Tài chính
TPBank hướng tới mục tiêu lợi nhuận 8.200 tỷ đồng
Đại hội cổ đông của TPBank đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2022 với lợi nhuận trước thuế mục tiêu tăng 36% so với năm 2021, đạt 8.200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tối ưu chi phí hoạt động, đảm bảo kinh doanh hiệu quả và chất lượng tín dụng an toàn cũng là những tiêu chí được TPBank đặt lên hàng đầu.

Ngày 26/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 (ĐHĐCĐ). Ông Đỗ Minh Phú – Chủ tịch HĐQT TPBank cho biết, trong năm 2021, TPBank đã vượt qua nhiều thách thức và sức ép từ thị trường, băng qua nhiều giới hạn và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu đã được thông qua hồi đầu năm.
TPBank đang hướng tới định hướng phát triển toàn diện, trở thành ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động hiệu quả bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ nâng tầm vị thế ngân hàng mà còn chủ động thích ứng, sẵn sàng tâm thế cho giai đoạn chiến lược mới.
Tiên phong dẫn đầu trong triển khai áp dụng sớm các tiêu chuẩn quốc tế, TPBank đã đạt kết quả kinh doanh vượt bậc trong năm 2021. Kết thúc năm, tổng tài sản TPBank đạt 292.827 tỷ đồng, tăng gần 42% so với đầu năm; vốn điều lệ tăng lên hơn 15.818 tỷ đồng trong đó vốn tự có đạt 25.987 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt 6.038 tỷ đồng, tăng gần 40% so với năm 2020. Tổng huy động đạt 262.385 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát rất thấp, chỉ 0,81%.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, chủ động miễn giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người dân; đồng hành cùng Chính Phủ trong cuộc chiến chống Covid-19.
Với những dấu ấn phát triển và thành tích ấn tượng trong năm 2021, năm nay, trước tỷ lệ đồng thuận cao, ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2022 với lợi nhuận trước thuế mục tiêu tăng 36% so với năm 2021, đạt 8.200 tỷ đồng.
Đồng thời, TPBank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 350.000 tỷ đồng, tăng 20% so với thời điểm cuối năm 2021. Tổng giá trị huy động đạt 292.579 tỷ, tương đương tăng 12%, trong đó tiền gửi khách hàng tăng 15% và đạt mức trên 201 nghìn tỷ đồng. Dư nợ dự kiến đạt 188.800 tỷ đồng, trong mức quy định cho phép của NHNN. Là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp trong hệ thống, năm 2022, TPBank tiếp tục đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ này ở mức thấp dưới 1,5%.

Cũng tại hội nghị, TPBank đã thông tin về việc chia cổ tức bằng cổ phiếu thưởng cho cổ đông và chương trình cho người lao động (ESOP) với tổng tỷ lệ 34% để tăng vốn điều lệ. Bằng kế hoạch phát hành hơn 532 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ sau khi tăng sẽ đạt trên 21.142 tỷ đồng, chạm gần tới mức 1 tỉ USD quy đổi.
Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu của TPBank cũng đi theo đúng định hướng của NHNN trong những năm gần đây là không chia cổ tức bằng tiền mặt. Với nền tảng vốn tốt, sức mạnh thanh khoản, mức sinh lời tốt, liên tục mở rộng cơ sở khách hàng bền vững, mã TPB tiếp tục được các công ty chứng khoán uy tín khuyến nghị ở mức giá mục tiêu cao, trên 44.693 đồng một cổ phiếu trong năm 2022.
Để đạt được những mục tiêu này, Chủ tịch Đỗ Minh Phú cho biết ngân hàng sẽ tiếp tục kiên định với chiến lược số hóa, chủ động đón đầu xu hướng tương lai, xây dựng kho dữ liệu lớn và áp dụng năng lực phân tích dữ liệu vào hành trình số hóa để luôn đi trước thị trường một bước về chuyển đổi số. “Song song, TPBank tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh đa dịch vụ, phát triển cơ sở khách hàng đa dạng, chất lượng, tối ưu chi phí hoạt động, đảm bảo kinh doanh hiệu quả và chất lượng tín dụng an toàn trong năm 2022”, Chủ tịch TPBank chia sẻ thêm.
Theo báo cáo tài chính mới công bố, kết thúc Quý 1/2022, tổng tài sản của TPBank ở mức trên 300 nghìn tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ. Tổng thu nhập hoạt động đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cuối Quý 1/2021, trong đó, thu nhập lãi thuần từ dịch vụ chiếm hơn 14% tổng doanh thu, đạt trên 510 tỷ đồng. Tổng huy động tăng trưởng gần 40% so với 31/3/2021, đạt trên 270 nghìn tỷ đồng với huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm tới 69,4%. Tổng dư nợ tín dụng đối với tổ chức kinh tế và cá nhân đạt gần 178 nghìn tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế trong Quý 1 của TPBank đạt 1.623 tỷ đồng.
Với kết quả rất khả quan của thời gian qua, TPBank đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá từ các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế như giải Ngân hàng tốt nhất Việt Nam (The Asset); Ngân hàng số và Hệ sinh thái số tốt nhất Việt Nam (The Asian Banker); Giải thưởng Sao Khuê; giải Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu, Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu, Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ sáng tạo (IDG Việt Nam); Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo (AIBP)…
TPBank được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2022
“Ngân hàng số và hệ sinh thái số tốt nhất Việt Nam” được The Asian Banker trao cho TPBank
Một loạt giải thưởng liên tiếp của The Asian Banker, IDG Việt Nam và AIBP đã khẳng định uy tín và thành công của nhà băng tím trong việc chuyển đổi số toàn diện, phát triển một hệ sinh thái ngân hàng số đồng bộ, thân thiện và thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng.
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo cần cơ chế kiểm soát lạm quyền
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Kinh tế học hài hước
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.
MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre
Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.