Tiêu điểm
Công nghiệp AI và bán dẫn với Việt Nam: Đâu là nguồn lực?
Để bứt phá về trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn, Việt Nam cần chiến lược bài bản, đầu tư vào hạ tầng, nhân lực và hệ sinh thái công nghệ thay vì chỉ chạy theo xu hướng.

Với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam tập trung phát triển dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đồng thời thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và kinh tế tri thức. Đặc biệt, các ngành mới nổi như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật và chip bán dẫn được ưu tiên phát triển.
Tại Diễn đàn "Việt Nam chủ động phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải cách thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy thúc đẩy phát triển. Đồng thời, hạ tầng chiến lược phục vụ AI và sản xuất bán dẫn sẽ được đầu tư mạnh mẽ.
Về nguồn nhân lực, Chính phủ xác định đây là thách thức lớn nhất và đang tập trung đổi mới giáo dục, đào tạo tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản và phân luồng đào tạo hợp lý. Mục tiêu là đào tạo 100.000 kỹ sư trong lĩnh vực bán dẫn và AI trong những năm tới.
Việt Nam cũng hướng đến xây dựng hệ sinh thái AI, bán dẫn, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, phù hợp với thế mạnh trong nước. Bên cạnh đó, việc tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác và duy trì môi trường ổn định là những yếu tố then chốt để phát triển ngành công nghệ cao.
Cuộc đua không chỉ cần tốc độ
Trước câu hỏi "đâu là yếu tố quan trọng nhất mà Việt Nam cần thay đổi trong 5 năm tới để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành bán dẫn và AI", ông Christopher Nguyễn, nhà sáng lập Aitomatic, nhấn mạnh rằng Việt Nam cần đầu tư mạnh vào đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực và tối ưu hóa chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, việc xây dựng một hệ sinh thái công nghệ bền vững, kết nối doanh nghiệp, tổ chức và trường đại học cũng là yếu tố quyết định.
Việt Nam có tiềm năng lớn nhưng để tận dụng hiệu quả lợi thế này, cần có chiến lược đầu tư rõ ràng vào hạ tầng công nghệ, đặc biệt là dữ liệu và mô hình kinh doanh phù hợp. Sự phát triển của AI và bán dẫn không chỉ phụ thuộc vào phần cứng mà còn liên quan đến quản lý dữ liệu, đào tạo nhân lực và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Do đó, đào tạo nghề phải gắn liền với định hướng phát triển doanh nghiệp, kết hợp với giáo dục đại học để tạo nền tảng nhân lực vững chắc.
Cùng quan điểm, ông Suresh Venkatarayalu, Giám đốc Công nghệ của Honeywell, nhấn mạnh, phát triển công nghệ không chỉ là cuộc đua về tốc độ mà còn đòi hỏi cam kết lâu dài trong việc xây dựng một hệ sinh thái đổi mới. Việc mở rộng quy mô nghiên cứu, phát triển và cải thiện chính sách đầu tư sẽ giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Ông tiết lộ rằng trong năm tới, dự kiến sẽ có nhiều khoản đầu tư quan trọng giúp tăng cường năng lực sản xuất và phát triển công nghệ trong nước. Với tốc độ tăng trưởng nhanh trong ngành công nghệ, Việt Nam đang thu hút nhiều cơ hội hợp tác và đầu tư chiến lược từ các tập đoàn quốc tế.

Ông Michael Kagan, Giám đốc Công nghệ của NVIDIA, cũng cho rằng việc xây dựng hệ sinh thái AI không chỉ dựa vào công nghệ mà còn phụ thuộc vào khả năng kết nối giữa các bên liên quan. NVIDIA hiện đang hỗ trợ các startup công nghệ trong nước thông qua các chương trình đổi mới sáng tạo và đầu tư vào hệ sinh thái khởi nghiệp.
Một trong những sáng kiến quan trọng của NVIDIA là hợp tác với hơn 65 trường đại học tại Việt Nam, bao gồm Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM, nhằm tích hợp giáo dục AI vào chương trình giảng dạy, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu và đào tạo nhân tài trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, NVIDIA cũng đang nghiên cứu các mô hình đào tạo AI thông qua các nền tảng kỹ thuật số để mở rộng cơ hội học tập và thực hành cho sinh viên Việt Nam.
Theo ông Kagan, Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm AI hàng đầu nếu có chiến lược phát triển bền vững, đầu tư mạnh vào nghiên cứu và tận dụng hiệu quả các cơ hội hợp tác quốc tế.
Cần chiến lược thay vì chạy theo xu hướng
Các khoản đầu tư lớn vào hạ tầng tính toán tầm trung và cao cấp đã giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có hệ thống hạ tầng AI tiên tiến nhất trong khu vực. Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, đây là một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp AI và bán dẫn trong tương lai.
Dù vẫn còn nhiều thách thức và hạn chế, theo ông Bình, với nền tảng hạ tầng đang được cải thiện và sự quan tâm từ các tập đoàn quốc tế, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trung tâm công nghệ quan trọng của khu vực.
Bà Nguyễn Thị Bích Yến, Chuyên gia cao cấp của Soitec (Pháp), nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kết hợp giữa AI và vi mạch bán dẫn trong việc giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu suất. Theo bà, vi mạch đã có bước tiến vượt bậc, từ những con chip chỉ chứa 4 bóng bán dẫn vào cuối những năm 1950 đến nay đã đạt 100 tỷ bóng bán dẫn trên một con chip, mở ra tiềm năng lớn cho AI, xe điện và nhiều ngành công nghiệp khác.
Trong 5 năm tới, dự báo có khoảng 100 nhà máy sản xuất wafer (vật liệu chế tạo chip) được thành lập trên thế giới, tạo ra hơn 1 triệu việc làm. Việt Nam có cơ hội thu hút đầu tư và nhân lực vào lĩnh vực này nếu có chiến lược phát triển phù hợp.
Với lợi thế về vị trí địa lý gần các trung tâm công nghệ vi mạch lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, Việt Nam đứng trước cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng bán dẫn. Nếu tận dụng tốt cơ hội hợp tác, Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất và nghiên cứu vi mạch trong khu vực.
Công nghệ đóng gói tiên tiến giúp tăng hiệu suất chip, giảm chi phí sản xuất và tối ưu hóa năng lượng đang được các tập đoàn như AMD, Nvidia, Intel đầu tư mạnh mẽ. Đây cũng là lĩnh vực Việt Nam có thể tham gia nếu hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu.
Bà Yến khuyến nghị, Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển nhân lực, hợp tác quốc tế và đầu tư vào nghiên cứu vi mạch. Nếu chậm trễ, cơ hội sẽ bị bỏ lỡ vì ngành công nghệ thay đổi rất nhanh.

