Phát triển tài chính tiêu dùng để kích cầu kinh tế sau đại dịch

Tùng Anh Thứ bảy, 23/05/2020 - 09:29

Phát triển tài chính tiêu dùng là một trong những giải pháp thiết thực để kích cầu tiêu dùng trong và sau khủng hoảng.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, kích cầu thị trường nội địa thông qua thúc đẩy tiêu dùng chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên trong giai đoạn tái khởi động nền kinh tế hiện nay, trước hết nhằm củng cố thị trường trong nước, sau đó vươn ra thị trường nước ngoài. 

Phát triển tài chính tiêu dùng để kích cầu kinh tế sau đại dịch
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư

Có nhiều biện pháp để kích cầu tiêu dùng, trong đó ông Phương nhấn mạnh giải pháp phát triển tài chính tiêu dùng.

Lĩnh vực cho vay tiêu dùng từ chỗ chỉ có ngân hàng thực hiện, giờ đây đã có sự tham gia mạnh mẽ của các công ty tài chính tiêu dùng. Tính đến cuối năm 2019 đã có 18 công ty tham gia hoạt động trong lĩnh vực này, trong đó có sáu công ty nước ngoài.

Ngành tài chính tiêu dùng Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cho vay rất cao, bình quân 29% mỗi năm, quy mô thị trường liên tục tăng mạnh, ước tính từ mức 646 nghìn tỷ đồng năm 2016 lên 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019. 

Tuy nhiên tiềm năng tăng trưởng của thị trường vẫn còn rất lớn bởi tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ ở Việt Nam mới đạt khoảng 11,4%. Đây là con số còn khá thấp so với bình quân ở các nước phát triển đạt 40 - 50%.

Theo đánh giá của PGS.TS Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng tài chính (Đại học Kinh tế quốc dân), nhu cầu vay tiêu dùng còn rất lớn khi tiềm năng tiêu dùng được đánh giá là tăng trưởng tốt. 

Một tỷ lệ lớn khách hàng có thu nhập thấp, có nhu cầu vay tiêu dùng chưa tiếp cận được các ngân hàng thương mại và công ty tài chính, cho thấy dư địa cho sự phát triển của tín dụng tiêu dùng còn rất lớn.

Đáng chú ý, bà Trần Thanh Nữ Tường Vy, Phó tổng giám đốc Công ty Tài chính SHB (SHB Finance) cho biết, đối tượng khách hàng của tổ chức tín dụng chính là người lao động phân khúc trung bình thấp là nhóm dễ bị tổn thương, mất hoặc giảm thu nhập khi doanh nghiệp bất ổn. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có thể quay lại hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo lại công ăn việc làm cho người lao động thì bài toán dần dần được tháo gỡ. SHB Finance dự báo nhu cầu vay vốn tiêu dùng sẽ tăng trở lại từ tháng 5/2020.

Về cơ hội, giai đoạn sau dịch Covid-19 sẽ mở ra nhiều định hướng mới trong việc phát triển kinh doanh, là dịp để các công ty mới cấu trúc lại mô hình hoạt động kinh doanh phù hợp và nhanh chóng ứng dụng công nghệ số để tiết giảm chi phí và đáp ứng xu hướng cho vay tiêu dùng mới.

Theo ông Đức, việc phát triển tín dụng tiêu dùng trong thời gian tới hiện đang gặp năm vấn đề lớn. Thứ nhất, cho vay tiêu dùng luôn phải đối diện với nguy cơ rủi ro cao khi chủ yếu là cho vay tín chấp phần lớn do các công ty tài chính triển khai.

Việc phát triển cho vay tiêu dùng trong thời gian tới cần có sự vào cuộc của các ngân hàng thương mại. Trong trường hợp đó, Ngân hàng Nhà nước cần có những điều chỉnh để khuyến khích các ngân hàng thương mại gia tăng cho vay tiêu dùng khi có thể đảm bảo về chất lượng tín dụng và cân đối với khả năng chịu đựng tổn thất.

