Doanh nghiệp
Thỏa thuận 1 tỷ USD giúp Vietnam Airlines vượt qua đại dịch
Với đội tàu bay lớn nhất Việt Nam gồm hơn 100 chiếc, Vietnam Airlines có chi phí tàu bay chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng chi phí. Việc tái cơ cấu đội tàu bay, cắt giảm chi phí là mục tiêu chiến lược để Vietnam Airlines sớm vượt qua khủng hoảng Covid-19.
Vietnam Airlines và Air Lease Corporation (ALC) vừa ký thỏa thuận tái cơ cấu toàn diện liên quan đến việc thuê 18 tàu bay, gồm 12 tàu Airbus A321neo và 6 tàu Boeing B787-10 trong toàn bộ thời hạn còn lại của hợp đồng, cũng như xem xét lại các điều khoản thuê tàu bay dựa trên diễn biến phục hồi kinh tế và hàng không ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Với đội tàu bay lớn nhất Việt Nam gồm hơn 100 chiếc, Vietnam Airlines có chi phí tàu bay chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng chi phí. Đội tàu bay quy mô lớn, trong khi nhiều đường bay đều bị tạm dừng vì Covid-19, đã gây ra áp lực chi phí không nhỏ lên Vietnam Airlines. Do đó, tái cơ cấu đội tàu bay, cắt giảm chi phí là mục tiêu chiến lược để hãng Hàng không Quốc gia sớm vượt qua khủng hoảng Covid-19.
Báo điện tử Chính phủ cho biết, theo đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ALC sẽ giảm giá trực tiếp tiền thuê tàu bay trong toàn bộ thời hạn còn lại của hợp đồng hiện tại (khoảng 420 triệu USD) và cắt giảm nghĩa vụ thanh toán tiền thuê thông qua việc hủy, lùi lịch nhận các tàu bay mới (hơn 600 triệu USD) cho Vietnam Airlines.
Trong giai đoạn đại dịch, Vietnam Airlines đẩy mạnh các giải pháp tự thân với trọng điểm là gia tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu mức lỗ và các thiệt hại do đại dịch, hướng đến việc tối ưu hóa cấu trúc chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Chẳng hạn, hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã cho tháo toàn bộ ghế 7 máy bay là A350 và 787 và 6 máy bay A321 để vận chuyển hàng hóa thay vì hành khách. Hiện hãng đã khai thác hàng hóa đến hơn 30 điểm đến mới.
Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng tìm kiếm cơ hội gia tăng doanh thu thông qua thực hiện các chuyến bay hồi hương, chờ chuyên gia…tiết kiệm chi phí, giảm thiểu mức lỗ và các thiệt hại do đại dịch. Tổng công ty cũng đẩy mạnh nhiều giải pháp tự thân khác như đàm phán giảm giá, giãn, hoãn các khoản thanh toán, tái cơ cấu các khoản vay...
Năm 2020, Vietnam Airlines đã cắt giảm được 5.129 tỷ đồng từ những nỗ lực tự thân, trong đó chi phí nhân công là 1.775 tỷ đồng. Năm nay, công ty dự kiến cắt giảm, tiết kiệm khoảng 6.000 tỷ đồng.
Với những giải pháp tự thân cũng như gói hỗ trợ từ Chính phủ, đại diện Vietnam Airlines cho biết mức lỗ cả năm nay sẽ thấp hơn kế hoạch đề ra tại đại hội thường niên là 12.907 tỷ đồng. Tổng công ty cũng hướng đến mục tiêu vốn chủ sở hữu dương trong năm 2021.
Tại ĐHCĐ mới đây, Ban lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết kế hoạch tái cơ cấu tổng thể do ảnh hưởng của dịch Covid-19 giai đoạn 2021-2025. Trong đó tái cơ cấu đội bay bao gồm giãn thời hạn thanh toán, lùi lịch nhận tàu bay mới và hủy một số hợp đông mua tàu bay chưa nhận. Hãng cũng có kế hoạch bán tàu bay cũ, bán và thuê lại máy bay thân hẹp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Vietnam Airlines sẽ tiếp tục tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu, đồng thời huy động từ các tổ chức tín dụng. Bên cạnh việc tái cơ cấu các khoản nợ hiện hữu để giảm áp lực tài chính. Đồng thời, chuyển nhượng, cổ phần hóa, bán bớt một số khoản đầu tư để tập trung vào lĩnh vực vận tải hàng không.
Vietnam Airlines lỗ thêm 3.500 tỷ đồng trong quý 3
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.