Tiêu điểm
Doanh nghiệp sẽ thực sự ngấm đòn Covid-19 vào cuối năm 2020
Theo TS. Nguyễn Văn Minh, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục khó khăn từ nay đến cuối năm. Phần lớn doanh nghiệp sẽ thực sự ngấm đòn Covid-19 nghiêm trọng do sự đứt gãy trong các hoạt động kinh tế.

Nhận định về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế và thương mại quốc tế cho rằng, từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Làn sóng dịch bệnh đã làm động lực sản xuất kinh doanh suy giảm. Trong đó, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn và sẽ tiếp tục khó khăn hơn nữa trong từ nay đến cuối năm 2020.
Dẫn chứng từ số liệu của Tổng cục Thống kê, ông Minh cho biết, trong 6 tháng đầu năm, các ngành dịch vụ, du lịch, kho bãi, kinh doanh bất động sản đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh.
Số liệu thống kê 6 tháng năm 2020, cả nước có hơn 29.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2019, 19,6 nghìn doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, 7,4 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Đáng chú ý, số doanh nghiệp đăng ký mới trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 62 nghìn doanh nghiệp, giảm 7,3% so với cùng kỳ. Riêng tháng 4/2020, cả nước chỉ có 7.900 doanh nghiệp đăng ký mới, giảm 47%.
"Dịch bệnh đang khiến cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ gần như tê liệt. Nền kinh tế và các doanh nghiệp đang gồng mình chống chọi trong đại dịch Covid-19. Nếu dịch bệnh còn kéo dài, hoạt động của các doanh nghiệp sẽ ngày càng khó khăn", ông Minh nhận định.
Dưới tác động tiêu cực của đại dịch, ông Minh chia các doanh nghiệp trong nền kinh tế thành 4 nhóm dựa trên tình hình hoạt động và sức chống chịu vượt qua khó khăn.
Theo đó, nhóm thứ nhất là những doanh nghiệp phá sản. Ngay giai đoạn đầu của dịch Covid-19 đã có nhiều doanh nghiệp phá sản. Thực chất đây là những doanh nghiệp đã có sẵn bệnh nền, do đó đến khi gặp dịch Covid-19 thì không gượng dậy được.
Nhóm thứ hai là những doanh nghiệp nằm im chờ thời cơ. Nhóm doanh nghiệp này có nguồn lực nhưng không hoạt động, hoặc hoạt động không hiệu quả nên quyết định tạm dừng hoạt động.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay chọn phương án này. Tuy nhiên theo ông Minh, nếu cứ tiếp tục nằm im khi làn sóng dịch thứ hai bùng phát thì nhóm này có nguy cơ chuyển lên nhóm phá sản.
Nhóm thứ ba vẫn duy trì hoạt động, tuy không tăng trưởng hoặc có tăng trưởng từ 1 - 3% song đây là những doanh nghiệp có sức chống chịu tốt, thích ứng được với tình hình dịch bệnh.
Nhóm thứ tư là những doanh nghiệp tăng trưởng tốt. Đây thường là những doanh nghiệp trong ngành nghề được ưu tiên, có điều kiện phát triển tốt trong mùa dịch như trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm, thương mại điện tử.
Những doanh nghiệp này có mức tăng trưởng rất cao, từ 10% đến vài chục phần trăm, thậm chí có những doanh nghiệp tăng trưởng gấp đôi chỉ trong một thời gian ngắn.
Tuy vậy, theo ông Minh, nhìn chung, các nhóm doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với hiện thực là nền kinh tế đang thấm dần ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Dịch bệnh càng kéo dài, hoạt động kinh doanh sẽ ngày càng khó khăn.
Theo đó, ngay cả các doanh nghiệp có hoạt động tốt trong dịch bệnh ở thời điểm hiện tại thì từ nay đến cuối năm, rất có thể,các doanh nghiệp này sẽ chứng kiến sự thấm đòn Covid-19 do sự đứt gãy trong hoạt động kinh doanh từ phía nhà cung cấp và thị trường.
Nguyên nhân của thực trạng này được ông Minh chỉ ra tại hội thảo "Doanh nghiệp trong mùa dịch Covid-19 - tác động và hành động" là do dịch Covid-19 đang khiến các doanh nghiệp đang đối mặt với 3 hiện thực.
Thứ nhất, nền kinh tế đang thấm dần những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Trong khi dịch bệnh này chưa có vacxin, chưa miễn dịch cộng đồng, mỗi làn sóng trở lại như tại Đà Nẵng thời gian vừa qua sẽ tạo bất ổn rất lớn, làm suy giảm nền kinh tế.
Thứ hai, dịch bệnh khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng khó khăn do đứt gãy các chuỗi sản xuất kinh doanh không dễ hồi phục. Đặc biệt là những đứt gãy lớn từ phía nhà cung cấp và nguồn cầu từ thị trường do người dân thắt chặt chi tiêu.
Với tình hình như hiện nay, vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 11, các doanh nghiệp dù đang cầm cự qua dịch hay đang có kết quả kinh doanh tốt cũng sẽ thực sự thấm đòn Covid-19.
Thứ ba, theo ông Minh, dấu hiệu của lạm phát sẽ xuất hiện do Chính phủ đưa ra các gói kích cầu cứu nền kinh tế. Điều này sẽ làm suy kiệt nguồn cầu và hành vi tiêu dùng của người dân sẽ thay đổi.
Đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại, theo ông Minh: "Dịch bệnh chính là phép thử đối với sức khoẻ của doanh nghiệp. Đẳng cấp của một quốc gia thể hiện là quốc gia đó sản xuất được gì, đẳng cấp của một doanh nghiệp cũng vậy. Muốn vượt qua khủng hoảng, doanh ngiệp phải dựa vào nội lực, nỗ lực hết sức, củng cố lĩnh vực cốt lõi của mình".
“Muốn hồi phục nhanh phải khỏe. Muốn khỏe thì phải lo sức khỏe doanh nghiệp tốt. Đầu tiên phải bảo vệ để dịch Covid-19 không vào được công ty mình. Sau đó lo đến vấn đề dòng tiền, chuỗi cung ứng, sản phẩm mới và chất lượng đội ngũ. Các doanh nghiệp cần nghĩ rằng đây chính là khoảng thời gian để họ chuẩn bị nguồn lực để vượt qua khủng hoảng và phát triển tăng tốc trong tương lai”, ông Minh chia sẻ.
Bên cạnh những khó khăn, ông Minh cho rằng, Covid-19 cũng tạo cơ hội thay đổi số phận của các doanh nghiệp. Nếu có sức khoẻ tốt và chiến lược rõ ràng, sau dịch bệnh, doanh nghiệp sẽ có thể phát triển bứt phá, trở nên mạnh mẽ hơn.
Các gói hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay rất tốt nhưng chưa đủ
Doanh nghiệp Việt tăng đầu tư ra nước ngoài dù Covid-19
Tổng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài tăng mạnh 8 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp sự bùng phát của đại dịch Covid-19.
Doanh nghiệp châu Âu thêm lạc quan vào Việt Nam nhờ kinh doanh tốt hơn
Niềm tin của lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu ngày càng vững chắc bất chấp những yếu tố đầy biến động, theo kết quả chỉ số môi trường kinh doanh mới nhất từ Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.
Chất lượng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết đang đi xuống
Theo dữ liệu của FiinGroup, trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần và lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp phi ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán giảm lần lượt 13,2% và 43,1% so với cùng kỳ.
5 điều kiện để nâng cao hiệu quả chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành xu thế lớn nhất trong kinh doanh toàn cầu. Trong bối cảnh đó, câu hỏi được đặt ra cho doanh nghiệp không phải Chuyển đổi số hay không, mà là Làm thế nào để chuyển đổi số đạt được hiệu quả tối ưu?
Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân
Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Nhãn hàng Number One cùng các tài năng trẻ đạt giải 'Bền đam mê' nỗ lực phát triển dự án vì cộng đồng
Lễ trao giải “Bền đam mê” diễn ra ngày 25/3, vinh danh những tài năng trẻ xuất sắc nhất. Ngoài những phần thưởng giá trị, nhãn hàng Number One cho biết sẽ tiếp tục đồng hành phát triển dự án, hỗ trợ các cá nhân lâu dài nhằm nhân rộng giá trị đóng góp cho cộng đồng.
Việt Nam thành mắt xích mới trong chuỗi cung ứng Skoda
Skoda hợp tác với TC Group khánh thành nhà máy sản xuất ô tô tại Quảng Ninh, hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng khu vực và tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Sắp có thêm công cụ hút vốn xanh
Các dự án đầu tư hứa hẹn sẽ được tiếp cận nguồn tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh nếu đáp ứng các tiêu chí môi trường cũng như đạt điều kiện xác nhận tương ứng.
Bắc Ninh tháo gỡ vướng mắc phát triển nhà ở xã hội
Tỉnh Bắc Ninh đã có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là đối với công nhân khu công nghiệp và các đối tượng có thu nhập thấp.
Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn
Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?
Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân
Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Bẫy truyền thông ESG: 'Tẩy xanh, tẩy hồng, tẩy cầu vồng' và cái giá phải trả
Nhiều doanh nghiệp dù không cố ý nhưng đã vô tình vướng phải các cáo buộc tẩy xanh, tẩy hồng và tẩy cầu vồng trong quá trình truyền thông ESG.
Tối ưu chi phí vận hành khách sạn: Bài học thực chiến từ Furama Resort Danang
Tổng giám đốc Furama Resort Danang Nguyễn Đức Quỳnh cho rằng cắt giảm theo nghĩa truyền thống không còn phù hợp để tối ưu chi phí vận hành khách sạn.
Du lịch Việt Nam: Thách thức tiềm ẩn sau vầng hào quang
Dù liên tục ghi nhận kết quả tích cực sau Covid-19, du lịch Việt Nam vẫn chậm chân hơn nhiều với các nước láng giềng, đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề nội tại.
'Cắt một lần cho hết đau', NCB tự tin có lãi từ năm nay
Trải qua 5 năm tái cấu trúc, NCB đã có những bước tiến lớn khi ‘đóng gói’ xong những vấn đề cũ và sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới.
Vạn Xuân Group bắt tay đối tác Nhật khởi công dự án Happy One Sora
Happy One Sora là dự án ăn hộ thứ hai được Vạn Xuân Group triển khai ở địa bàn TP.HCM sau Happy One Premier ở quận 12.