Tiêu điểm
‘Căng thẳng về room tín dụng không chỉ là chuyện của ngân hàng’
Căng thẳng về room tín dụng được chú ý gần đây, không hẳn chỉ là câu chuyện của ngân hàng. Trong mối quan hệ tương quan, đầu tư công ‘bơm máu’ chậm, kém sẽ gây nên khát vốn, chuyển gánh nặng lên phía ngân hàng, thị trường tài chính.
Tổng thể nền kinh tế vĩ mô tốt, tăng trưởng tốt. Báo cáo của Chính phủ cho thấy bức tranh của doanh nghiệp mặc dù có nhiều điểm sáng nhưng cũng có sự bào mòn sức lực của các doanh nghiệp, dòng tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn… Nền kinh tế vẫn đang tiềm ẩn những vấn đề đáng lo ngại.
PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng tổng thể tốt – rõ ràng là bài học rất quan trọng trong việc chống lạm phát, xác định rõ nguyên nhân chính là chi phí đẩy thì tập trung sử dụng công cụ tài khóa.
“Và còn tốt hơn nữa nếu phần đầu tư công "bơm máu" ra được cho nền kinh tế. Bởi, nếu đầu tư công "bơm máu" chậm, kém sẽ gây nên khát vốn, chuyển gánh nặng lên phía ngân hàng, thị trường tài chính”, ông Thiên nhấn mạnh.
Phối hợp chính sách tài khóa, tiền tệ là khâu quyết định bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô không gây ra những căng thẳng cho nền kinh tế. Đây là bài học cực kỳ quan trọng. Cuộc họp của Ngân hàng Nhà nước gần đây đã nhìn nhận được.
Tại hội nghị “Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế” diễn ra ngày 12/9, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, Chính phủ nên có một đánh giá tương quan, cần phải tiếp tục "bơm máu" cho nền kinh tế.
Ba yếu tố gồm đầu tư công, thị trường vốn dài hạn và cho vay ngắn hạn cần được 'vận hành' như thế nào để không mất cân đối. Đây là điểm mấu chốt cho ổn định tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới.
Ông Thiên cho rằng: căng thẳng về room tín dụng như truyền thông đưa gần dây, không hẳn chỉ là câu chuyện của ngân hàng mà cho thấy việc đầu tư công phải mạnh hơn nữa và thị trường vốn phải vận hành tốt hơn.
Được biết, vốn đầu tư công năm nay rất lớn, trên 520 nghìn tỷ đồng, chiếm 1/3 tổng đầu tư xã hội cả năm. Tuy nhiên, bây giờ đang được giải ngân rất chậm khi sau 8 tháng mới đạt 40%. Trong khi đó, một số chuyên gia còn cho rằng đẩy mạnh đầu tư công là một trong những giải pháp quan trọng để ứng phó với tình trạng xuất khẩu và thu hút FDI có khả năng suy giảm vào cuối năm nay và năm sau – hai động lực quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
'Bơm tiền' đúng chỗ
Mặc khác, ông Thiên cho rằng, “Chúng ta không chỉ nên lo tăng trưởng mà đối với nền kinh tế Việt Nam cần chú ý đến yếu tố nợ xấu. Bơm tiền hay không bơm tiền ra đều phải căn cứ vào nợ xấu, có thể không bơm tiền chưa chắc đã giảm nợ xấu, mà nếu chúng ta bơm tiền ra đúng đối tượng, những doanh nghiệp tốt, dự án tốt thì vẫn xử lý giúp cho ngành ngân hàng trong điều kiện hiện nay”.
Cùng quan điểm, theo TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, nền kinh tế Việt Nam hiện nay cần vốn, nhưng cái cần hơn, cấp thiết hơn là hấp thụ vốn. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phải phối hợp tốt.
Ông Lịch cho rằng, hiện nay không cần nới tín dụng, trong đó có vốn cho thị trường bất động sản. Vấn đề quan trọng là nguồn vốn ưu tiên cho lĩnh vực bất động sản nào, tín dụng bất động sản phải ưu tiên cho các dự án nhà ở xã hội, hạ tầng công nghiệp…
Đồng thời, phải phát triển cân đối thị trường chứng khoán, trái phiếu và cả thị trường tiền tệ, chứ không phải đẩy gánh nặng vốn trong trung và dài hạn cho chính sách tiền tệ.
TS. Võ Trí Thành cũng cho rằng nên thận trọng với cung tiền. Với tốc độ tăng tín dụng, giả sử năm nay là 14% thì năm sau cũng là 14%, đây là con số không thấp. Còn nhiều vấn đề như nợ xấu không trừ hẳn, vấn đề tăng vốn cho ngân hàng thương mại, tỉ lệ tín dụng trên GDP, áp lực ngắn hạn đối với tỉ giá trong khi ta không muốn làm cho tỉ giá mất giá nhiều; rồi áp lực về lãi suất, lãi suất không thể tăng quá mức…
Theo ông Thành, cần nhanh chóng sửa đổi Nghị định 153 về phát hành trái phiếu cũng như trong những năm tới có thể chế tốt để phát hành trái phiếu là giải pháp quan trọng.
