Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra hàng loạt vấn đề trong quản lý, sử dụng đất đai và quy hoạch của UBND tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2011 – tháng 6/2022.
Kết luận thanh tra cho biết, nhiều tồn tại, vi phạm về đất đai tại Hưng Yên thể hiện ở 19 dự án điển hình.
Cụ thể, bốn dự án được chấp thuận chủ đầu tư không thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo pháp luật nhà ở gồm: khu A – khu đô thị phía Bắc QL5 thuộc khu đô thị phố Nối, khu nhà ở Hoàng Anh, dự án Công ty CP đầu tư phát triển Hùng Vương Hưng Yên và dự án xây dựng khu nhà ở thương mại, nhà ở đô thị.
Năm dự án chưa đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quy hoạch chung như khu A – khu đô thị phía Bắc QL5 thuộc khu đô thị phố Nối; khu dân cư Đông Phong; khu nhà ở, dịch vụ khu công nghiệp Phố Nối (Phố Nối House); khu nhà ở bến xe khách Mỹ Hào và nhà máy cấp nước sạch Bình Minh Hưng Yên; khu công nghiệp Minh Quang.
Đáng chú ý, 16 trường hợp thiếu sót trong xác định tiền sử dụng đất như: lựa chọn phương pháp định giá đất không phù hợp, lựa chọn tài sản so sánh không đảm bảo quy định, thời điểm xác định giá đất không đúng quy định.
Thậm chí, có dự án đã giao đất từ năm 2018 nhưng đến giữa năm 2023 vẫn chưa duyệt giá đất như xảy ra tại phân khu A khu đô thị Bắc BL5 thuộc khu đô thị Phố Nối.
Tiêu biểu trong nhóm này gồm 2 siêu đô thị quy mô lớn; khu công nghiệp Minh Quang; mở rộng khu công nghiệp Thăng Long II; khu nhà ở và trung tâm thương mại phố Nối; trung tâm thương mại và nhà ở biệt thự Phố Hiến; nhà ở xã hội, nhà ở thương mại Lạc Hồng Phúc.
Cơ quan thanh tra cũng kết luận và yêu cầu xử lý nghiêm việc chậm tiến độ một số hạng mục tại hàng loạt dự án như khu nhà ở và Trung tâm thương mại phố Nối do Công ty TNHH An Phát làm chủ đầu tư; hạng mục khu nhà ở cho người thu nhập thấp tại dự án Phố Nối House của Công ty CP du lịch và thương mại Tia Sáng, Trung tâm thương mại và nhà ở Như Quỳnh của Công ty CP cơ khí xây dựng công trình I.
Nổi bật trong kiến nghị xử lý của Thanh tra Chính phủ về tình trạng trên là yêu cầu đấu thầu lại dự án khu A - khu đô thị phía Bắc QL5 do một thành viên của Tập đoàn Hòa Phát là Công ty CP Xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát thực hiện (nếu phát hiện vi phạm hình sự thì chuyển cơ quan điều tra xử lý).
Tháng 1/2004, Công ty CP Xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát được UBND tỉnh Hưng Yên chọn làm chủ đầu tư dự án khu đô thị phía Bắc QL5 thuộc khu đô thị Phố Nối, huyện Mỹ Hào.
Tiếp đó, UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phân khu A của dự án với quy mô 300ha, tổng mức đầu tư 2.710 tỷ đồng. Năm 2010, tỉnh tiếp tục duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 phân khu A của dự án.
Tới năm 2016, UBND tỉnh Hưng Yên có văn bản tiếp tục giao công ty nói trên làm chủ đầu tư dự án khu đô thị phía bắc QL5 thuộc khu đô thị Phố Nối theo cơ chế giao đất có thu tiền sử dụng đất. Cùng năm này, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành quyết định duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 phân khu A của dự án.
Đồng thời, cơ quan thanh tra kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Hưng Yên xác định tiền sử dụng đất tại loạt dự án qua các lần giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch chi tiết làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, nhằm đảm bảo không thất thu ngân sách.
Lớn nhất về quy mô là trường hợp dự án khu đô thị sinh thái tại huyện Văn Giang có quy mô sử dụng đất 445ha, tổng vốn đầu tư khoảng 38.000 tỷ đồng. Từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022, UBND tỉnh Hưng Yên đã giao tổng cộng khoảng 3,6 triệu m2 đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án.
Một dự án đô thị khác trên địa bàn hai huyện Văn Lâm và Văn Giang có quy mô 294ha, tổng mức đầu tư 33 nghìn tỷ đồng, được Thủ tướng phê duyệt chủ trương năm 2021. Dự án này là phần đối ứng thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện hai dự án hạ tầng giao thông tại Hưng Yên theo hình thức BT trước đó.
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.