Bà Nà một thập kỷ tìm lại huy hoàng

Kiều Mai - 25/03/2019 17:01 (GMT+7)

Đỉnh Bà Nà nhiều thập kỷ chìm trong quên lãng đã dần được đánh thức, lột xác trở thành một trung tâm du lịch đẳng cấp, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.

Nằm cách Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam, Bà Nà từng là khu nghỉ dưỡng nổi tiếng không chỉ ở miền Trung mà còn trên toàn khu vực Đông Dương những năm trước 1945.

Tiếp nối sự khám phá và xây dựng Đà Lạt, vào tháng 2-1900, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer cử đại úy Debay thám sát vùng núi lân cận khu vực Đà Nẵng - Huế để tìm kiếm thêm điểm nghỉ mát, dưỡng sức và chữa bệnh. 

Sau nhiều đợt thăm dò, đến tháng 11-1901, đoàn thám hiểm của Debay đã tìm ra núi Chúa, tức Bà Nà, nơi có độ cao 1.487m sovới mực nước biển, trên đỉnh địa hình khá bằng phẳng, khí hậu tương tự như Đà Lạt. 

Bà Nà một thập kỷ tìm lại huy hoàng
Kiệu quan lớn lên đỉnh Bà Nà.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, người Pháp đẩy mạnh xây dựng khu nghỉ mát Bà Nà, hoàn tất con đường nối Bà Nà với đường thuộc địa số 1 (sau này là Quốc lộ 1) trong năm 1919, tạo điều kiện dễ dàng cho những công sở, quan chức và kiều dân Pháp đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng, kinh doanh ở Bà Nà. 

Tháng 5 năm 1919, luật sư Beisson trở thành người đầu tiên xây dựng nhà nghỉ ở Bà Nà. Tính đến 23/7/1921, tại Bà Nà đã có 39 lô đất được cấp phép xây dựng của 36 chủ đầu tư, phân bố trải đều theo cụm.

Dưới tay người Pháp, Bà Nà sở hữu gần như đầy đủ các loại dịch vụ từ khách sạn, nhà hàng, hầm rượu, rạp chiếu bóng đến bưu điện, bệnh viện, sân tennis. 240 công trình nhà nghỉ hiện tại, sang trọng, đầy đủ tiện nghi thời đó đã được đưa vào sử dụng những năm 1920 - 1930.

Bà Nà một thập kỷ từ huy hoàng trở về huy hoàng
Bà Nà từng là khu nghỉ dưỡng nổi tiếng không chỉ ở miền Trung mà còn trên toàn khu vực Đông Dương những năm trước 1945.

Và Bà Nà khi đó được xem là một thị trấn nghỉ dưỡng rất quan trọng của quan chức, binh lính và kiều dân người Pháp ở Trung kỳ, có sức thu hút du khách khắp cả Đông Dương.

Thống kê của Pháp năm 1925 cho biết, chỉ có chừng 120 du khách chọn Bà Nà để nghỉ ngơi. Năm 1928, đường lên đỉnh núi được hoàn tất, số du khách mới tăng dần, đến năm 1937 đã đạt được con số hơn 1.000 người, phần lớn là người Pháp và quan chức người Việt. Các dịch vụ như điện, nước, bệnh viện, bưu điện, ngân hàng, khách sạn... đã được đưa vào phục vụ du khách. Bà Nà dần trở thành một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng không chỉ ở Trung Kỳ mà ở toàn khu vực Đông Dương.

Năm 1938, Bà Nà đã được Phòng Du lịch Đông Dương đưa vào tour du lịch 8 ngày bằng xe hơi tuyến Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Vinh - Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại. Kiệu ghế được xem là một phương tiện di chuyển đầy lý thú và rất điển hình cho du lịch Bà Nà xưa với lượng du khách ngang với những khu nghỉ mát thời đó như Le Bockor (Campuchia), Mũi Saint Jacques (Vũng Tàu), Tam Đảo, Sapa,..

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bà Nà dần vắng bóng người. Khi Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2, nhân dân địa phương thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến nên đã triệt hạ các công trình xây dựng ở Bà Nà. Từ đấy, khu nghỉ mát hoang phế dần và bị cây rừng che phủ trong quên lãng gần nửa thế kỷ.

