Tiêu điểm
Khi những tà váy vùng cao kể chuyện du lịch Quảng Ninh
Những nét văn hóa vùng cao Quảng Ninh đang trở thành nguồn cảm hứng cho hành trình phát triển du lịch cộng đồng bền vững và độc đáo.
Sáng sớm một ngày gần cuối năm 2020, trên sân bóng nhỏ giữa núi rừng Bình Liêu, những tiếng reo hò rộn ràng của bà con dân tộc Sán Chỉ vang lên khắp bản làng.
Điều đặc biệt không chỉ nằm ở những đường bóng đầy hào hứng, mà ở hình ảnh những cô hoa hậu nổi tiếng như Khánh Vân, Mâu Thủy và Võ Hoàng Yến – người cười đùa, người vụng về chạy theo trái bóng – trong trang phục thổ cẩm truyền thống của người Sán Chỉ.
Hình ảnh ấy lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội và các kênh truyền thông, gây nên sự thích thú không chỉ bởi tính giải trí mà còn bởi vẻ đẹp độc đáo của văn hóa vùng cao.
Đó không chỉ là một sự kiện giao lưu thông thường, mà còn là một khoảnh khắc truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào bản sắc và mở ra tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng của vùng đất này.
Từ hoạt động thể thao của bà con vùng cao, bóng đá nữ dân tộc thiểu số giờ đây đã trở thành một trong những trải nghiệm đặc sắc, hấp dẫn du khách đến Bình Liêu.
“Tôi tìm thấy một Việt Nam thật khác”, đó là lời chia sẻ của Jean-Pierre, một nhà báo người Pháp, khi ghé thăm Bình Liêu.
Ông cho rằng, Bình Liêu không chỉ là một nơi để du khách đến và chụp ảnh mà còn là nơi mà mỗi du khách có thể sống trong những khoảnh khắc chân thực nhất của người dân bản địa, thưởng thức ẩm thực tự làm và nghe kể những câu chuyện từ ngàn đời của họ.
Lời nhận xét này không chỉ là một sự công nhận, mà còn là một lời gợi mở về cách Quảng Ninh đã và đang kể câu chuyện của mình: một câu chuyện về bản sắc, về những giá trị nguyên sơ và sự kết nối giữa con người với thiên nhiên.

Phát triển sản phẩm du lịch gắn với văn hóa bản địa
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng. Đề án phát triển du lịch cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh ban hành năm 2020 được coi là “cú hích” mạnh mẽ cho phát triển du lịch cộng đồng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Việc xây dựng thí điểm 4 làng dân tộc thiểu số gồm: làng người Dao ở thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn (Móng Cái); làng người Tày ở Bản Cáu, xã Lục Hồn (Bình Liêu); làng người Sán Chỉ (Sán Chay) ở thôn Lục Ngù, xã Húc Động (Bình Liêu); làng người Sán Dìu ở thôn Voòng Tre, xã Bình Dân (Vân Đồn) là một trong những bước đi cụ thể hóa đề án, được kỳ vọng tạo động lực, bước đột phá trong phát triển du lịch cộng đồng.
Trong những năm qua, Quảng Ninh đã tập trung cải thiện hệ thống giao thông, đặc biệt là tại các vùng cao như Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ.
Những con đường nhỏ hẹp trước đây giờ đây đã được mở rộng, rút ngắn thời gian di chuyển cho du khách. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đầu tư xây dựng các homestay đạt chuẩn, cung cấp hỗ trợ tài chính và tư vấn cho người dân tham gia vào mô hình du lịch cộng đồng.
Nhờ chính sách này, các bản làng như Làng Mô ở Bình Liêu hay Cái Chiên ở Hải Hà đã dần hình thành các cơ sở lưu trú thân thiện, giữ được nét văn hóa đặc trưng mà vẫn đảm bảo tiện nghi cho du khách.
Quảng Ninh không ngừng quảng bá các lễ hội truyền thống như Soóng Cọ, hát Then, hay Tết nhảy của người Dao. Những trải nghiệm này không chỉ dừng lại ở việc trình diễn, mà còn được thiết kế thành các hoạt động tương tác, cho phép du khách tham gia trực tiếp – như học thêu váy thổ cẩm, nấu ăn cùng bà con hay tham gia các trò chơi dân gian.
Các sản phẩm đặc sản như bánh coóc mò, gà bản, và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng được đưa vào chương trình du lịch, giúp người dân tăng thêm thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương một cách bền vững.
Chính quyền Quảng Ninh thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng làm du lịch, từ cách giao tiếp với khách nước ngoài, kỹ năng hướng dẫn, đến quản lý dịch vụ homestay. Điều này giúp người dân địa phương tự tin hơn trong việc tiếp cận và phục vụ du khách. Họ hiểu rằng, một trong những yếu tố quan trọng để du lịch cộng đồng phát triển bền vững là sự tham gia chủ động của người dân.
“Ban đầu, tôi rất ngại giao tiếp, nhưng nhờ các lớp học, tôi biết cách giới thiệu với khách về văn hóa của người Dao và cả những món ăn truyền thống”, nột nữ hướng dẫn viên ở bản Cao Sơn (Ba Chẽ) trước đây chỉ quen với công việc trồng lúa chia sẻ.

Cùng với Bình Liêu, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nhận diện và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, các giá trị thiên nhiên tươi đẹp và đặc trưng con người thân thiện, chất phác, hiền hoà, xác định hướng đi gắn bảo tồn văn hoá truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng bền vững, đưa văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc sắc, độc đáo của địa phương.
