Phát triển bền vững

Khai thác mỏ sắt Thạch Khê: Tiền thuế không đủ bù đắp môi trường?

Ngọc Linh - Nguyệt Minh Thứ sáu, 11/08/2017 - 10:07

Là một chuyên gia kinh tế trong nhóm tư vấn chính thức về phát triển bền vững cho Hà Tĩnh, khi nhắc đến dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, nếu tiếp tục dự án, vấn đề môi trường của thành phố Hà Tĩnh sẽ không được đảm bảo.

Công trường mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: Hùng Hải.

Được biết, mỏ sắt Thạch Khê đã được nhiều nhà đầu tư nước ngoài khảo sát nhưng đến nay đã dừng lại trong khi hai bộ: Công Thương – Kế hoạch & Đầu tư đang “va nhau” về quan điểm có cho khởi động lại dự án không. Ông bình luận gì về điều này?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Mỏ sắt Thạch Khê được phát hiện cách đây khoảng nửa thế kỷ. Các nhà lãnh đạo thời bấy giờ là những người rất tha thiết muốn làm sắt thép lớn ở Việt Nam, và chúng ta đã hợp tác với nhiều nước.

Trước là chuyên gia của Liên Xô cũ khảo sát mỏ sắt Thạch Khê. Sau đó, khi đổi mới, chúng ta bắt đầu mở cửa đầu tư nước ngoài thì hợp tác với Cộng hòa Liên bang Đức. Nước này đã bỏ ra 7 triệu Mark để tài trợ đầu tư lớn nhất về sắt thép liên kết với công ty của Nhật Bản khảo sát từ năm 1992 đến 1994.

Lúc đó, chúng ta thỏa thuận để họ khảo sát, sản xuất quặng sắt bán đi trong khoảng thời gian nhất định. Nhưng giá quặng sắt rẻ, hàm lượng thiếc trong sắt nhiều, không có lãi nên họ dừng lại. Sau đó, một vài dự án tiếp theo được Chính phủ cho phép như hợp tác với Malaysia nhưng họ không làm.

Đầu thế kỷ này, một công ty nhỏ của Đài Loan, hoạt động tại Đồng Nai xin khảo sát lại. Họ thuê kỹ sư của Trung Quốc vào khảo sát hằng năm trời ở Thạch Khê và khẳng định là khai thác được. Công ty này xin Hà Tĩnh khai thác và làm dự án lớn về gang thép; đồng thời chào hàng cho Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan.

Cuối cùng họ mời được Formosa vào để đầu tư ở Hà Tĩnh. Khi đầu tư ở Hà Tĩnh, Formosa đi theo một hướng khác vì thấy khai thác mỏ sắt Thạch Khê rất khó khăn. Formosa nhập toàn bộ quặng từ các nước để sản xuất thép ở Việt Nam với quy mô 9 đến 10 triệu tấn sắt thép/năm, một trong những dự án lớn nhất của ASEAN.

Tôi muốn nói lịch sử như vậy để biết nhờ có sắt thép Thạch Khê nên mới có dự án Formosa. Sau khi dự án Formosa ra đời, công ty cổ phần do Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam cùng Tổng công ty Khoáng sản Hà Tĩnh và 4-5 cổ đông nữa thành lập Công ty cổ phần Khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Năm 2006, công ty này bắt đầu khởi công, sau đó dừng lại. Cho đến bây giờ, theo tôi biết thì không tiến hành nữa.

GS.TSKH Nguyễn Mại

Được biết, ông từng là người đã tham gia nhóm tư vấn cho Hà Tĩnh trong vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. Ông đánh giá thế nào về những nguy cơ có thể xảy ra với Hà Tĩnh nếu dự án được khởi động lại?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Không phải chúng ta không muốn khai thác quặng mà do mỏ sắt Thạch Khê tồn tại nhiều vấn đề lớn phải cân nhắc. Nói về dự án này, cần phải tiếp cận theo hai quan điểm. Thứ nhất có cần khai thác quặng sắt trong năm 2017 và những năm tiếp theo hay không?

Các chuyên gia đã nói với Hà Tĩnh rằng nếu chọn được những hướng đi mới tốt hơn, thích ứng hơn với thế giới hiện đại về công nghiệp, về nông nghiệp công nghệ cao, về du lịch, dịch vụ thì không khai thác quặng sắt là tốt nhất. Phương án tốt nhất là Hà Tĩnh chọn hướng đi không cần khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Hướng đi ấy hoàn toàn khả thi.

Thứ 2, mỏ sắt Thạch Khê còn cả tá vấn đề chưa giải quyết được như phương án khai thác lộ thiên hay hầm lò. Phương án chủ đầu tư đưa ra là khai thác lộ thiên, đào sâu xuống hàng trăm mét trên diện tích hàng ngàn ha. Chúng ta thử tưởng tượng nằm rất gần thành phố Hà Tĩnh, với một độ sâu như vậy, chiều rộng như vậy, gần biển như vậy thì an ninh cho cả thành phố, cho cả hàng chục vạn người sẽ như thế nào? Đó là điều không ai đảm bảo. Tất cả những đánh giá tác động môi trường dù có làm tốt nhất thì cũng không thể đảm bảo được những gì đã xảy ra khi chúng ta có một cái hố lớn như vậy.