Từ góc độ là Giám đốc Kỹ thuật và phát triển AI tại IBM, ông Anthony Annunziata nhấn mạnh vai trò của mã nguồn mở và hợp tác mở trong việc thúc đẩy AI và công nghệ bán dẫn. Theo ông, đây là yếu tố quan trọng giúp phát triển nền tảng chung và linh hoạt tùy chỉnh theo từng bối cảnh.
Ông cũng đánh giá Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong lĩnh vực này, đặc biệt tại giao điểm giữa AI và bán dẫn. Phần lớn sự đổi mới trong hai ngành này có thể được thúc đẩy nhờ mã nguồn mở và hợp tác mở, đặc biệt trong công nghệ phần mềm, nơi những mô hình hợp tác này phát huy tối đa hiệu quả.
Ông Jae-Yong Park, Phó chủ tịch phụ trách AI và sản xuất thông minh tại Tata Electronics đồng tình với quan điểm rằng Việt Nam nên tập trung vào phần mềm AI, nhưng cũng lưu ý một bài học từ Ấn Độ.
“Ấn Độ đã đi theo con đường tương tự, bắt đầu từ phần mềm AI, nhưng sau đó nhận ra rằng phần cứng là yếu tố không thể thiếu. Không thể chỉ mua phần cứng rồi triển khai hàng loạt trung tâm dữ liệu, bởi nguồn cung chip toàn cầu vẫn rất hạn chế. Điều đó có nghĩa là các quốc gia cần tham gia vào sản xuất bán dẫn”, ông phân tích.
Ông cho rằng, với tiềm năng sẵn có, Việt Nam có thể hướng tới sản xuất bán dẫn thay vì chỉ tập trung vào phần mềm. Nguồn nhân lực Việt Nam không chỉ giới hạn trong lĩnh vực phần mềm mà còn đang làm việc ở nhiều ngành khác trên khắp thế giới. Điều quan trọng là Việt Nam cần đưa ra quyết định, triển khai kế hoạch và hiện thực hóa mục tiêu này.
Còn TS. Da-Shan Shiu, Giám đốc điều hành của Tập đoàn MediaTek (Đài Loan) cho rằng, thiết kế vi mạch là một lựa chọn khả thi hơn nhiều so với việc xây dựng một nhà máy sản xuất bán dẫn quy mô lớn.
“Việc phát triển một nhà máy chế tạo bán dẫn dưới 10nm có thể mất hơn một thập kỷ, trong khi thiết kế vi mạch có thể được thực hiện chỉ trong 2-3 năm nếu có phương pháp đúng”, ông nhấn mạnh.
Ông cũng chia sẻ, thiết kế vi mạch không yêu cầu vốn đầu tư khổng lồ ngay từ đầu, mà thay vào đó cần nguồn nhân lực trẻ, tư duy sáng tạo và tiếp cận đúng phương pháp luận.
“Những người trẻ với một tâm trí rõ ràng, nếu được hướng dẫn đúng cách và tiếp cận đúng vấn đề, có thể đạt được những kết quả đáng kể chỉ sau vài năm”, ông Da-Shan Shiu nói.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Rào cản lớn nhất của trí tuệ nhân tạo chính là con người?
Câu hỏi về tương lai của trí tuệ nhân tạo đã bắt đầu từ những năm 1960, rằng AI liệu có toàn năng và đâu sẽ là rào cản lớn nhất?
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Cuộc đua chip AI và cơ hội ngàn năm có một cho Việt Nam
Với lợi thế về nhân lực, chính sách và sự đầu tư mạnh mẽ, Việt Nam đang nắm bắt cơ hội trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu.
Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Hội Nhà báo Việt Nam 75 năm đồng hành cùng đất nước, vươn mình cùng thời đại
Khi đất nước đứng trước những cơ hội lịch sử để bứt phá, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang vươn mình thay đổi, đồng hành cùng dân tộc.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.
SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.