Khởi nghiệp
Bước ngoặt của Việt Nam với nền kinh tế số 2019
Nền kinh tế số Việt Nam ước tính có quy mô 12 tỷ USD trong năm 2019 và dự kiến sẽ chạm ngưỡng 43 tỷ USD vào năm 2025, vươn lên vị trí thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á.
Báo cáo e-Conomy SEA 2019 do Google và Temasek đã công bố mới đây đã phác họa lại bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Internet tại khu vực Đông Nam Á, với trọng tâm là 5 lĩnh vực: du lịch trực tuyến, truyền thông - quảng cáo, gọi xe, thương mại điện tử, và các dịch vụ tài chính số.
Với 360 triệu người dùng Internet thường xuyên trên toàn khu vực, e-Conomy SEA 2019 ghi nhận 4 quốc gia dẫn đầu về số lượng người hiện là: Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan. So với năm 2018, đây được xem là bướt ngoặt với Việt Nam khi lần đầu lọt top 3 và được đánh giá là thị trường tiềm năng với nền kinh tế Internet đang bùng nổ.
Xét về quy mô, thị trường Việt Nam ước tính giá trị 12 tỷ USD gồm cả 5 lĩnh vực trong năm 2019, tốc độ tăng trưởng đạt 38% trong 5 năm trở lại đây. Dự kiến, tới năm 2025, nền kinh tế Internet của Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 43 tỷ USD, tăng trưởng 29%/năm, vươn lên vị trí thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á.

Không chỉ gây ấn tượng bởi tốc độ tăng trưởng nhanh, Việt Nam còn vươn lên trở thành nền kinh tế số tốt nhất trong khu vực với mảng Thương mại điện tử, nổi bật là cuộc chiến giành thị phần của giữa các thương hiệu bản địa là Sendo và Tiki, đối đầu với các đối thủ lớn như Lazada và Shopee.
Cụ thể, trong lĩnh vực thương mại điện tử, quy mô thị trường Việt Nam hiện đạt 5 tỷ USD, gần gấp đôi so với cùng kì, với tốc độ tăng trưởng lên tới 81%. Theo Google và Temasek, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam nhanh thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia.
Trong lĩnh vực gọi xe, báo cáo đánh giá, quy mô của thị trường này tại Việt Nam đã lên tới 1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 57% - cao nhất ở Đông Nam Á. Tới năm 2025, dự báo sân chơi này sẽ đạt ngưỡng 4 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 38%/năm.
Điều này giải thích tại sao, chỉ trong một thời gian ngắn, liên tục các ông lớn quốc tế lẫn trong nước như Grab, Go-Viet, FastGo hay Be... tham gia vào thị trường này.
Cũng trong lĩnh vực gọi xe nói chung, thị trường giao nhận đồ ăn đang bị xâu xé bởi các gương mặt quen thuộc, ngoài Now, GrabFood cũng nhảy vào nếm thử, những cái tên cũ hơn nhưng lại kém phát triển bắt buộc phải nhường thị phần như Go-Food, Loship, hay biến mất hẳn là Lala.

Có thể thấy, việc các công ty công nghệ ngày càng đa dạng, len lỏi vào mọi mặt trong cuộc sống đã trở thành một nền văn minh mới, quen thuộc với người tiêu dùng. Chấm dứt kỷ nguyên của vận tải truyền thống, mua hàng tận nơi, thay vào đó là thói quen đặt hàng online, đặt xe công nghệ.
Với lĩnh vực du lịch trực tuyến, báo cáo Google và Temasek coi đây là ngành tiềm năng và mũi nhọn của Việt Nam, nơi quy tụ những ông lớn hàng đầu trong hoạt động đặt phòng, thuê khách sạn, homestay, hay đặt vé máy bay, tour du lịch, nghỉ dưỡng.
Với sự tham gia của loạt tên tuổi như: Booking, Agoda, VnTrip, Traveloka, Luxstay,... thị trường này được Google và Temasek ước tính lên tới 4 tỷ USD tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng 16% mỗi năm.
Cũng trong báo cáo này, năm nay Google và Temasek đặc biệt nhấn mạnh tới lĩnh vực dịch vụ tài chính số, bao gồm các mảng như: thanh toán, cho vay, ví điện tử, bảo hiểm... Trong đó, lĩnh vực thanh toán trực tuyến chiếm khoảng 89% thị trường Fintech Việt Nam, theo số liệu của Công ty tư vấn Solidiance.
Tại Việt Nam, các dịch vụ thanh toán trực tuyến (thanh toán di động, cổng thanh toán trực tuyến, ví điện tử) có thể kể đến như: Zalo Pay, Momo, 1Pay, Moca, VnPay, Vimo... Các dịch vụ tài chính cá nhân (ứng dụng hỗ trợ kiểm soát thu nhập, chi tiêu, đầu tư, hỗ trợ khoản vay cá nhân) với MoneyLover, Timo, F88, Mobivi...
Số lượng startup của Việt Nam nhiều thứ 3 ở Đông Nam Á
Lazada Việt Nam muốn làm ví điện tử
Lazada Việt Nam kỳ vọng sẽ tăng lượng đơn hàng giao dịch không tiền mặt, hướng tới mục tiêu tăng tính an toàn và đơn giản hóa quy trình giao nhận từ phía các dịch vụ logistics, cũng như từ phía người tiêu dùng.
Startup giáo dục MindX nhận vốn 500.000 USD
Được thành lập từ năm 2015 đến nay, MindX đã có 5 trung tâm tại Hà Nội và TP HCM, đào tạo hơn 8.500 học sinh, sinh viên và người đã đi làm.
Startup VietFuture vươn lên trong lĩnh vực giáo dục ngoài trường học
Được ấp ủ từ năm 2014, chính thức phát triển từ năm 2015, startup giáo dục VietFuture ra đời với sứ mệnh bổ sung kiến thức, kĩ năng sống cho con trẻ - đặc biệt là trẻ em tại các thành phố lớn, dựa trên nền tảng đạo đức, thái độ và trách nhiệm.
Fastgo đang chuyển mình
Đầu tháng 10 này, FastGo ra mắt nhiều tính năng mới, hứa hẹn thu hút người tiêu dùng và cả các startup Việt tìm kiếm cơ hội.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Sân bay quốc tế Nội Bài sẽ đón 100.000 lượt khách cao điểm 30/4 và 1/5
Để chuẩn bị cho lượng khách đi lại bằng đường hàng không tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sân bay Nội Bài đã sẵn sàng các phương án phục vụ.
Giá vàng hôm nay 29/4: Bật tăng đến 1,5 triệu đồng/lượng
Giá vàng hôm nay 29/4 tăng từ 1,3 đến 1,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo
T&T Group chủ động chiến lược trung hòa vấn đề thuế quan, đón đầu vận hội năng lượng tái tạo, theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn.
Novaland thắng kiện ở dự án 10.000 tỷ đồng
VIAC tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty con thuộc Novaland, buộc Taekwang Vina tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng dự án Khu dân cư 7/5.
VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.
Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan
Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.