Nhiều di tích, lễ hội hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được bảo tồn, gìn giữ, khai thác và phát huy thành các sản phẩm du lịch bền vững của các dân tộc như: Di tích danh thắng thác Khe Vằn (huyện Bình Liêu); các ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ ở Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ; các lễ hội văn hóa của dân tộc Sán Chỉ xã Đại Dực (Tiên Yên); ngày hội văn hóa dân tộc Dao, Tày ở Bình Liêu; ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc…
Đáng chú ý, để du lịch cộng đồng phát triển bền vững, sự hợp tác giữa người dân và doanh nghiệp đã trở thành chìa khóa quan trọng tại các địa phương ở Quảng Ninh. Người dân địa phương – những người giữ gìn văn hóa bản địa – đảm nhận vai trò vận hành mô hình, trực tiếp phục vụ du khách từ lưu trú, ẩm thực đến hướng dẫn trải nghiệm.
Trong khi đó, các doanh nghiệp như Công ty Du lịch cộng đồng Bình Liêu không chỉ hỗ trợ kỹ thuật xây dựng homestay, như những căn nhà trình tường tại thôn Khe Tiền, mà còn đảm nhận vai trò quảng bá, xúc tiến, và đào tạo kỹ năng phục vụ du lịch cho người dân.
Với sự phối hợp này, những nét văn hóa truyền thống như sinh hoạt của người Dao Thanh Phán hay các món ăn bản địa được "chế biến" để phù hợp hơn với nhu cầu của du khách.
Các doanh nghiệp giúp “đóng gói” văn hóa bản địa thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, như việc bổ sung cà phê, bánh mì trong menu homestay để phù hợp với khẩu vị khách quốc tế.
Mô hình hợp tác này không chỉ giúp người dân gia tăng thu nhập mà còn góp phần đưa các địa phương ở Quảng Ninh trở thành điểm đến du lịch cộng đồng đặc sắc, dung hòa được văn hóa truyền thống và hiện đại.
Có một Quảng Ninh hào sảng đến vậy...
Thêm hấp lực cho du lịch Quảng Ninh
Bên cạnh việc tăng cường đầu tư hoàn thiện hạ tầng du lịch, dịch vụ, Quảng Ninh cũng có thêm những tài nguyên để thúc đẩy du lịch trong thời gian tới.
Sức hút của du lịch Quảng Ninh
Những thắng cảnh trời ban cùng với nỗ lực của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trong việc đầu tư phát triển ngành công nghiệp không khói theo hướng bền vững, thương hiệu du lịch Quảng Ninh đang dần khẳng định mình trên bản đồ du lịch thế giới.
Phát triển du lịch Quảng Ninh theo hướng bền vững
Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2022 – 2027 của Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh xác định sẽ phát huy tiềm năng, lợi thế, tăng cường liên kết, hợp tác giữa các thành viên nhằm phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh mới.
Đề xuất miễn thuế cho startup 5 năm đầu từ lúc có lãi
Đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 5 năm từ khi có lãi, để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp (startup) vượt qua giai đoạn đầu khó khăn.
Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt
Việt Nam có tới 20% các doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhưng các nữ doanh nhân vẫn phải đối mặt với nỗi lo thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản trị.
Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm
Dự luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính tăng mức phạt tại các thành phố lớn, mở rộng phạm vi áp dụng, bổ sung lĩnh vực mới và trao thêm thẩm quyền cho lực lượng cấp xã.
Đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân
Chính phủ đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm cải thiện môi trường kinh doanh, vốn, đất đai... nhằm tháo gỡ nút thắt, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh và bền vững.
Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng
Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng với nhiều nội dung đột phá về quản lý cũng như mức độ phân quyền.
Bước ngoặt sống còn của doanh nghiệp gia đình thời tư nhân trỗi dậy
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp gia đình của Việt Nam.
Đề xuất miễn thuế cho startup 5 năm đầu từ lúc có lãi
Đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 5 năm từ khi có lãi, để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp (startup) vượt qua giai đoạn đầu khó khăn.
EVNGenco3 ‘nếm trái đắng’ vì lỗ tỷ giá
EVNGenco3 là doanh nghiệp có công suất phát điện lớn nhất đang niêm yết trên HoSE nhưng do sử dụng vốn vay ngoại tệ lớn nên liên tục “nếm trái đắng” vì lỗ tỷ giá.
Vinhomes hợp tác chiến lược với VTK kiến tạo cộng đồng Hàn Quốc tại Ocean City
Công ty cổ phần Vinhomes và Công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên (VTK) vừa ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng cộng đồng người Hàn Quốc tại Ocean City.
Lọc đầu nguồn Beluga - Lớp bảo vệ đầu tiên cho tổ ấm gia đình
Tân Á Đại Thành - tập đoàn tiên phong với hơn 32 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giải pháp nước đã nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm Lọc đầu nguồn Beluga.
Đón hè rực rỡ cùng loạt ưu đãi hấp dẫn cho chủ thẻ quốc tế SHB
Nhằm đẩy mạnh hoạt động chi tiêu không dùng tiền mặt, giúp cuộc sống người dân tiện lợi hơn mỗi ngày, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) hợp tác cùng các thương hiệu nổi tiếng trên cả nước tung ra hàng loạt voucher, giảm giá độc quyền dành riêng cho chủ thẻ quốc tế khi thanh toán các dịch vụ giao vận, ẩm thực, nghỉ dưỡng, lữ hành.
Cơ hội thử VinFast VF 8 thực chiến trên đường lái thử đặc biệt
Ngày 17-18/5 tới, sự kiện “Thử & Tin – Chinh phục VF 8” tổ chức tại TP.HCM là cơ hội để người dùng khám phá toàn diện sức mạnh vận hành của mẫu SUV điện VinFast VF 8, qua chuỗi bài thử được thiết kế đặc biệt.