Nguy cơ chiến tranh lạnh Nga - Mỹ và cơ hội cho tiền ảo

Anh Phương - 10:32, 18/04/2018

TheLEADERCuộc chiến ở Syria, nơi trở thành “chảo lửa” gay gắt đứng đầu bởi Mỹ và Nga gần đây đã bước vào giai đoạn mới đầy nguy hiểm khi tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định không kích Syria vào tối thứ Sáu tuần trước.

Nguy cơ chiến tranh lạnh Nga - Mỹ và cơ hội cho tiền ảo
Liệu các tài sản số có thể thể thành nơi trú ẩn an toàn hay không vẫn là câu hỏi để ngỏ trong tương lai. Ảnh: Twitter

Hành động quân sự này đã khiến các thị trường trở nên khó kiểm soát và trong bối cảnh đầy biến động như hiện tại, nhu cầu tìm kiếm những “thiên đường ẩn náu” sẽ ngày càng cao hơn.

Ông António Guterres, Tổng thư ký Liên hợp quốc đã cảnh báo nguy cơ chiến tranh lạnh trở lại giữa Nga và phương Tây. Cho dù khả năng tiếp tục xảy ra những đụng độ quân sự trực tiếp ở mức thấp, căng thẳng leo thang gần đây của Syria không chỉ tạo ra sự lo lắng cho thị trường mà còn là nguyên nhân của những hậu quả nghiêm trọng. 

Trong khi đó, nhiều tổ chức sở hữu tài sản lớn như quỹ phòng hộ, quỹ lương hưu hay công ty bảo hiểm lại quá lớn để có thể trốn khỏi những biến động cũng như những hậu quả trên.

Không chỉ dừng lại là cuộc đụng độ quân sự hay chiến tranh lạnh, các quốc gia lớn còn tham gia vào cuộc chiến khác trên không gian mạng với các cuộc tấn công ảo.

Trong bối cảnh đầy phức tạp và sự kết nối lẫn nhau, liệu tiền ảo có thể mang lại một con đường mới với sự an toàn trong đó?

Nhiều nhà đầu tư tiền kỹ thuật số ưa thích loại tài sản này bởi nó vượt qua tầm với của một quốc gia, các nhà quản lý cũng như sự tàn phá đang diễn ra trong nền kinh tế.

Trên thực tế, các quốc gia đang rơi vào suy thoái mạnh như Venezuela hay các nước ở chế độ độc tài như Triều Tiên đang nhìn tài sản số như con đường mới giúp tránh khỏi các lệnh trừng phạt kinh tế và nội chiến. Các nhà đầu tư hợp pháp, như những người dân tại Venezuela tìm đến tài sản ảo như một nơi trú ẩn trước những hậu quả của thế giới thực.

Trong khi đồng tiền ảo cấp quốc gia của Venezuela, đồng Petro đang đối mặt với những lời phê bình, các loại tài sản kỹ thuật số phân tán như Bitcoin tạo ra sự khác biệt đáng kể với khái niệm quyền tự trị. Hiểu một cách đơn giản, việc không thuộc quyền sở hữu của bất cứ một quốc gia nào khiến Bitcoin trở thành loại tài sản hấp dẫn với những ai muốn thoát khỏi nguy cơ rủi ro tiềm tàng.

Điều này nghe có vẻ khác thường bởi tiền kỹ thuật số lại là một trong những loại tài sản có sự biến động cao nhất trong thời kì hỗn loạn. Với các nhà đầu tư lâu năm, những người đã quen với việc chống chọi với các dòng chảy, khả năng bị chệch hướng sẽ thấp hơn trong những giai đoạn có biến động lớn.

Lợi thế tiềm tàng trong tính chất lỏng lẻo nói chung của các đồng tiền kỹ thuật số được đánh giá cao khi chúng tạo thành một hình thức trao đổi hoặc lưu trữ giá trị. Giá cả không hề nhỏ của chúng được đảm bảo bởi sự khan hiếm và tiện dụng với tổng lượng 21 triệu Bitcoin được phát hành, trong đó 80% đã được khai thác hoặc phát hiện.

Giá trị của loại tiền này trong thời kỳ chiến tranh hoặc thời gian áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế là việc chúng cung cấp những giải pháp thay thế an toàn cho thương mại và dòng vốn. Việc chuyển giao giá trị giữa những đối tác tin cậy sẽ không bị gián đoạn, mọi người không rơi mối đe dọa trực tuyến do bất chợt quên hoặc do những cuộc tấn công trên mạng.

Vì những lý do này và những lý do khác, giá trị của những đồng tiền ảo như Bitcoin có khả năng được đánh giá cao trong bối cảnh những căng thẳng ngoại giao, kinh tế và quân sự tiếp tục gia tăng.

Thị trường và những nhà quản lý tại nhiều quốc gia vẫn đang đắn đo liệu rằng tiền ảo là một loại tài sản, tiền tệ hay là hàng hóa. Với sức mạnh vốn có trong việc thách thức sự phân loại, tiền ảo có thể trở thành bất cứ thứ gì trong những thứ trên, tạo ra hàng rào mạnh mẽ chống lại những rủi ro.

Những rủi ro tài chính truyền thống có thể xuất hiện và gia tăng trong thời kì xung đột, bao gồm vấn đề về kiểm soát vốn, khả năng chuyển đổi tiền tệ một cách tự do hay việc tịch thu tài sản.

Cũng giống như vàng nổi lên như một thứ tài sản hữu hình và an toàn trong thời kì xung đột gia tăng, tài sản kỹ thuật số cũng có thể mang lại lợi ích tương tự nếu các nhà đầu tư thận trọng. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư là chìa khóa giúp ổn định lợi nhuận và chống rủi ro.