Những công trình còn lại của khu nghỉ dưỡng nổi tiếng một thời tiếp tục bị phá hủy dưới các nòng súng tầm xa của Mỹ khi quân đội Mỹ chọn đỉnh núi Bà Nà làm nơi quan sát quân sự sau này.

Bà Nà một thập kỷ từ huy hoàng trở về huy hoàng 1
Khu nghỉ dưỡng trên đỉnh Bà Nà thời Pháp.

Hòa bình lặp lại, Bà Nà chỉ tồn tại trong nhận thức của những người dân làm lâm nghiệp quanh vùng, men theo đường mòn lên núi tìm kiếm một số đồ đạc còn sót lại. Huyền thoại nghỉ dưỡng một thời dưới tay người Pháp rơi dần vào quên lãng.

Đầu năm 1997, UBND Đà Nẵng đã quyết định xây dựng lại Bà Nà thành khu du lịch sinh thái với hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, khu bảo tồn nhưng sau đó chuyển giao lại toàn bộ khu du lịch cho Tập đoàn Sun Group quản lý năm 2007.

Ngày 25/3/2009, tuyến cáp treo Bà Nà - Suối Mơ được đưa vào hoạt động, mở đầu cho nỗ lực đưa Bà Nà trở lại thời kỳ nghỉ dưỡng huy hoàng.

Bà Nà một thập kỷ tìm lại huy hoàng 3
Tuyến cáp treo được đưa vào hoạt động giúp con đường đến với Bà Nà dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngoài tuyến cáp treo hiện đại bậc nhất thế giới tại thời điểm ấy, Bà Nà còn sở hữu nhiều công trình mới nổi bật như khu vui chơi giải trí trong nhà 21.000m2, tuyến cáp treo bốn kỷ lục thế giới L’Indochine - Thác Tóc Tiên, Tàu hỏa leo núi hay Làng Pháp.

Giữa năm 2018, Bà Nà gây bất ngờ với công trình Cầu Vàng do TA Landscape & Architecture thiết kế và Sun Group đầu tư xây dựng. Đỉnh Bà Nà nhiều thập kỷ chìm trong quên lãng đã bừng tỉnh, lột xác trở thành một Sun World Ba Na Hills đẳng cấp, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.

Bà Nà một thập kỷ tìm lại huy hoàng 4
Không chỉ đẹp dưới ánh nắng rực rỡ, Cầu Vàng còn trở nên thơ mộng và có phần bí hiểm dưới làn sương.

Nếu như năm 2001, Đà Nẵng chỉ đón về gần 490 ngàn lượt khách trong và ngoài nước, thì năm 2009, con số này đã lên hơn 1,3 triệu lượt và đạt gần 7,7 triệu lượt năm 2018, tăng trưởng tới 463% so với 2009. Trong đó, lượng du khách đến Bà Nà cũng tăng hơn 160 lần so với 2009 - năm đầu tiên khu du lịch đi vào hoạt động.

Trong 10 năm qua, sân bay Đà Nẵng chứng kiến lượng khách tăng trưởng vượt bậc, từ 2,1 triệu khách năm 2009 lên 13,3 triệu khách năm 2018. Đặc biệt, kể từ sau “hiện tượng Cầu Vàng”, số chuyến bay quốc tế tới Đà Nẵng từ các thị trường mới như Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ… tăng đột biến.

Chỉ riêng hai tháng đầu năm 2019, số chuyến bay từ Thái Lan tới Đà Nẵng đã tăng tới 56 chuyến/tuần, trong đó, cứ ba khách quốc tế liên hệ đặt tour tới Đà Nẵng thì có tới hai khách yêu cầu đến Cầu Vàng tại Sun World Ba Na Hills.

Bà Nà một thập kỷ tìm lại huy hoàng 5
Đà Nẵng nói chung và Bà Nà nói riêng đang trở thành những cái tên quen thuộc trên bản đồ du lịch thế giới.

Ông Lê Trung Chinh, Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nhận định sự ra đời của tuyến cáp treo Bà Nà năm 2009, và tiếp sau đó là những sản phẩm du lịch đổi mới không ngừng, trong đó có “tuyệt phẩm” Cầu Vàng được cả thế giới ca ngợi, là động lực quan trọng tạo nên những con số tăng trưởng ấn tượng của du lịch Đà Nẵng.