Hiện mới khai thác trên 1 triệu tấn quặng thép và độ sâu chưa nhiều mà đã bắt đầu có hiện tượng nước ngầm, nước ngọt của vùng đó bị ảnh hưởng. Người dân xung quanh phải ăn chung với cát, rất khổ sở. Về chất thải, chủ đầu tư dự định làm một cảng ra biển để lấp biển. Dưới biển bao nhiêu tài nguyên, lấp biển có ảnh hưởng tới môi trường hay không? Đây là câu chuyện chưa ai bàn bạc kĩ.

Tiền thuế không đủ bù đắp môi trường

Ông đánh giá như thế nào khi Bộ Công Thương có đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép dự án đi vào khai thác trong năm 2017?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Nhà đầu tư cho rằng, dự án mỏ sắt Thạch Khê có khả năng một vốn bốn lời. Nhưng về mặt kinh tế, môi trường, thuế tài nguyên vào đây có xứng đáng để bù đắp với thiệt hại về môi trường, thiệt hại của dân cư, cộng đồng người dân Hà Tĩnh nói riêng và lợi ích nhà nước, dân tộc nói chung hay không? Đây là câu chuyện không ai giải đáp được.

Về mặt công nghệ, nhiều nước từ lâu tới nay đã thực hiện đóng cửa, đóng mỏ. Ví dụ, ở Dortmund - thủ phủ gang thép lớn nhất của Cộng hòa Liên bang Đức đã đóng cửa. Các nhà máy gang thép đều đã chuyển sang làm dịch vụ. Người ta dám hy sinh như vậy vì đây là ngành gây ô nhiễm môi trường rất lớn.

Quan điểm của tôi, tốt nhất sau khi tính toán các khả năng, thà rằng đưa ra một quyết định có lợi nhất cho đất nước trong năm 2017, còn hơn là chúng ta nhì nhằng cho khai thác tiếp để rồi gây ra hậu quả. Nếu không cho dừng lại, đến năm 2020, rồi chúng ta cũng sẽ lại phải xem lại và đưa ra một quyết định là phải dừng dự án. Tôi cho rằng, đây là thời điểm dừng lại thích hợp nhất và mong Chính phủ lắng nghe từ nhiều phía trước khi ra quyết định.

“Về mặt kinh tế, môi trường, thuế tài nguyên vào đây có xứng đáng để bù đắp với thiệt hại về môi tường, thiệt hại của dân cư, cộng đồng người dân Hà Tĩnh nói riêng và lợi ích nhà nước, dân tộc nói chung hay không? Đây là câu chuyện không ai giải đáp được”.
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài


Tướng Lê Văn Cương: 'Nếu làm tiếp mỏ sắt Thạch Khê, chắc chắn sẽ dẫn tới thảm họa'

Tướng Lê Văn Cương: "Nếu làm tiếp mỏ sắt Thạch Khê, chắc chắn sẽ dẫn tới thảm họa"

Leader talk -  7 năm

Đó là nhận định của ông Lê Văn Cương, Hội Khoa học và công nghệ Mỏ Việt Nam liên quan đến việc tái khởi động mỏ sắt Thạch Khê.

'Hồi sinh' mỏ sắt Thạch Khê: Quá nhiều hệ lụy?

"Hồi sinh" mỏ sắt Thạch Khê: Quá nhiều hệ lụy?

Phát triển bền vững -  7 năm

Liên quan đến việc tiếp tục thực hiện dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, nhiều nhà khoa học tỏ ra lo ngại hệ lụy ô nhiễm môi trường gây ra từ dự án này.

Thảm họa môi trường sẽ khủng khiếp hơn Formosa nếu 'hồi sinh' mỏ sắt Thạch Khê

Thảm họa môi trường sẽ khủng khiếp hơn Formosa nếu "hồi sinh" mỏ sắt Thạch Khê

Phát triển bền vững -  7 năm

"Tái khởi động dự án mỏ sắt Thạch Khê, nếu để xảy ra sự cố, chắc chắn sẽ khủng khiếp hơn vụ Formosa rất nhiều lần".

Băn khoăn bài toán hiệu quả kinh tế mỏ sắt Thạch Khê

Băn khoăn bài toán hiệu quả kinh tế mỏ sắt Thạch Khê

Phát triển bền vững -  7 năm

Mỏ sắt Thạch Khê được định giá khoảng 35 tỷ USD, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, vấn đề lợi nhuận kinh tế khi tái khởi động lại dự án mỏ sắt lớn nhất khu vực Đông Nam Á này vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tính toán lại.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  1 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  4 ngày

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  4 ngày

Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.

Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu

Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu

Phát triển bền vững -  4 ngày

Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.

Thuế carbon gõ cửa, doanh nghiệp Việt vẫn ngó lơ

Thuế carbon gõ cửa, doanh nghiệp Việt vẫn ngó lơ

Phát triển bền vững -  5 ngày

Nhiều doanh nghiệp vẫn xem ESG và phát triển bền vững là “chi phí” chứ không phải “đầu tư”, nên đang trở nên bị động trước các quy định pháp lý mới.

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư

Tiêu điểm -  1 phút

Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan

Tiêu điểm -  8 phút

Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Diễn đàn quản trị -  12 phút

ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.

Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?

Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?

Ống kính -  14 giờ

Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.

Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới

Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Doanh nghiệp -  19 giờ

HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.

Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà

Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà

Nhịp cầu kinh doanh -  22 giờ

Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.