Tiêu điểm
Doanh nghiệp Hàn Quốc ‘tiến thoái lưỡng nan’ vì quảng bá của Phú Thọ
Đại diện các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài giữa các tỉnh trở nên quá nóng dẫn tới phát sinh trường hợp quảng bá phóng đại hoặc cung cấp thông tin sai lệch.
Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2019 cho biết, đã có nhiều trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tin tưởng vào chính sách phát triển khu công nghiệp của chính quyền địa phương rồi đầu tư. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này sau đó gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh do sự thay đổi chính sách phát triển.
KoCham lấy ví dụ về Công ty Estec Phú Thọ có trụ sở tại tỉnh Phú Thọ. Doanh nghiệp này đã quyết định đầu tư 8 triệu USD để xây dựng nhà máy mới vào tháng 6/2016 dựa trên cơ sở dữ liệu quảng bá thu hút đầu tư nước ngoài do tỉnh Phú Thọ phát hành năm 2015.
Tuy nhiên, tỉnh Phú Thọ đã đột ngột thay đổi Quy hoạch phát triển khu công nghiệp dẫn đến khu vực mà doanh nghiệp này đặt nhà máy chỉ là cụm công nghiệp – khu công nghiệp của địa phương chứ không phải là khu công nghiệp.
KoCham cho biết doanh nghiệp này đang phải đối mặt với khó khăn trong hoạt động kinh doanh do không được chỉ định là doanh nghiệp chế xuất bởi theo Nghị định số 82/2018/ND-CP của Chính phủ, chỉ các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp của quốc gia mới có thể xin cấp phép.
Đại diện các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam đánh giá đây là một trường hợp điển hình gây tổn hại đến niềm tin của doanh nghiệp đối với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và tài liệu quảng bá của tỉnh.
Sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài giữa các tỉnh trở nên quá nóng, vì vậy cũng phát sinh trường hợp quảng bá phóng đại hoặc cung cấp thông tin sai lệch. “Chúng tôi rất lo lắng sẽ có thêm nhiều trường hợp tương tự như vậy nữa”, báo cáo của KoCham chỉ rõ.
Đặc biệt, thủ tục đầu tiên để chỉ định khu công nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành là tỉnh lập kế hoạch và có quyền hạn, trách nhiệm nộp lên Chính phủ. Vì vậy, doanh nghiệp FDI không còn lựa chọn nào khác ngoài việc căn cứ vào các tài liệu và thông tin quảng bá do tỉnh cung cấp làm cơ sở cân nhắc đầu tư.
Trong bối cảnh này, KoCham đề xuất cần phải tăng cường quản lý, giám sát ở cấp Trung ương đối với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và các tài liệu quảng bá của chính quyền địa phương nhằm nâng cao độ tin cậy với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
Chính quyền địa phương cần phải thực hiện các giải pháp hỗ trợ hợp lý đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu thiệt hại do thông tin cung cấp sai lệch.
“Với công ty Estec Phú Thọ nói trên, chúng tôi kiến nghị xem xét phương án đặc cách trao tư cách EPE hoặc kiến nghị lên Chính phủ chỉ định khu vực đó là khu công nghiệp”, KoCham đề xuất.
Theo Khoản 10 Điều 2 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP (Khoản 6 Điều 2 NĐ số 29/2008/NDCP trước đây), doanh nghiệp chế xuất được định nghĩa là doanh nghiệp hoạt động trong các khu chế xuất hoặc nằm trong các khu công nghiệp hoặc khu kinh tế và sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Theo khoản 2 điều 1 Nghị đinh số số 114/2015/ND-CP được sửa đổi năm 2015, doanh nghiệp chế xuất tách biệt với khu vực bên ngoài và phải có hệ thống tường rào, rào chắn, có cổng ra vào có chức năng kiểm soát ra vào, bảo đảm các cơ quan hữu quan như Cơ quan hải quan có thể kiểm tra, giám sát.
Chứng nhận doanh nghiệp chế xuất rất cần thiết cho việc mở rộng quy mô của các nhà đầu tư FDI vì sẽ nhận được ưu đãi như đơn giản hóa thủ tục hải quan.
Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp không đủ điều kiện được chứng nhận EPE chỉ vì không nằm trong khu công nghiệp sẽ dẫn đến trở ngại lớn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, KoCham nhận định.
KoCham đề xuất giảm bớt điều kiện chứng nhận để có thể cấp chứng nhận doanh nghiệp chế xuất cho doanh nghiệp đã đáp ứng một số điều kiện sau khi ban ngành liên quan khảo sát thực tế và chấp thuận mà không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có nằm trong khu công nghiệp hay không.
30.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm
Doanh nghiệp Hàn Quốc đề nghị xây khu công nghiệp xanh hơn 9.000 tỷ đồng tại Nghệ An
Dự án có tên gọi Khu công nghiệp và kinh tế xanh – GEL CITY, quy mô diện tích của dự án là 260ha, tổng vốn đầu tư 9.162 tỷ đồng
Điều chỉnh quy hoạch các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên
Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.
Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất
Được xướng tên trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” là minh chứng cho cam kết hiện thực hóa mục tiêu ESG, hướng tới tương lai bền vững của Alphanam.
Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh
Trải qua hàng loạt thử thách theo thời gian, các nhà quản lý gen Z sẽ trưởng thành hơn và sẵn sàng gánh vác những vai trò lớn trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?
Thách thức về pháp lý, lao động, năng lượng tiếp tục khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn với nhà đầu tư Mỹ.
Hạnh phúc của Chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực
Chủ tịch FPT Software, bà Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.
Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất
Khu công nghiệp sinh thái có mục đích cao nhất là nâng cao hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đem lại tác động tích cực cho môi trường, xã hội.
Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050
Việt Nam cam kết phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tại Hội nghị G20.