Leader talk
Du lịch Phú Quốc vướng bẫy tăng trưởng nóng
Người dân, nhân viên phục vụ và các nhà quản lý chưa hề được chuẩn bị tâm thế và nghiệp vụ tương xứng, dẫn đến những khiếm khuyết không đáng có.
Du lịch Phú Quốc gần đây ế ẩm là chuyện không bình thường. Nhiều người đổ lỗi do giá vé máy bay và dịch vụ đắt đỏ. Nếu “Tiền nào của đó” thì bình thường. Thị phần du lịch nhiều phân khúc, khách có quyền chọn lựa. Vấn đề là chất lượng sản phẩm không tương xứng với giá cả vì những chuyện nhỏ nhặt, không được giải quyết, ngày càng lây lan, tạo hiệu ứng dây chuyền.
Đó là tinh thần và thái độ phục vụ không đồng nhất với giá cả, chất lượng dịch vụ không ổn định. Là vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, nạn “chặt chém”, du lịch phong trào, phát triển quá nóng nhưng thiếu chuẩn bị nhiều mặt; thiếu qui hoạch bền vững, quản lý lỏng lẻo; ít để ý đến những ý kiến phản biện, cảnh báo.
Chỉ trong mấy năm, Phú Quốc lột xác thần kỳ, trở thành trọng điểm du lịch đẳng cấp của châu Á và thế giới. Người dân, nhân viên phục vụ và các nhà quản lý chưa hề được chuẩn bị tâm thế và nghiệp vụ tương xứng, dẫn đến những khiếm khuyết không đáng có nhưng rất phổ biến của du lịch Việt Nam.
Phú Quốc vừa được Escape, tờ báo chuyên về du lịch hàng đầu của Úc, ca ngợi là điểm đến hàng đầu cho kỳ nghỉ lễ Phục sinh năm 2024. Trên cả Bali và Phuket, tạp chí du lịch Mỹ Condé Nast Traveler vinh danh Phú Quốc nằm trong top đảo tuyệt vời nhất năm 2023 ở hạng mục do độc giả bình chọn.
Tâm lý đám đông của người Việt đã thúc đẩy du lịch Phú Quốc bùng nổ thời gian đầu. Có những công ty lữ hành, doanh thu tour Phú Quốc hè năm 2022 tăng trưởng hơn 100% so với trước dịch. Người này đi về khoe hình, tám chuyện; người khác không thể ở nhà. Sau làn sóng say Phú Quốc, du khách tỉnh bớt, thấy đủ thứ vô lý, có nhiều chọn lựa hơn, cả trong nước lẫn nước ngoài.
Khách tỉnh, nhưng du lịch Phú Quốc vẫn ngà ngà. Khi tỉnh thật, khách đã quay lưng. Phú Quốc cũng vướng vào bẫy tăng trưởng nóng, một số trọng điểm du lịch Việt Nam cũng từng bị tẩy chay theo chu kỳ nhưng sao đó khách vẫn quay lại vì không còn lựa chọn khác. Cứ cung vượt cầu là không kiểm soát được giá cả, chất lượng, chặt chém lại sinh sôi. Năm nay quá tải thì năm sau vắng hoe vì khách sợ. Gần giống sản phẩm nông nghiệp, mùa này được giá, mùa sau mất giá. Phú Quốc khó hơn.

Đại dịch Covid-19 và các biến thể đã làm thay đổi thế giới, trong đó có du lịch. Du khách thay đổi thói quen, tránh những nơi quá xô bồ, các dịp lễ tết bớt đông, khách tự đi và có những lựa chọn thông minh.
Sức hút của điểm đến bao gồm chất lượng sản phẩm, sự khác biệt, chi phí và môi trường. Các khu du lịch tại Phú Quốc được đầu tư bài bản thì dịch vụ rất tốt, cần tiếp tục duy trì và nâng tầm. Phần cần cải thiện là trật tự, giữ môi trường sạch, xanh tại các điểm tham quan; hạ tầng giao thông cho du khách thuận tiện; các chỉ dẫn cho du khách rõ ràng và dễ tiếp cận; đường dây nóng hỗ trợ du khách thiết thực.
Du lịch Phú Quốc đang chạy theo trào lưu Tây hóa, chỉ có biển; quên mất mảng sinh thái, môi trường và nhiều thứ đặc thù khác.
Như Trung tâm bảo tồn chó Thanh Nga nghiên cứu, nuôi và nhân giống chó xoáy Phú Quốc có màn đua chó, chó leo rào, chó lượm rác… hầu như bị lãng quên. Vườn quốc gia và khu bảo tồn biển Phú Quốc vẫn đang ngái ngủ…
Nước mắm, tiêu, sim là đặc sản Phú Quốc. Rất cần có bảo tàng và câu chuyện văn hóa, chương trình biểu diễn nghệ thuật đậm chất địa phương như Fishman Show “Huyền thoại làng chài” và “Bảo tàng Nước mắm” ở Bình Thuận.
Phú Quốc có thể tận dụng khai thác các đảo vệ tinh như cách làm của Phukhet với các đảo Phi Phi, Tapu. Có thể tính chuyện kết nối với biển Campuchia và cao nguyên Bokor “1 visa – 2 điểm đến” để trao đổi và có thêm nguồn khách. Cần mở thêm các đường bay đi châu Âu, Mỹ… cũng như tìm cách đón các tàu 5 sao quốc tế.
Về giá cả, phải liên kết đồng bộ, không chỉ vé máy bay. Thay vì đua nhau giảm giá từ đó lại cắt giảm dịch vụ thì tặng sản phẩm: dùng 3 tặng 1, ở càng lâu giá càng tốt, khuyến mãi để khách trở lại nhiều lần. Tận dụng lợi nhuận từ mua sắm để giảm giá khách đoàn. Vé máy bay đi Thái Lan không hề rẻ vì TP. HCM – Hà Nội xa hơn gấp đôi TP. HCM – Bangkok nên phải học cách liên kết hạ giá thành dịch vụ tại điểm đến như Thái Lan và các nước đang làm.
Du lịch như một ngành công nghiệp phải chuẩn hóa từng dịch vụ. Không thể cứ mãi dịch vụ kiểu “trăm hoa đua nở”, “mạnh ai nấy làm” như lâu nay. Làm gì cũng phải có lộ trình và quan trọng nhất, có người chịu trách nhiệm cụ thể. “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”; đừng đổ “tại” và “bị”. Nhân lực ngành nào và chỗ nào cũng khó vì khoa học kỹ thuật tiến quá nhanh, luôn đi trước thực tế.
Vấn đề là dự báo và chuẩn bị. Điều du lịch Phú Quốc cần làm ngay là “thay đổi cách nghĩ để có cách làm hiệu quả” như Abert Einstein đã nói: “Chúng ta không thể giải quyết những tồn tại hiện nay bằng tư duy được hình thành cùng với nhưng tồn tại đó.”
Để du lịch Phú Quốc trở lại, lợi hại hơn xưa không quá khó. Bài học Phú Quốc là lời cảnh báo các đảo và trọng điểm du lịch Việt Nam. Tài nguyên du lịch còn đó, cơ hội vẫn còn đó, mong rằng mọi việc sẽ tốt đẹp.
Xắn tay xốc lại du lịch Phú Quốc
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.