Phát triển thị trường tài chính tiêu dùng giai đoạn tái khởi động nền kinh tế
PGS.TS. Đặng Ngọc Đức (Ảnh: Chí Cường)

Thứ hai, khác với các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ, cho vay tiêu dùng ở Việt Nam chỉ có hai sản phẩm phổ biến gồm cho vay mua nhà (đầu tư bất động sản), vay sửa nhà với tỷ lệ gần 50% dư nợ tín dụng tiêu dùng, vay để mua ô tô chỉ khoảng 10%. Trong khi thẻ tín dụng và cho vay sinh viên lại chưa phổ biến.

Thứ ba, tín dụng tiêu dùng tập trung vào nhu cầu mua và sửa nhà, mua ô tô, các phương tiện đi lại và mua hàng điện máy, điện tử nhưng việc mở rộng dư nợ những sản phẩm cho vay này đang gặp một số khó khăn.

Thứ tư, ngoài các khoản vay trên, các khoản vay có mục đích khác hiện vẫn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, một phần do yêu cầu nhiều nguồn lực hơn trong phát triển quan hệ với các nhà cung cấp, tiếp cận với khách hàng và xử lý thủ tục vay. 

Trong khi đó, cho vay bằng tiền mặt dự kiến cũng sẽ bị hạn chế khi các cơ quan quản lý đang có ý định siết chặt hơn giải ngân trực tiếp cho khách hàng. Do vậy, việc mở rộng dư nợ tín dụng tiêu dùng nói chung sẽ trở nên khó khăn hơn so với giai đoạn trước.

Thứ năm, dịch Covid-19 không chỉ làm suy thoái kinh tế mà còn thay đổi cả thói quen và đời sống của người dân, do vậy sẽ gây ra tác động kép đối với tín dụng tiêu dùng, cả về nhu cầu sụt giảm và khả năng thu nợ của các công ty tài chính cũng như của các ngân hàng thương mại.

Trong tọa đàm "Tái khởi động nền kinh tế - cơ hội cho tài chính tiêu dùng" do báo Đầu tư tổ chức, ông Đức đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển tín dụng tiêu dùng giai đoạn 2020 - 2025 đối với các công ty tài chính và các ngân hàng thương mại.

Một là, xây dựng và phát triển chương trình cho vay tiêu dùng với những mục tiêu, khách hàng và sản phẩm mới một cách có chọn lọc và cụ thể.

Hai là, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng tiêu dùng không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải thực sự am hiểu về những đặc điểm về nhu cầu và tâm lý khách hàng để có thể tư vấn một cách đầy đủ, chính xác và hiệu quả nhất.

Ba là, nghiên cứu thiết kế các sản phẩm tín dụng tiêu dùng ứng dụng công nghệ tài chính để thỏa mãn nhu cầu tài chính chính đáng của các đối tượng khách hàng mục tiêu. Song song với phương thức cho vay truyền thống, các công ty tài chính và ngân hàng thương mại nên triển khai thí điểm các sản phẩm cho vay ứng dụng công nghệ fintech cũng như tạo ra một nền tảng giống như các công ty cho vay ngang hàng. Tăng tiện ích, tiết giảm chi phí giúp giảm lãi suất cho vay.

Bốn là, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện các cơ sở pháp lý để vừa có thể khuyến khích nhưng vẫn có thể quản lý một cách chặt chẽ và minh bạch hoạt động tín dụng tiêu dùng. Trước hết, cần nghiên cứu và công bố một chương trình cho vay tiêu dùng hỗ trợ người dân có nhu cầu vượt qua khó khăn dịch bệnh Covid-19 hiện nay.

Song song với hoàn thiện các quy định hiện hành về tín dụng tiêu dùng, theo ông Đức, cơ quan quản lý cần bổ sung thêm một số quy định mới nhằm hỗ trợ về cơ sở pháp lý để các tổ chức tín dụng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

Phát triển thị trường tài chính tiêu dùng giai đoạn tái khởi động nền kinh tế 1
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV (Ảnh: Chí Cường)

Ngoài ra, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV cho rằng, các cơ quan quản lý cần tạo điều kiện cho các công ty tài chính quy mô vừa và nhỏ phát triển, nhằm tăng tính cạnh tranh, hạn chế rủi ro tập trung vào số ít công ty tài chính lớn. 

