Khởi nghiệp
Sói Biển giải cứu tôm hùm
Như một hệ lụy mang tính dây chuyền, tình trạng các nhà hàng hoạt động cầm chừng chưa biết ngày đón khách trở lại đã khiến các ngành như thủy hải sản, nông sản... bán không có người mua. Ở tầm vĩ mô, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, Đại dịch Corona có thể khiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản giảm 38%.
Đại dịch Corona đang tác động tiêu cực tới mọi mặt của nền kinh tế Việt Nam. Dễ thấy nhất là việc người tiêu dùng hiện nay hạn chế tụ tập, mua sắm và thay đổi hành vi, thói quen chi tiêu, khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh bị động, chưa kể tới những ảnh hưởng về mặt doanh số.
Đặc biệt, phía các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, xuất nhập khẩu, và F&B (gồm: nhà hàng, quán ăn, nước uống...) đang là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nhất.
Anh Tuấn Anh, quản lý một nhà hàng lớn tại khu vực Cầu Giấy, Hà Nội cho hay: "Sau Nghị định 100, thị trường các nhà hàng, quán ăn đã gặp nhiều khó khăn, nay lại đến Đại dịch Corona, khó khăn tăng gấp bội. Trước tình hình này, giải pháp ngắn hạn của các nhà hàng như chúng tôi là dừng nhập nguyên phụ liệu, cho nhân viên nghỉ không lương, cầm cự qua mùa dịch".
Như một hệ lụy mang tính dây chuyền, tình trạng các nhà hàng hoạt động cầm chừng chưa biết ngày đón khách trở lại đã khiến các ngành như thủy hải sản, nông sản... bán không có người mua. Ở tầm vĩ mô, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, Đại dịch Corona có thể khiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản giảm 38%.
Trong đó, tôm hùm của Việt Nam hiện là mặt hàng đang chịu ảnh hưởng nặng nề, khi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính, chiếm tới 70-80%. Không chỉ tôm thịt đang bị ùn ứ mà việc thả giống nuôi tôm đợt mới cũng bị ảnh hưởng do lồng nuôi đang lưu tôm thịt chờ bán, lồng để nuôi mới không có.
Theo ghi nhận, chỉ trong khoảng 1 tháng kể từ trước Tết Âm Lịch tới nay, giá tôm hùm tại Việt Nam đã liên tục sụt giảm từ 1,5-2 triệu đồng/kg xuống chỉ còn 1,1 triệu đồng. Mặc dù đã hạ giá bán, thậm chí là bán hòa vốn hoặc chịu lỗ, nhưng lượng cầu vẫn rất thấp.
Ông Trần Quân, CEO Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Sói Biển chia sẻ: "Với giá bán tôm hùm xuống thấp như hiện nay, người tiêu dùng trong nước hoàn toàn có thể hỗ trợ ngư dân giải quyết bài đầu ra. Bản thân Sói Biển cũng đang triển khai chiến dịch trợ giá để ngư dân an tâm nuôi trồng, sản xuất, người tiêu dùng an tâm sử dụng sản phẩm".
Cụ thể, ngay trong những ngày đầu tháng 2/2020, Sói Biển đã kết hợp cùng VNPAY đến tận những vùng biển như Phú Yên, Khánh Hòa để thu mua tôm hùm của ngư dân với giá cao hơn thương lái. Đồng thời, 2 bên cũng triển khai chương trình giảm giá 10% trên giá trị mỗi đơn hàng nhằm kích thước người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm.

"Chúng tôi đã sử dụng nguồn quỹ tự có để có thể nhập tôm về. Để có thể thu hoạch được những mẻ tôm tươi ngon đảm bảo tiêu chuẩn, người ngư dân phải bỏ ra rất nhiều công sức, nhưng nào ngờ đến thời điểm thu hoạch lại rơi vào mùa dịch bệnh. Nhiều người còn khốn đốn bởi số tiền đã vay ngân hàng trong quá trình đầu tư nuôi trồng. Hỗ trợ bà con trong lúc khó khăn như thời điểm hiện tại là điều vô cùng cần thiết. Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục nhập thêm tôm để giúp đỡ người dân, cũng như đảm bảo tôm hùm sẽ tươi sống được giao tận tay tới cho khách hàng", CEO Sói Biển cho biết.
Nhận thấy đây là một nghĩa cử cao đẹp, nhiều người đã tấp nập đến mua, đặt hàng liên tục nên chưa đầy 3 ngày từ ngày 5 đến ngày 8/2, Chiến dịch đã đã "giải quyết" được gần 1 tấn tôm, đem lại niềm vui lớn cho bà con ngư dân.
"Tại Việt Nam, từ trước tới nay tôm hùm luôn được coi là sản phẩm cao cấp với giá thành đắt đỏ và nhiều người chưa từng được ăn. Việc giá tôm hùm đang khá rẻ bởi ảnh hưởng của Đại dịch Corona sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận loại thực phẩm này", ông Trần Quân nói thêm.
Thành lập năm 2013, đến nay chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Sói Biển đã có hơn 30 cửa hàng hiện diện tại Hà Nội với hơn 100.000 khách hàng thường xuyên. Chuỗi cửa hàng Sói Biển cũng được ông Nguyễn Khánh Trình - CEO Clever Group rót vốn đầu tư năm 2017 và trở thành thương hiệu bán lẻ thực phẩm sạch uy tín tại Hà Nội.
Vua Nệm muốn mở rộng chuỗi qua mô hình nhượng quyền
Startup giáo dục Teky chờ cơ hội để tỏa sáng
Lĩnh vực giáo dục đang trở thành "điểm nóng" của hoạt động đầu tư khởi nghiệp khi được nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước rất quan tâm.
Vua Nệm muốn mở rộng chuỗi qua mô hình nhượng quyền
Ông Nguyễn Vũ Nghĩa - Đồng sáng lập & Phó Chủ tịch HĐQT Vua Nệm cho biết, công ty hiện đang lên kế hoạch nâng số lượng cửa hàng lên con số 140 trong năm nay, bao gồm các cửa hàng tự mở, và nhượng quyền trên toàn quốc.
Ứng dụng WeFit kết nối phòng tập gym, yoga có CEO mới
Thành lập từ cuối năm 2016, WeFit là một nền tảng ứng dụng di động, cung cấp cho người dùng các gói dịch vụ tập luyện và chăm sóc sắc đẹp cơ bản tại hơn 1.000 địa điểm ở Hà Nội và TP. HCM.
Hà San, đồng sáng lập MindX: Kiến thức là chìa khóa mở tương lai
Nguyễn Thị Thu Hà - Đồng sáng lập & CEO MindX, 26 tuổi, vừa được Forbes Việt Nam vinh danh trong danh sách 30 Under 30 (30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật nhất của Việt Nam trong năm 2019).
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.