Tài chính
NHNN muốn cấm cho vay đặt cọc bất động sản hình thành trong tương lai
Trong các trường hợp vay vốn để đặt cọc, đa phần các dự án bất động sản sẽ chuyển nhượng chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật như: chưa hoàn thiện hạ tầng, chưa có giấy phép xây dựng, chưa đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai...
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng.
Đáng chú ý, dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 8 về những nhu cầu vốn không được cho vay. Trong đó, dự thảo có yêu cầu tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn: Góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh mà vốn góp hình thành nên vốn điều lệ của bên nhận vốn góp; góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh không hình thành nên vốn điều lệ của bên nhận vốn góp; nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại công ty khác; thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai mà tại thời điểm đặt cọc chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật; bù đắp vốn tự có/hoàn tiền vay để mua bất động sản/hàng hóa.
Lý giải về bổ sung này, NHNN cho biết, đối với trường hợp cho vay góp vốn, hợp tác kinh doanh không hình thành vốn điều lệ của đơn vị nhận góp vốn: Việc đánh giá phương án khả thi và khả năng trả nợ của khách hàng là rất khó do hiệu quả của phương án được xác định bởi khoản lợi tức cố định do bên nhận góp vốn cam kết trả cho khách hàng, không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của bên nhận góp vốn và nguồn trả nợ của khách hàng được thẩm định, phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tiền của bên nhận góp vốn.
Trường hợp việc xác định vốn vay được sử dụng đúng mục đích được thực hiện, nhưng sau khi giải ngân vào tài khoản của bên nhận góp vốn, một số trường hợp tổ chức tín dụng không kiểm soát được việc sử dụng vốn của bên nhận góp vốn, không đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, tình hình hoạt động, khả năng trả nợ của bên nhận vốn góp.
Đối với trường hợp cho vay góp vốn, hợp tác kinh doanh hình thành vốn điều lệ của đơn vị nhận góp vốn, NHNN cho rằng, thực tế cho thấy doanh nghiệp không có nhân sự có kinh nghiệm, không có máy móc, phương tiện hoạt động thi công công trình; không có tài sản cố định phục vụ hoạt động quản lý, kinh doanh, không có khả năng tài chính cũng như năng lực thực hiện dự án/phương án... Trong khi đó, tổ chức tín dụng thực hiện thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát vốn vay thiếu chặt chẽ...
Về cho vay hoàn vốn tự có, NHNN cho rằng, việc cho vay này tiềm ẩn rủi ro về việc sử dụng vốn vay và tính xác thực của các giao dịch mà tổ chức tín dụng tài trợ trong thực tế; tổ chức tín dụng sẽ không kiểm soát được việc khách hàng sử dụng số tiền được giải ngân.
Về cho vay thanh toán tiền đặt cọc: tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho khách hàng để đặt cọc hướng đến các công ty này chuyển nhượng bất động sản hình thành trong tương lai. Tuy nhiên hầu hết các dự án bất động sản sẽ chuyển nhượng chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật như: chưa có giấy phép xây dựng, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Sau khi tổ chức tín dụng cấp tín dụng khách hàng và chủ đầu tư hủy hợp đồng đặt cọc do không hoàn thiện được thủ tục pháp lý để ký hợp đồng chuyển nhượng. Do đó, việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn khó khăn, tiềm ẩn rủi ro.
Tín dụng bất động sản: Không siết vẫn chặt?
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 130.000 tỷ đồng ngay trước Tết nguyên đán
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tích cực bơm ròng sau khi chỉ số sức mạnh đồng đô la Mỹ (DXY) giảm mạnh thời gian qua.
MSB hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2024
Ngân hàng MSB năm qua ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt trên 6.903 tỷ đồng, tăng 18,42% so với năm trước đó, hoàn thành kế hoạch cam kết với cổ đông.
OCB quay trở lại đường đua tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững
OCB vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024, lợi nhuận trước thuế đạt 1.453 tỷ đồng, mạnh mẽ chuyển đổi danh mục theo hướng phát triển bền vững.
SHB báo lãi trước thuế tăng 25%, vượt kế hoạch năm
Kết thúc 2024 – năm bản lề của chiến lược chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt kế hoạch.
Nợ xấu ACB tăng mạnh
Trong khi tỷ lệ nợ xấu tăng, ACB vẫn thực hiện tiết giảm đáng kể chi phí dự phòng rủi ro tín dụng theo từng quý.
Khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch thế giới
Để trở thành cường quốc du lịch châu Á, Việt Nam cần nhìn xa hơn các con số hiện tại, đầu tư bài bản vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và dám đặt ra những mục tiêu táo bạo.
Pháo hoa rực rỡ chào đón xuân Ất Tỵ
Các trận địa pháo hoa tại Hà Nội đồng loạt khai hoả trong thời khắc giao thừa đón chào năm mới.
Chuyến tàu cuối cùng rời ga Hà Nội trong năm Giáp Thìn
Đoàn tàu xuyên giao thừa từ những giờ phút cuối của năm Giáp Thìn sang năm Ất Tỵ đã khởi hành mang theo những hành khách cuối cùng rời Hà Nội vào Nam.
Phát huy sức mạnh mềm của quốc gia
Thương hiệu quốc gia Việt Nam phụ thuộc vào cách chúng ta kể câu chuyện của chính mình - một câu chuyện thương hiệu đầy bản sắc, đậm tính nhân văn và hướng tới tương lai bền vững.
Bậc thầy rượu vang
Khả năng phân tích hương vị tinh tế và trí nhớ siêu phàm khiến các sommelier đích thực là những viên ngọc quý hiếm trong ngành rượu vang, đặc biệt là ở Việt Nam.
Tập đoàn Lạc Việt cùng 2 nhà đầu tư ngoại chơi lớn tại Bình Định
Tập đoàn Lạc Việt, Quỹ đầu tư Finance Suisse và Palmer Johnson cam kết hợp tác, xúc tiến đầu tư để giúp tỉnh Bình Định trở thành điểm đến du lịch siêu sang trọng.
Cảng hàng không Gia Bình vào quy hoạch quốc gia
Cảng hàng không Gia Bình được bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.