Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020 và ông Nguyễn Xuân Anh.
Sáng 7/10, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Bộ Chính trị phân công ông Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Tại lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác nhân sự chiều sáng 7/10 tại Hội trường Thành ủy Đà Nẵng, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đã công bố quyết định phân công ông Trương Quang Nghĩa (Ủy viên Trung ương Đảng) tham gia Ban chấp hành Đảng bộ Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Trương Quang Nghĩa mong được Ban Chấp hành Trung ương ủng hộ để Đà Nẵng hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm nay. Trước mắt, Đà Nẵng sẽ nỗ lực để tổ chức tốt Hội nghị Cấp cao APEC 2017...
Trước đó một ngày, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh vì những "vi phạm, khuyết điểm nghiệm trọng" với hình thức cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020; và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.
Người cũ của Đà Nẵng
Tân bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa sinh ngày 19/8/1958, quê xã Cẩm Kim, Hội An, Quảng Nam. Không chỉ là người con Hội An, ông Trương Quang Nghĩa cũng là người gắn bó với mảnh đất Quảng Đà với những cương vị khác nhau.
Ông có 2 năm làm Giám đốc Chi nhánh Vinaconex tại Đà Nẵng (8/1994 - 10/1996) và hơn 2 năm đảm nhiệm vị trí Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng (5/2008 - 9/2010).
Ông Nghĩa tốt nghiệp Học viện kỹ thuật Quân sự năm 1985, công tác trong quân đội 6 năm, sau đó gắn bó với Tổng công ty Vinaconex (thuộc Bộ Xây dựng) suốt 16 năm.
Năm 2008, ông Nghĩa được Ban Bí thư phân công về Đà Nẵng làm Phó bí thư thành ủy. Sau đó ông lần lượt kinh qua các chức vụ Phó bí thư rồi Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy Sơn La; Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Ngày 9/4/2016, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải thay ông Đinh La Thăng.
Ông Nghĩa là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII; đại biểu Quốc hội khóa XIV, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La. Ông có hai người anh là ông Trương Quang Được (1940-2016), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam và thượng tướng Trương Quang Khánh (1953), nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Bộ trưởng kín đáo
Đảm nhiệm cương vị tư lệnh ngành giao thông, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa được đánh giá khá kín đáo so với người tiền nhiệm Đinh La Thăng.
Hơn một năm qua, ông Nghĩa phải đối mặt với nhiều khó khăn của ngành như thiếu hụt vốn đầu tư, dự án BOT nở rộ, vướng mắc trong việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, những trì trệ của ngành đường sắt và tai nạn giao thông chưa thuyên giảm...
Trong một lần hiếm hoi trả lời báo chí, ông Trương Quang Nghĩa khẳng định: "Trong công tác đầu tư, chúng tôi sẽ giữ nguyên tắc là chi tiêu một đồng tiền của nhân dân đều phải cân nhắc, có trách nhiệm, phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả của việc đầu tư".
Khó khăn về vốn đầu tư dường như được Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa dự liệu từ những ngày đầu nhậm chức.
Tháng 3/2017, tại cuộc làm việc của Thủ tướng với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho biết, dự kiến số vốn ngân sách nhà nước Bộ được phân bổ giai đoạn 2016-2020 là 188.200 tỷ đồng, chỉ đáp ứng khoảng 31% tổng nhu cầu. 27 dự án quan trọng, có tính chất cấp bách sử dụng vốn ngân sách đang đối diện với nguy cơ bị dừng, giãn tiến độ do thiếu vốn.
Ngày 14/4/2016, tân Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa trả lời báo chí sau khi nhậm chức: "Trong công tác đầu tư, chúng tôi sẽ giữ nguyên tắc là chi tiêu một đồng tiền của nhân dân đều phải cân nhắc". Ngày 9/6/2016, làm việc với lãnh đạo Đà Nẵng, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa khẳng định việc thực hiện BOT phải quan tâm đường mới, tránh đường độc đạo, tránh các tuyến BOT mà người dân không có lựa chọn khác.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020 và ông Nguyễn Xuân Anh.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.