Lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng cho rằng đây là thử thách cho Đà Nẵng nhưng cũng là lúc thể hiện bản lĩnh của Thành phố này.
Lãnh đạo Đà Nẵng chủ trì cuộc họp khẩn với tất cả sở, ban, ngành, địa phương và nhiều công ty lớn trên địa bàn. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Chiều 5/11, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa và Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã chủ trì cuộc họp khẩn để khắc phục những thiệt hại do mưa và bão số 12 gây ra, sẵn sàng cho Tuần lễ Cấp cao APEC.
Cuộc họp gồm tất cả các sở, ban, ngành, quận, huyện và nhiều công ty lớn ở Đà Nẵng.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND Thành phố Huỳnh Đức Thơ yêu cầu các công ty có nhiều pano, áp phích bị ngã đổ phải là lực lượng chính dựng lại.
“Tôi thấy trên đường đang la liệt các pano quảng cáo này mà chưa có ai dọn. Các công ty dựng lên để quảng cáo, bây giờ sập thì phải dựng lại. Pano quảng cáo làm không kịp thì chỉ cần dựng các tấm tôn lên. UBND quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn chủ trì và phải hoàn thành trước ngày mai”, ông Thơ nói.
Về việc ngập lụt ở một số thôn vùng ven sông của huyện Hòa Vang, cần tập trung khắc phục, hỗ trợ người dân đang bị ngập lụt và phải hoàn thành trước sáng ngày mai (6/11).
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, mưa sẽ tiếp tục kéo dài đến hết ngày 7/11 và gió tiếp tục mạnh lên trong những ngày tới. Vì thế, Sở Xây dựng cần hỗ trợ, cam kết chất lượng công trình ở các nơi tổ chức sự kiện bằng văn bản. Có như vậy Ban Tổ chức mới an tâm tổ chức các hoạt động của APEC.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết, đây là cuộc họp cuối cùng tổ chức trước Tuần lễ Cấp cao APEC. Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, không được vì tổ chức APEC mà lơ là phòng chống thiên tai, đặc biệt là tình hình xả lũ của các thủy điện.
Về công tác tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, ông Nghĩa yêu cầu các đơn vị phải chịu trách nhiệm, phường chịu của phường, quận chịu của quận. Hiện nay mưa nhiều, gió to nên đã làm thì phải làm cho hiệu quả. Đặc biệt nhất là phải tuyệt đối an toàn.
“Tôi yêu cầu gỡ ngay tất cả những tấm phướn đang bay phấp phới dọc các tuyến đường. Các lực lượng sẽ nỗ lực tối đa để dọn dẹp bờ biển nhưng phải tùy vào tình hình. Quan trọng nhất là chính quyền các quận phải bám sát nhu cầu lực lượng, vật chất để điều phối kịp thời”, ông Trương Quang Nghĩa nhấn mạnh.
Mực nước lúc 14h40’ ngày 5/11 ở Hội An là 2,63 m, nhiều vùng đã bị ngập sâu. Ảnh: VGP/Lưu Hương
* Chiều 5/11, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu công an, quân đội và các phường xã phải khẩn cấp di dời du khách, người dân ra khỏi vùng nguy hiểm trước 17h ngày 5/11.
Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hội An cho biết: Lo ngại lũ dâng cao, Thành phố đã họp chỉ đạo triển khai di dời dân theo phương án tại chỗ với mức lũ dự kiến tương đương lũ năm 1999 (khoảng 3,2 m). Việc di dời phải hoàn thành trước 17h chiều nay.
Thành phố yêu cầu mọi người dân cần lưu ý cộng tác với chính quyền thực hiện một số việc như: Chấp hành mệnh lệnh di dời của thành phố và các xã phường; chuẩn bị dự trữ lương thực, nước uống, đèn pin, thuốc thông thường để chủ động xử lý và đề phòng khả năng ngập lâu. Những vị trí ngập sâu ngành điện sẽ cắt điện để bảo đảm an toàn.
Theo đó, mực nước lúc 14h40’ ngày 5/11 ở Hội An là 2,63 m, nhiều vùng đã bị ngập sâu. Dự báo sẽ tiếp tục lên vì đến 18h tối thủy triều sẽ lên lại.
Lũ lụt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh doanh du lịch, nhiều hộ gia đình cho du khách ở đã bị nước ngập vào nhà, cơ sở lưu trú. Từ sáng nay, nhiều khách du lịch nước ngoài đã cùng người dân di chuyển đồ đạc ra vị trí an toàn.
Chính quyền Thành phố Hội An đã yêu cầu cảnh sát giao thông điều tiết giao thông, ngăn không cho các tàu thuyền chở khách du lịch. Thành phố đã chuẩn bị lương thực, nước uống, điều các tàu thuyền lớn, ca nô túc trực ở các địa điểm trọng yếu để sẵn sàng ứng cứu kịp thời.
Trước đó, trong chuyến kiểm tra tình hình lụt bão tại Hội An sáng 5/11, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu lưu ý thủy điện sẽ thường xuyên xả lũ nhằm điều tiết nước và đến ngày 8/11, nếu hết mưa thì thủy điện cũng phải ngừng xả lũ để người dân có thời gian dọn dẹp lại nhà cửa, vệ sinh môi trường, chuẩn bị cho sự kiện APEC.
Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch ứng phó với tình hình thiên tai và thời tiết xấu trong thời gian diễn ra Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.