khiến PNJ có một quý kinh doanh thấp nhất trong nhiều năm.
Sắp ra mắt siêu đô thị trái tim CaraWorld
Cam Ranh đang đứng trước vận hội lớn khi sở hữu bệ phóng từ hạ tầng du lịch, thì ngay trái tim thành phố biển một siêu đô thị 800ha đang dần trỗi dậy.
Đập tan định kiến: Bản lĩnh lãnh đạo gen Z ở Nabu Global
Nguyễn Thị Minh Thúy, đồng sáng lập Nabu Global, đang đập bỏ định kiến để khắc họa chân dung một lãnh đạo gen Z bản lĩnh và quyết đoán.