Phát triển bền vững

Tiềm năng xây dựng thành phố thông minh ở việt Nam

Đặng Hoa Thứ tư, 15/11/2017 - 13:49

Sự phát triển của các thành phố thông minh có những tác động không nhỏ tới tất cả các lĩnh vực trong đời sống như môi trường, y tế, giáo dục.

Ông Roger Thomas Moyes, Giám đốc dự án MBI

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả dịch vụ ở thành phố trở nên phổ biến và rất phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức.

Tại Việt Nam, thuật ngữ “thành phố thông minh” đã được nói đến rất nhiều, tuy nhiên, việc phát triển các “thành phố sinh thái” này còn khá mới mẻ, đòi hỏi nhiều sáng kiến vượt trội.

Trong cuộc thi Tìm kiếm Giải pháp Xây dựng Thành phố thông minh cho Việt Nam do MBI tổ chức tại Hà Nội, bốn đội đã được lựa chọn để đầu tư phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam.

MBI cho rằng chỉ trong một thời gian ngắn nữa thôi, các giải pháp này sẽ mang lại những ý nghĩa tích cực. TheLEADER đã có cuộc trao đổi với ông Roger Thomas Moyes, Giám đốc dự án MBI về tiềm năng của các thành phố thông minh tại Việt Nam.

Cuộc thi tìm kiến giải pháp xây dựng thành phố thông minh cho Việt Nam có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

Ông Roger Thomas Moyes: Đây là chương trình đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam nhằm tìm kiếm giải pháp xây dựng thành phố thông minh. Việt Nam hiện đang ở giai đoạn đầu của quá trình tiếp nhận công nghệ chuyển đổi mà các thành phố khác trong khu vực đang bắt đầu sử dụng. 

Vì vậy, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc ứng dụng các giải pháp dựa trên công nghệ tiên tiến vào việc phát triển các dịch vụ. Đây đồng thời cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng công nghệ để phát triển thành phố, cung cấp cho người dân những tiện ích tốt hơn.

Ông đánh giá như thế nào về việc phát triển các thành phố thông minh tại Việt Nam?

Ông Roger Thomas Moyes: Tôi cho rằng đây là một bước đi hết sức quan trọng. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang trở thành những siêu đô thị, và việc quản lý một số lượng lớn dân cư không ngừng gia tăng trong một không gian nhỏ hẹp ngày càng đặt ra nhiều thách thức. 

Vì vậy, đã đến lúc Việt Nam cần học hỏi và áp dụng tất cả các giải pháp sáng tạo, tạo một môi trường sống, một môi trường kinh doanh tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp cũng như giúp chính quyền quản lý dễ dàng hơn.

Mất khoảng bao lâu để các doanh nghiệp có thể hoàn vốn đối với các dự án này?

Ông Roger Thomas Moyes: Những giải pháp sáng tạo này có thể giúp các thành phố và quốc gia tiết kiệm một lượng lớn ngân sách. Các dự án và sáng kiến được đưa ra ngày hôm nay chủ yếu tự đầu tư. Đây là những giải pháp rất thông minh với những công nghệ hiện đại, tiên tiến và sẽ giúp các doanh nghiệp hoàn vốn trong thời gian ngắn hơn nhiều so với việc đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản. 

Chẳng hạn, khi đầu tư xây dựng sân bay thì thời gian hoàn vốn sẽ là 10 đến 15 năm, nhưng đối với các dự án thông minh này thì các doanh nghiệp chỉ mất 3 đến 4 năm là đã có thể hoàn vốn.

Cụ thể các doanh nghiệp đề ra giải pháp phát triển thành phố thông minh sẽ nhận được gì?

Ông Roger Thomas Moyes: Với khoảng thời gian hoàn vốn từ 4 đến 5 năm cũng như khoảng 25-30% lợi tức đầu tư của các doanh nghiệp mà các đội đã đề cập đến, các giải pháp này chắc chắn sẽ thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư.

Trong số 15 đội tham gia, chúng tôi đã chọn ra được 4 đội có ý tưởng xuất sắc nhất. Họ sẽ được nhận đầu tư và phát triển ý tưởng tại Việt Nam. Đặc biệt các công ty nước ngoài sẽ có cơ hội làm việc với các cố vấn hàng đầu Việt Nam.

Sứ mệnh của MBI là thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân tại Việt Nam, Lào và Myanmar bằng việc xây dựng các chương trình cũng như nền tảng để kết nối các doanh nghiệp, các công nghệ tiên tiến trên thế giới với các nhà khởi nghiệp của Việt Nam, giúp họ tập trung vào các giải pháp cụ thể. Chúng tôi đang cố gắng xây dựng một thị trường và khuôn khổ cho những sáng tạo kinh doanh ở Việt Nam và khu vực.

Theo ông, cơ sở hạ tầng đóng vai trò gì trong sự phát triển của các thành phố thông minh?

Ông Roger Thomas Moyes: Các giải pháp sáng tạo mà chúng ta đang nói đến chính là hạ tầng mềm cũng như những phương pháp để khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng cơ bản nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng như đường sá, trường học, bệnh viện... 

Việc ứng dụng các giải pháp này sẽ giúp các thành phố sử dụng nguồn lực một cách thông minh hơn, giúp tiết kiệm hơn. Do đó, việc xây dựng cơ sở hạ tầng song song với phát triển và ứng dụng mô hình kinh doanh cũng như công nghệ mới là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh nhiều địa phương tại Việt Nam còn có cơ sở hạ tầng yếu kém.

Xin cảm ơn ông!

Bill Gates mua đất để xây dựng 'thành phố thông minh'

Bill Gates mua đất để xây dựng 'thành phố thông minh'

Quốc tế -  7 năm

Tỷ phú Bill Gates đã mua gần 25.000 mẫu đất ở tây nam bang Arizona, Mỹ để xây dựng một "thành phố thông minh" mới.

Một công ty Singapore giành chiến thắng về giải pháp thành phố thông minh cho Việt Nam

Một công ty Singapore giành chiến thắng về giải pháp thành phố thông minh cho Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 năm

Vượt qua 14 đội xuất xắc còn lại, đội đến từ Công ty GridComm Pte Ltd đoạt giải nhất về giải pháp thành phố thông minh cho Việt Nam. Đứng ở vị trí thứ ba là một đội của Việt Nam đến từ Công ty TNHH Mimosa Tek.

15 sáng kiến xây dựng thành phố thông minh cho Việt Nam

15 sáng kiến xây dựng thành phố thông minh cho Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 năm

Hai doanh nghiệp Hoa Phong E&C Investment and Development JSC và Mimosa Technology (MimosaTEK) đã lọt vào danh sách 15 sáng kiến xuất sắc nhất về xây dựng thành phố thông minh.

Xây dựng thành phố thông minh: Áp dụng tiêu chí nào cho TP. HCM?

Xây dựng thành phố thông minh: Áp dụng tiêu chí nào cho TP. HCM?

Tiêu điểm -  7 năm

Do triển khai xây dựng thành phố thông minh đầu tiên trong cả nước nên TP. HCM đang gặp phải không ít khó khăn, chính sách còn nhiều cản trở, vấn đề tài chính, thiếu hụt cơ sở hạ tầng...

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  10 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  2 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  6 ngày

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  6 ngày

Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Tiêu điểm -  4 giờ

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  9 giờ

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  10 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  10 giờ

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  13 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.