Chứng khoán ngày 15/6: Phiên ATC cứu VN-Index thoát hiểm trong gang tấc
Lực nâng đỡ hôm nay quá yếu khiến chỉ số VN-Index suýt rơi vào phiên giảm điểm thứ 2 liên tiếp.
HOSE - Thiếu trụ đỡ chính
Sau phiên cơ cấu danh mục cuối cùng của các quỹ ETF vào cuối tuần trước, hôm nay, trong nửa đầu thời gian phiên sáng, chỉ số VN-Index gần như đi ngang mức tham chiếu. Tình trạng khớp lệnh diễn ra một cách uể oải và trầm lắng. Cả bên cung và bên cầu đều không tạo áp lực lớn lên sàn. Dường như tâm lý của nhà đầu tư hầu như đều chỉ muốn đứng ngoài quan sát.
Mức cao nhất trong ngày của VN-Index đạt được vào đầu phiên tại 1.018,98 điểm (+0,24%).
Dòng tiền trong những phiên gần đây có xu hướng tập trung vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Một số cổ phiếu nhỏ mang sắc tím từ sớm vào sáng nay như HAG, HTT… Trong khi đó, nhóm cổ phiếu lớn lại chịu áp lực bán mạnh. Diễn biến này không giúp cho chỉ số VN-Index cải thiện về điểm số.
Đến gần 11h, chỉ số VN-Index chịu lực đẩy mạnh hơn từ sự giảm giá của nhiều mã lớn. Cho đến trưa, chỉ số này đã tụt xuống mức 1.008,34 điểm, giảm 0,8% so với tham chiếu.
Trong top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn chỉ có VIC, VHM và SAB còn duy trì được sắc xanh với mức tăng nhẹ chưa đến 1%. Còn số cổ phiếu còn lại đều đã giảm giá gồm BID giảm 2,76%; GAS giảm 2,71%; TCB giảm 2,28%; VCB giảm 1,69%; CTG giảm ; MSN giảm; VNM giảm 0,83%.
Ngoài ra, sáng nay, VPB cũng đứng trong hàng ngũ chủ chốt chống đỡ VN-Index với việc tăng giá 3,92%. Hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền của cổ phiếu VPB, nhận cổ tức bằng cổ phiểu và nhận cổ phiếu thưởng với tổng tỷ lệ 61,817%.
Đến chiều, diễn biến của chỉ số VN-Index tệ hơn khi liên tục bị đẩy về sâu. Áp lực bán ra tăng mạnh khiến sắc đỏ lan rộng trên bảng điệu tử. VN-Index nhanh chóng mất mốc 1.000 điểm lần nữa. Mức thấp nhất trong ngày của VN-Index là 986,88 điểm, giảm 2,91% so với tham chiếu.
Tại đáy này, lực cầu bắt đáy bắt đầu trở lại giúp chỉ số này vớt được mốc 990 điểm. Tuy nhiên, đợt ATC đầy bất ngờ tạo lực đẩy mạnh khiến VN-Index đóng cửa tại 987,34 điểm, giảm 29,17 điểm (-2,87%).
Khối lượng giao dịch tăng nhẹ gần 10% so với phiên trước, đạt 4,6 triệu đơn vị, tương ứng với 4,6 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 74 mã tăng giá, 217 mã giảm giá và 45 mã đứng giá. Trong đó có 5 mã tăng trần và 11 mã giảm sàn.
GAS (-6,15%), VNM (-4,06%), VCB (-4,24%) là ba mã chứng khoán tạo gánh nặng nhiều nhất cho chỉ số VN-Index hôm nay với việc cướp đi lần lượt 3,8 điểm, 3,58 điểm và 3,04 điểm.
Trong top 20 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn chỉ có BVH tăng nhẹ 0,59% và VHM đứng giá. Các mã còn lại đều giảm giá với 14 cổ phiếu giảm trên 3%.
Nhóm ngân hàng đồng lòng giảm giá khiến chỉ số chính chịu áp lực lớn gồm VCB, BID giảm 5,86%; BID giảm 4,61%; VPB giảm 19,42%; MBB giảm 4,76%; HDB giảm 5,88%; STB giảm 3,23%; EIB giảm 1,37%; TPB giảm 2,88%; TCB giảm 4,94%.
Về khối lượng giao dịch, mã HAG (tăng trần) với hơn 12,4 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là DXG (giảm sàn) với 7,7 triệu đơn vị và HPG (-6,51%) đạt 7,4 triệu đơn vị.