Bên cạnh đó là linh hoạt trong mức tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, vào bất động sản đặc biệt là nhà ở công nhân, nhà ở xã hội…
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt hơn, ở đây không có nghĩa là tháng 3 năm nay so với tháng 3 năm sau cũng phải tăng 14%, có thể có tháng lên, tháng xuống theo chu kỳ sản xuất của các nhóm mặt hàng.
Tăng công cụ kiểm soát tăng trưởng tín dụng
GS. Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân đánh giá: trước nay nguồn vốn dựa vào thị trường tín dụng, trái phiếu. Những năm gần đây, cụ thể là năm 2021, kinh tế tăng trưởng 2,58%, tốc độ tăng trưởng tín dụng gần 4%, thị trường vốn hỗ trợ khá tốt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, sang năm 2022 thì gần như không còn hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp nữa.
Theo ông Cường, Ngân hàng Nhà nước cần bổ sung các công cụ để kiểm soát tăng trưởng tín dụng, cần phải mở rộng thêm 2 yếu tố: với những ngân hàng có mức lãi suất cho vay bình quân thấp hơn mức bình quân chung, tốc độ tăng trưởng phải cao hơn ngân hàng khác. Những ngân hàng duy trì được khoản chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất vay thấp, thì cũng sẽ được tăng trưởng tín dụng cao.
Nếu sử dụng những chỉ tiêu này, Ngân hàng Nhà nước sẽ biết được các ngân hàng thực sự quản trị tốt, có mức hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn, không xảy ra tình trạng các ngân hàng chạy đua để tăng lãi suất.
Xung đột chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Về vấn đề phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, ông Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhận định, không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào, sự xung đột của chính sách tài khóa và tiền tiền tệ gần như rất phổ biến.
Cấu trúc tài chính của thị trường Việt Nam là nguyên nhân chính tạo sự xung đột ngày càng gay gắt hơn. Có thể nói chính sách tiền tệ là định hướng của dòng chảy tín dụng thời gian vừa qua, cũng đã giúp cho yếu tố lạm phát thấp xuống.
Theo ông Phước, thời gian tới, chính sách tiền tệ cần phải định hướng dòng chảy tín dụng qua các hệ số rủi ro. Việc xác định room tín dụng cho các ngân hàng cần dựa vào cơ cấu tín dụng và các hệ số rủi ro. Nếu cho vay với các ngành nghề rủi ro nhiều thì hệ số rủi ro cao.
Đây là một cách hỗ trợ cho chính sách tài khóa gián tiếp, vì nếu như dòng vốn đi vào nền kinh tế và lạm phát vẫn thấp xuống, làm cho nguồn thu tăng lên.
Về chính sách tài khóa, thị trường vốn hiện nay vẫn còn hạn chế, nhất là thị trường trái phiếu.
Ông Phước đề nghị thí điểm cơ chế trái phiếu gắn với tài sản đảm bảo. Đây là cái mà hiện nay, đặc biệt là Mỹ, châu Âu đang phát triển rất nhiều, tránh tình trạng trái phiếu phát hành ra không có tài sản đảm bảo gây nên rủi ro khi hoàn trả.
Bất động sản vẫn 'khát vốn' sau nới room tín dụng
Bất động sản vẫn 'khát vốn' sau nới room tín dụng
Mức nới room tín dụng rất thấp và chỉ nới với một số ngân hàng vẫn chưa thể giúp các doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà hết "khát vốn".
Thị trường bất động sản sẽ phục hồi sau điều chỉnh room tín dụng
TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Savills Việt Nam đánh giá việc nới room tín dụng cho các ngân hàng, tạo điều kiện vay thuận lợi cho các doanh nghiệp sẽ giúp thị trường bất động sản phục hồi và tái phát triển.
Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh room tín dụng cho một số tổ chức tín dụng
Sáng nay (7/9), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông báo về kết quả điều hành tín dụng và định hướng những tháng cuối năm 2022.
Vì sao có thể sớm nới room tín dụng?
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, việc nới room tín dụng bất động sản cần được xem xét sớm trong tháng 9 tới. Nếu chờ đến quý IV sẽ hơi muộn và đánh mất nhiều cơ hội phát triển của thị trường.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.
Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất
Được xướng tên trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” là minh chứng cho cam kết hiện thực hóa mục tiêu ESG, hướng tới tương lai bền vững của Alphanam.
Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh
Trải qua hàng loạt thử thách theo thời gian, các nhà quản lý gen Z sẽ trưởng thành hơn và sẵn sàng gánh vác những vai trò lớn trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?
Thách thức về pháp lý, lao động, năng lượng tiếp tục khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn với nhà đầu tư Mỹ.
Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực
Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.
Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất
Khu công nghiệp sinh thái có mục đích cao nhất là nâng cao hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đem lại tác động tích cực cho môi trường, xã hội.
Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050
Việt Nam cam kết phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tại Hội nghị G20.