Điều này sẽ giúp giảm lãi suất, tăng đa dạng về sản phẩm - dịch vụ, mang lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng cũng như nền kinh tế.

Đồng thời, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia. Việc này không chỉ giúp cho các công ty tài chính có thể hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn, mà còn giúp cho tất cả các tổ chức tài chính khác đưa ra được những sản phẩm, dịch vụ dựa trên công nghệ số (tài chính số, ngân hàng số, nhận diện số, phân tích khách hàng…) để mang lại nhiều tiện ích và trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Đối với các công ty tài chính tiêu dùng, ông Lực cho rằng cần rà soát, điều chỉnh chiến lược kinh doanh; phát triển mô hình kinh doanh mới phù hợp với xu hướng thị trường sau dịch bệnh. Trong đó, đặc biệt lưu tâm đến những thay đổi về xu hướng tiêu dùng, thị hiếu mới của khách hàng để phát triển các chính sách, sản phẩm phù hợp.

Tăng cường nền tảng công nghệ phục vụ cho vay tiêu dùng, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, qua đó tăng sức cạnh tranh so với các mô hình kinh doanh mới như fintech, cho vay ngang hàng… cũng là giải pháp được ông Lực lưu ý.

Bên cạnh đó, ông Lực cũng cho rằng các công ty tài chính cần chú trọng quản trị rủi ro tín dụng, cân đối phù hợp giữa rủi ro và lãi suất cho vay, đưa về mức hợp lý để thu hút người dân tăng vay tiêu dùng và giảm rủi ro không trả được nợ, xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự để phát triển hiệu quả, bền vững.

Công ty tài chính tiêu dùng trước áp lực tìm hướng đi mới

Công ty tài chính tiêu dùng trước áp lực tìm hướng đi mới

Tài chính -  5 năm
Việc phát triển tín dụng tiêu dùng được đánh giá sẽ gặp không ít thách thức sau khi các công ty cho vay tiêu dùng bộc lộ nhiều điểm hạn chế do tăng trưởng quá nóng trong vài năm qua.
Công ty tài chính tiêu dùng trước áp lực tìm hướng đi mới

Công ty tài chính tiêu dùng trước áp lực tìm hướng đi mới

Tài chính -  5 năm
Việc phát triển tín dụng tiêu dùng được đánh giá sẽ gặp không ít thách thức sau khi các công ty cho vay tiêu dùng bộc lộ nhiều điểm hạn chế do tăng trưởng quá nóng trong vài năm qua.
Bộ Tài chính cảnh báo rủi ro đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Bộ Tài chính cảnh báo rủi ro đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Tài chính -  4 năm

Bộ Tài chính khuyến nghị nhà đầu tư không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao mà chưa tìm hiểu kỹ về đặc điểm của trái phiếu và những rủi ro có thể xảy ra.

Phương án tài chính tổng thể ứng phó đại dịch Covid-19

Phương án tài chính tổng thể ứng phó đại dịch Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm

Bộ Tài chính giữ nguyên đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng/người và cho rằng sẽ có một triệu người không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Quản trị tài chính cá nhân mùa dịch Covid-19

Quản trị tài chính cá nhân mùa dịch Covid-19

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Quản lý tài chính cá nhân thế nào cho hiệu quả để đảm bảo chi tiêu trong mùa dịch Covid-19 khi túi tiền của bất kỳ cá nhân nào trong xã hội cũng đang bị ảnh hưởng trực tiếp? Liệu có nên đầu tư trong thời điểm này hay không và đâu là kênh đầu tư hiệu quả?

Kiểm soát tài chính mùa dịch bệnh

Kiểm soát tài chính mùa dịch bệnh

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, quản trị rủi ro trong doanh nghiệp nhất là việc kiểm soát tài chính đặc biệt quan trọng.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  21 phút

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  25 phút

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  1 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.

Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ

Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ

Tài chính -  1 giờ

Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  2 giờ

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  3 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  3 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.