FPT dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 946,5 nghìn đơn vị được giao dịch. Theo sau là HPG, IDI, VCB.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là E1VFVN30 với 3,5 triệu đơn vị. Theo sau là HPG, DXG, VIC.
Trong phiên giao dịch hôm nay,4 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Cụ thể, MDG (CTCP Miền Đông) tăng 397,4 lần; NBB (CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy) tăng 15,1 lần; HTT (CTCP Thương mại Hà Tây) tăng 13,6 lần; CIG (CTCP COMA18) tăng 12,5 lần.
HNX - Mất đà
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index gần như đi ngang mốc tham chiếu trong hầu hết phiên sáng. Đến chiều, áp lực bán mạnh hơn, không còn trụ nâng đỡ chính khiến chỉ số này giảm sâu và đóng cửa tại mức 113,05 điểm, giảm 2,85 điểm (-2,46%).
Khối lượng giao dịch giảm nhẹ 8% so với phiên trước, đạt gần 41,5 triệu đơn vị, tương ứng với 0,7 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 63 mã tăng giá, 99 mã giảm giá và 58 mã đứng giá.
ACB (-3,63%) là mã chứng khoán tạo gánh nặng nhiều nhất cho HNX-Index hôm nay với -0,89 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 15 mã tăng giá kịch trần, 17 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (-3,3%) dẫn đầu sàn khi đạt 5,7 triệu đơn vị. PVS (-4,76%) theo sau với 5,6 triệu đơn vị, ACB (-3,63%) đạt 5 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, DL1 là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 316,4 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VGC với 850 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm IVS, HKT, CIA, ITQ.
Lực nâng đỡ hôm nay quá yếu khiến chỉ số VN-Index suýt rơi vào phiên giảm điểm thứ 2 liên tiếp.
Hôm nay, trong bối cảnh thiếu đi trụ nâng đỡ chính cùng với sức ép lớn từ nhóm ngân hàng, VN-Index rớt tới 2 mốc tròn điểm và đóng cửa tại 1.015,72 điểm.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên cho rằng M&A là một phần trong “cuộc chơi đỉnh cao trí tuệ” của kinh tế thị trường mà Việt Nam rất nên học hỏi.
Sáng ngày 27/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng.
Dù chưa công bố mức giá chào bán chính thức, công ty cho biết dự kiến sẽ huy động hàng nghìn tỷ đồng qua đợt IPO lần này.
Vay tiêu dùng giờ đây không còn là sân chơi của riêng ngân hàng, công ty tài chính, mà còn có sự góp mặt của các tổ chức mới là tài chính thay thế.
Techcombank và FPT hợp tác triển khai chương trình tài trợ chuỗi cung ứng dành cho hàng nghìn đại lý, được vận hành trên nền tảng hệ sinh thái tài chính số TradeFlat.
Tựa như một “bộ sưu tập kim cương” giữa lòng Đà Nẵng, Sun Solar Residence chinh phục giới tinh hoa với năm giá trị độc bản: vị trí trung tâm không thể thay thế, số lượng hữu hạn, không gian sống an toàn - biệt lập, tiện ích và nội thất chuẩn nghỉ dưỡng cùng pháp lý sở hữu lâu dài.
Chỉ sau 24 giờ chính thức ráp căn, hơn 2.000 căn, tương đương gần 50% tổng quỹ căn của dự án Vinhomes Green City đã tìm thấy chủ nhân. Chưa dừng lại ở đó, dự án vẫn còn hơn 1.500 khách đã booking thiện chí và đang nóng lòng đợi được chọn căn.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố thông tin liên quan đến kiện toàn nhân sự trong ban điều hành, phù hợp với định hướng tăng trưởng và mở rộng hoạt động, nâng cao hiệu quả trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
"Địa cầu quê tôi" đã vang lên trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến những xung đột không ngừng, với thông điệp mạnh mẽ: “Địa cầu là quê hương của tất cả chúng ta”.
Không còn phát tờ rơi hay treo banner dọc tuyến phố, các doanh nghiệp địa ốc giờ đây đang phải định vị lại sản phẩm và cả cách marketing bán hàng để phù hợp với hành vi tiêu dùng đang biến đổi nhanh chóng.
Với 433/435 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026.
Hai bên bờ sông Hàn, thành phố Đà Nẵng đang từng ngày thay đổi diện mạo với nhiều dự án bất động sản cao cấp.