“Bà Nà Hills là một trong những minh chứng rõ nét cho vai trò của kinh tế tư nhân trong sự phát triển của du lịch Đà Nẵng nói riêng và kinh tế Đà Nẵng nói chung”, ông Chinh nhấn mạnh.

Bà Nà một thập kỷ tìm lại huy hoàng 6
Chẳng ai có thể tưởng tượng được Bà Nà trong một thập kỷ đã lột xác với những công trình đẹp và hấp dẫn như thế này

Hành trình 10 năm đó mới chỉ là sự khởi đầu của Bà Nà Hills. Du khách sẽ không bao giờ thấy một Bà Nà Hills mà họ đã từng gặp bởi khu du lịch vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện, thay đổi từng ngày, góp phần đưa du lịch Đà Nẵng vươn xa hơn nữa trên bản đồ du lịch thế giới.

Cây cầu Vàng: Điểm check-in gây sốt trên đỉnh Bà Nà

Cây cầu Vàng: Điểm check-in gây sốt trên đỉnh Bà Nà

Ống kính -  6 năm
Cây cầu Vàng được nâng đỡ bởi đôi bàn tay khổng lồ trên đỉnh núi Bà Nà, Đà Nẵng tiếp tục khẳng định lối kiến trúc ấn tượng, độc đáo có một không hai của Sun Group tại Bà Nà Hills.
Ý kiến ( 0)
Ngắm đàn heo dễ thương trên đỉnh Bà Nà

Ngắm đàn heo dễ thương trên đỉnh Bà Nà

Ống kính -  5 năm

Một không gian ngập sắc hương của hàng ngàn bông hoa tươi thắm đang bung nở chào xuân cùng các tiểu cảnh dễ thương chưa từng thấy đang khiến du khách muốn “thời gian ngưng lại”, khi bước chân đến khu vực Núi Chúa những ngày này.

Đất nền Nam Đà Nẵng tăng nóng trở lại dịp cuối năm 2018

Đất nền Nam Đà Nẵng tăng nóng trở lại dịp cuối năm 2018

Bất động sản -  5 năm

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và nhà đầu tư, mặc dù đang trải qua giai đoạn chững lại, tuy nhiên thị trường bất động sản Đà Nẵng vẫn còn những dư địa để tiếp tục hồi phục và tăng trưởng mới. Trong đó, đất nền tại khu Nam Đà Nẵng đang tăng nóng trở lại sau thời gian điều chỉnh thị trường.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  16 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Non nước biên thùy: Tình yêu vô bờ bến với đá và núi

Non nước biên thùy: Tình yêu vô bờ bến với đá và núi

Ống kính -  6 ngày

Triển lãm 'Non nước biên thùy' của họa sĩ Đỗ Đức là một câu chuyện đầy xúc cảm về tình yêu vô bờ bến mà ông dành cho đá, núi và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang.

Người dân ngoài đê sông Hồng di dời đồ đạc khỏi nước lũ

Người dân ngoài đê sông Hồng di dời đồ đạc khỏi nước lũ

Ống kính -  1 tuần

Nước từ thượng nguồn đổ về trên sông Hồng qua địa phận Hà Nội khiến nhiều khu vực ngoài đê thuộc quận Hoàn Kiếm ngập sâu, người dân phải di chuyển đồ đạc lên cao để tránh hư hại.

Lũ lụt hoành hành miền Bắc

Lũ lụt hoành hành miền Bắc

Ống kính -  1 tuần

Sau cơn bão số 3, do lượng mưa lớn trải trên diện rộng tại các tỉnh phía bắc đã gây lũ, ngập lụt ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người dân.

Lũ sông Hồng lên cao, nhiều tuyến phố tại Lào Cai ngập lụt

Lũ sông Hồng lên cao, nhiều tuyến phố tại Lào Cai ngập lụt

Ống kính -  1 tuần

Ngày 9/9, nước sông Hồng tại thành phố Lào Cai dâng cao khiến nhiều tuyến phố nằm gần bờ sông rơi vào ngập lụt.

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  23 phút

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  23 phút

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.