Doanh nghiệp
VPBank tăng gấp đôi vốn tài trợ cho chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina
Vinaconex ITC sẽ tiếp tục làm việc với các tổ chức, nhà đầu tư để triển khai hợp tác, huy động vốn, bao gồm cả thế chấp các tài sản của dự án Cát Bà Amatina.
Sau khi cơ bản hoàn tất các thủ tục pháp lý, Vinaconex ITC đang
có những động thái gia tăng quy mô đòn bẩy tài chính nhằm sớm hoàn thiện vừa đưa vào
khai thác “siêu dự án” Cát Bà Amatina.
Theo đó, Vinaconex ITC vừa thông qua khoản vay hạn mức 2.800 tỷ đồng tại VPBank, thời hạn vay kéo dài từ ngày giải ngân đến hết ngày 31/12/2027. Khoản vay được đảm bảo bằng các tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của công ty.
Theo báo cáo soát xét bán niên, Vinaconex ITC đang có tổng dư nợ khoảng 1.500 tỷ đồng tại VPBank với mục đích phát triển giai đoạn 1 của dự án Cát Bà Amatina - dự án đang phát triển duy nhất của Vinaconex ITC và cũng là dự án trọng điểm chiếm tới hơn 80% giá trị tài sản dở dang dài hạn của công ty mẹ Vinaconex.
Được biết, số dư nợ này được tái tài trợ từ khoản vay của
Vinaconex ITC tại Sacombank được giải ngân từ 22/10/2020. Kể từ đó, số dư nợ trên
vẫn được Vinaconex ITC duy trì quanh mức 1.500- 2.000 tỷ đồng, bao gồm dư nợ thực
tế và phần gốc lãi tới hạn trả.
Tích cực rót vốn
Trong nhiều năm gần đây, thông qua Vinaconex ITC, Vinaconex rất tích cực bơm tiền để phát triển dự án Cát Bà Amatina.
Hồi cuối tháng 6/2021, Vinaconex đã huy động 2.200 tỷ đồng để hợp tác đầu tư với Vinaconex ITC, phát triển phân khu cao tầng CT02 và các hạng mục hạ tầng của dự án.
Tuy nhiên tới cuối năm ngoái, Vinaconex ITC đã thông qua việc chấm dứt và thanh lý trước thời hạn hợp đồng hợp tác đầu tư trên với Vinaconex, đồng thời hoàn trả toàn bộ 2.200 tỷ đồng vốn hợp tác cho công ty mẹ.
Đây là số tiền huy động từ phát hành trái phiếu để hợp tác
xây hai toà khách sạn nhưng tình hình thị trường khó khăn nên công ty đã quyết định rút về trả nợ
trái phiếu chứ không phải Vinaconex rút khỏi dự án Cát Bà, theo chia sẻ của lãnh đạo công ty.
Nhờ đó, khoản nợ trái phiếu dài hạn khoảng 1.600 tỷ đồng đã được thanh toán hết đến 30/6, giúp tổng nợ phải trả giảm mạnh.
Dù vậy, Tổng giám đốc Vinaconex - ông Nguyễn Xuân Đông cũng cho biết, Vinaconex vẫn sẽ tiếp tục bơm vốn cho dự án Cát Bà Amatina vì trước giờ Vinaconex ITC “làm gì có tiền”.
Trên thực tế, mặc dù số dư tiền mặt của Vinaconex ITC chỉ duy trì quanh mức vài tỷ đồng trong các quý gần đây nhưng kể từ khi được cấp khoản hạn mức tín dụng trên, tổng số tiền giải ngân cho dự án này vẫn tăng đều qua các năm, từ mức hơn 800 tỷ đồng (giữa năm 2020) lên hơn 4.540 tỷ đồng theo BCTC mới nhất.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc bên cạnh sự gia tăng của phần tài sản đầu tư mới, phần chi phí lãi vay được vốn hóa cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí dở dang phát sinh. Nửa đầu năm 2024, chi phí lãi vay được vốn hóa là hơn 73,3 tỷ đồng, chiếm gần 1/3 tổng giá trị tài sản tăng thêm.
Trong kế hoạch phát triển, Vinaconex ITC cho biết sẽ tiếp tục làm việc với tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư có năng lực tài chính để triển khai các phương án hợp tác, hoạt động huy động vốn, bao gồm cả thế chấp các tài sản của dự án Cát Bà Amatina.
Trước đó, công ty đã thông qua phương án đầu tư, kinh doanh của dự án theo các hình thức chuyển nhượng một phần dự án Cát bà Amatina cho nhà đầu tư khác để tiếp tục đầu tư, kinh doanh hoặc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp tác với bên thứ ba để triển khai bán hàng.
“Có một số công trình như khách sạn chẳng hạn, chúng ta sẽ hợp tác đầu tư với những đối tác chuyên về mảng này, thay vì tự đầu tư và khai thác. Những cái gì là thế mạnh của công ty thì chúng ta vẫn sẽ làm để bán hàng,” ông Dương Văn Mậu - Chủ tịch HĐQT Vinaconex ITC trả lời cổ đông về phương án hợp tác.
