KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Covid-19 đã khiến nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam bị “tổn thương” không hề nhỏ. Tại Việt Nam, sau những bước đầu thành công trong khống chế đại dịch, đây là lúc để nền kinh tế từng bước phục hồi, quay lại đường đua tăng trưởng, tận dụng cơ hội để bứt phá.
Trước tâm thế “chủ động trước vận hội mới”, trong thời gian cao điểm phòng chống đại dịch Covid-19 và cả thời điểm “bình thường mới” này, T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển (thường được gọi là bầu Hiển) đã trở thành hình mẫu của doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội để mạnh mẽ phục hồi với một loạt hoạt động đầu tư trên cả hai sân chơi: quốc tế và nội địa.
Tháng 3/2020, giữa giai đoạn cao điểm của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam, khi nền kinh tế đang đóng băng một phần không nhỏ các hoạt động kinh doanh, giao thương, T&T Group đã thu hút sự chú ý lớn khi ký kết hợp đồng nhập khẩu DDGS (bã ngô lên men) với đối tác hàng đầu tại Mỹ về cung cấp các mặt hàng như dầu, ethanol, DDGS - Tập đoàn Marquis Energy Global.
Tổng trị giá hợp đồng trong thương vụ nhập khẩu DDGS này của T&T Group 115 triệu USD. Trong đó 48.000 tấn DDGS trị giá 13 triệu USD đã được đối tác Marquis Energy Global chuyển ngay về Việt Nam trong tháng 04.2020, góp phần ổn định nguồn cung mặt hàng thức ăn chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19.
Với thị trường nội địa, T&T Group cũng tích cực đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, hợp tác với các địa phương; tiêu biểu là thỏa thuận hợp tác toàn diện đã ký với UBND tỉnh Đồng Tháp vào tháng 05/2020. Theo đó, T&T Group sẽ đồng hành cùng tỉnh Đồng Tháp trong việc xây dựng quy hoạch khu vực phát triển đô thị, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Với kế hoạch phát triển các dự án tại địa phương, T&T Group sẽ tập trung khảo sát, đánh giá, đầu tư vào: nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng vùng nguyên liệu; phát triển ngành công nghiệp chế biến lúa gạo chất lượng cao; đề xuất bảo tồn, phát huy giá trị và khai thác lợi thế của Vườn Quốc gia Tràm Chim, đưa vườn quốc gia này thành khu du lịch xanh và bảo tồn thiên nhiên quốc tế; hợp tác phát triển hệ thống đào tạo bóng đá trẻ…
Tại khu vực phía Bắc, T&T Group cũng “chào sân” hậu Covid-19 bằng kế hoạch tham gia đầu tư vào siêu dự án đô thị sinh thái Đông Tam Đảo có diện tích 5.600ha tại Thái Nguyên với ý tưởng xây dựng không gian nghỉ dưỡng Bắc Âu giao lưu với văn hóa Việt, đồng thời, kết nối không gian văn hóa với vườn quốc gia Tam Đảo và khu du lịch Hồ Núi Cốc.
T&T Group và đơn vị tư vấn lập quy hoạch đã có buổi báo cáo tóm tắt đồ án quy hoạch khu đô thị sinh thái với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên vào cuối tháng 5 vừa qua.
Cũng trong lĩnh vực bất động sản, Tập đoàn T&T Group đã vừa trúng thầu xây dựng khu đô thị gần 3.700 tỷ đồng tại Hà Tĩnh. Dự kiến, dự án sẽ là tổ hợp đô thị, thương mại dịch vụ và biệt thự sinh thái được thực hiện tại xã Thạch Bình, TP. Hà Tĩnh với diện tích 49,91ha. Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển đô thị văn minh hiện đại, tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh quan và thúc đẩy kinh tế - xã hội tại khu vực phía Nam TP. Hà Tĩnh.
Bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư trong các lĩnh vực bất động sản, nông nghiệp, T&T Group còn tiếp tục tìm kiếm các hoạt động, dự án đầu tư về năng lượng tại miền Trung, trong đó có dự án Trung tâm Điện khí LNG Sơn Mỹ 3&4 dự kiến được đặt tại Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 (xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận).
Dự án có tổng công suất phát điện 3.000 MW, được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn 1.500 MW, sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) với công nghệ Tuabin khí chu trình hỗn hợp. Đề xuất đầu tư này của T&T Group bước đầu đã nhận được những đánh giá tích cực từ địa phương.
Đầu tháng 6 vừa qua, T&T Group tiếp tục công bố tham gia vào dự án Khu dịch vụ - du lịch Gio Hải, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, nằm trong Khu kinh tế đông nam Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị với tổng vốn đầu tư của dự án là hơn 1.650 tỷ đồng.
Dự án có diện tích là 8,467 ha, gồm các phân khu: Khu khách sạn tiêu chuẩn bốn sao; Khu thương mại dịch vụ, bao gồm khu chăm sóc sức khỏe cổ truyền, chăm sóc sức khỏe hiện đại, ẩm thực; Khu resort nghỉ dưỡng bao gồm các biệt thự nghỉ dưỡng; Khu spa, thủy đình, cảnh quan cây xanh… Dự án dự kiến khởi công xây dựng vào quý IV-2021 và hoàn thành vào quý IV-2023.
Không chỉ tích cực trong hoạt động đầu tư, phát triển kinh tế, T&T Group trong những tháng vừa qua còn là đơn vị có những đóng góp nổi bật đồng hành cùng cả nước đẩy lùi và vượt qua những khó khăn của dịch bệnh Covid-19.
Cá nhân Chủ tịch HĐQT Đỗ Quang Hiển cùng các doanh nghiệp trực thuộc hệ sinh thái của T&T Group đã hỗ trợ trên 42 tỷ đồng ủng hộ các hoạt đông phòng chống, hỗ trợ người ngheo gặp khó khăn do Covid 19.
Trong đó, nổi bật là hành trình “Vững tin Việt Nam” do T&T Group khởi xướng và tổ chức đã đi qua 28 tỉnh thành, ủng hộ hơn 20 tỷ đồng cho các hộ nghèo gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Và để khép lại nửa đầu năm 2020 lấy khó khăn làm động lực để bứt phá, sau gần 4 tháng thi công, Công ty CP Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận (đơn vị thành viên của Tập đoàn T&T Group) đã chính thức khánh thành nhà máy điện mặt trời Phước Ninh tại huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Tổng mức đầu tư dự án là trên 1.000 tỷ đồng với công suất 45MW.
Với sản lượng điện khoảng 75 triệu kWh điện/năm, việc vận hành nhà máy điện mặt trời Phước Ninh là một “dấu mốc quan trọng đối với Tập đoàn T&T Group khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; phù hợp với Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Nghị quyết 55 do Bộ Chính trị ban hành.
Vừa tích cực đẩy mạnh phát triển kinh doanh đa lĩnh vực, vừa tích cực đóng góp các hoạt động xã hội, T&T Group cho thấy sự phát triển bền vững, từng bước hoàn thành mục tiêu đưa T&T Group trở thành Top 5 thương hiệu lớn có uy tín tại Việt Nam, và hướng tới Top 30 thương hiệu lớn Châu Á.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.