Trong khi đó, lãnh đạo công ty mẹ cho biết tất cả các thủ tục pháp lý quan trọng nhất của dự án đã hoàn tất và công ty đang làm sổ đỏ cho từng khu sản phẩm đủ điều kiện, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật còn lại về điện, nước, san nền… cơ bản được hoàn tất. Các khu vực mới chưa được đẩy mạnh kinh doanh do thị trường khó khăn.
Ngoài ra, nhu cầu thị trường với các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng hiện rất yếu, công ty kế hoạch năm nay có thể bán buôn một phần dự án nếu đảm bảo lợi nhuận. Vinaconex đang tìm kiếm đối tác để bán hàng, cố gắng ghi nhận một phần doanh thu trong năm nay.
Lũy kế nửa đầu năm 2024, Vinaconex ITC ghi nhận "trắng
doanh thu" trong khi các khoản chi phí vẫn ở mức cao, do đó công ty lỗ
ròng hơn 10,8 tỷ đồng.
Trong khi đó, nhờ cơ cấu hiệu quả các khoản nợ, Vinaconex ghi nhận doanh thu đạt 5.450 tỷ đồng với lãi ròng gấp 3,6 lần kết quả cùng kỳ, đạt 646 tỷ đồng.
Dự án Cát Bà Amatina có quy mô hơn 172ha và được lên ý tưởng
triển khai kể từ năm 2005. Dự án này được quy hoạch trở thành khu đô thị du lịch
nghỉ dưỡng với 1.300 căn biệt thự đơn lập, song lập, liền kề; các tòa nhà cao tầng
hỗn hợp; các tòa căn hộ dịch vụ; khu biệt thự nghỉ dưỡng hạng sang và khu khách
sạn (bao gồm khách sạn mini, khách sạn 5 sao, khách sạn cao cấp); các khu vui
chơi giải trí trong nhà, ngoài trời, trung tâm thương mại, bến du thuyền.
Tổng vốn đầu tư dự kiến gần 11.000 tỷ đồng với mục tiêu trở
thành dự án đô thị du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp, hiện đại bậc nhất Việt Nam. Đây
từng được xem là dự án trọng điểm của Vinaconex ICT và công ty mẹ Vinaconex.
Tuy nhiên, sau các cơn sốt đất những năm 2010-2012, thị trường
bất động sản dần “đóng băng” và dự án này dần rơi vào quên lãng trước khi được
tái khởi động vào năm 2021.
Vinaconex lột xác thế nào dưới thời cựu chủ tịch Đào Ngọc Thanh
Vinaconex tính thoái toàn bộ vốn khỏi Cảng quốc tế Vạn Ninh
Phần vốn này chiếm 40% cổ phần tại Cảng quốc tế Vạn Ninh (từ 2021), tương ứng giá trị sổ sách hơn 198,3 tỷ đồng.
Vinaconex ICT có thể bán một phần dự án Cát Bà Amatina
Dự án Khu đô thị Cát Bà Amatina có quy mô hơn 172ha với tổng vốn đầu tư dự kiến gần 11.000 tỷ đồng được lên ý tưởng từ năm 2005. Tuy nhiên sau gần 20 năm chủ đầu tư mới phát triển được một phần nhỏ dự án và đang lên kế hoạch chuyển nhượng một phần cho nhà đầu tư khác.
Vinaconex giành thêm dự án khu công nghiệp ở Hà Nội
Trong khi việc triển khai xây dựng hạ tầng dự án khu công nghiệp công nghệ cao tại Hoà Lạc vẫn vướng mắc vì khó khăn trong giải phóng mặt bằng, Vinaconex lại được bật đèn xanh phát triển thêm khu công nghiệp thứ hai tại Hà Nội.
Chính phủ đề xuất tái khởi động điện hạt nhân
Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị về chủ trương tái khởi động lại điện hạt nhân nhằm đảm bảo đủ điện phục vụ phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
Thủ tướng đưa ra 6 giải pháp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công cuối năm
Mục tiêu giải ngân đầu tư công năm nay vẫn trên 95% kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ đưa ra sáu giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, đẩy mạnh giải ngân vào cuối năm.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng 'bơm' thêm 50.000 tỷ đồng cho VinFast
Cam kết này được được ra ngay sau khi VinFast giành 'ngôi vương' về thị phần xe ô tô tại Việt Nam.
WinMart tung ưu đãi 'khủng' mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart triển khai loạt hoạt động mừng sinh nhật 10 tuổi khởi động bằng chương trình khuyến mại “10 năm gắn kết - Trọn vẹn tin yêu” trên toàn hệ thống.
Tân Hiệp Phát trao 200 suất học bổng cho học sinh khó khăn tại Hà Nam
Không chỉ đồng hành cùng chính quyền tỉnh Hà Nam trong công cuộc phát triển kinh tế, Tân Hiệp Phát còn thường xuyên phối hợp cùng địa phương triển khai các hoạt động chăm sóc cộng đồng, đặc biệt các chương trình khuyến học khuyến tài.
Đến lúc bỏ Nghị định 24, cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng?
Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc bỏ quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24, cho phép doanh nghiệp có năng lực được nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Ông Nguyễn Đức Trung làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An
Ông Nguyễn Đức Trung vừa được bầu làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An thay ông Thái Thanh Quý chuyển sang giữ chức Phó ban Kinh tế trung ương.