Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Nơi dự kiến đặt trụ sở của Eximbank vẫn chỉ là bản vẽ hào nhoáng trên giấy.
Tám năm đã trôi qua kể từ khi dự án toà tháp văn phòng được manh nha, Eximbank vẫn đang loay hoay tìm phương thức đầu tư.
Vào năm 2011, đại hội cổ đông ngân hàng Eximbank thông qua tờ trình về việc thay đổi trụ sở chính về số 7 Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM. Trên khu đất rộng 3.514m2, Eximbank dự kiến sẽ xây dựng toà tháp 40 tầng làm văn phòng làm việc, khách sạn và căn hộ với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 3.538 tỷ đồng.
Một năm sau khi HĐQT Eximbank ban hành nghị quyết về việc triển khai xây dựng dự án tại địa điểm đã được phê duyệt, vào tháng 12/2012, Eximbank đã ký hợp đồng với công ty Nikken Sekkei Ltd để tư vấn thiết kế công trình.
Tuy nhiên, đến tháng 8/2014, Eximbank có thông báo gửi các đơn vị tư vấn yêu cầu tạm dừng thực hiện dự án và đầu năm 2015, HĐQT ngân hàng này có nghị quyết chính thức chưa triển khai dự án.
Hơn một năm sau, trong động thái tiếp tục thực hiện dự án, Eximbank đã ký hợp đồng dịch vụ với công ty Savills Việt Nam để tư vấn hình thức đầu tư bất động sản sao cho hiệu quả nhất.
Sau đó, HĐQT ngân hàng chấp thuận trình đại hội cổ đông thường niên năm 2017 chủ trương triển khai thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở, đồng thời giao ban điều hành cập nhật các thông tin kết luận của Cục Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước tại TP. HCM về việc xác minh tố cáo HĐQT nhiệm kỳ trước và kết luận thanh tra năm 2016 liên quan đến việc đầu tư xây dựng trụ sở để báo cáo xin ý kiến cổ đông và đã được thông qua.
Sau đó HĐQT giao ban điều hành làm việc với các công ty tư vấn để tìm kiếm và giới thiệu đối tác hợp tác đầu tư nhằm tìm ra phương án có lợi nhất nằm trong ba phương án đưa ra là chỉ xây dựng tòa nhà văn phòng; phát triển tòa nhà căn hộ cao cấp - văn phòng; hoặc phát triển một phức hợp gồm căn hộ cao cấp, văn phòng và officetel.
Từ đó tháng 7/2017, Eximbank đã chọn phương án tòa tháp văn phòng 40 tầng, theo hình thức đầu tư Eximbank chỉ góp vốn là giá trị đất, không góp tiền. Để triển khai dự án, Eximbank đã thành lập ban công tác dự án để làm đầu mối tiếp nhận, đề xuất các đối tác.
Bốn tháng sau, Eximbank ký hợp đồng dịch vụ với Savills Việt Nam và nhà tư vấn này đã tìm được 16 nhà đầu tư trong và ngoài nước gửi thư bày tỏ quan tâm gồm Coteccons, Indochina Kajima, Tokyu, Ben Thanh Land, VinaCapital, Korea Investment và Mitsubishi Estate Asia.
Tháng 12/2018, HĐQT đã ban hành nghị quyết chọn nhà đầu tư Mitsubishi Estate Asia là ưu tiên số 1, Taisei Corporation ưu tiên số 2 và ưu tiên số 3 thuộc về Keppel Capital để tiến hành các bước tiếp theo sau khi được Ngân hàng Nhà nước có ý kiến chấp thuận.
Mitsubishi Estate Asia tính giá trị đất khoảng 111 triệu USD, tổng chi phí xây dựng ước tính 114,4 triệu USD, diện tích sàn sử dụng phân bổ cho Eximbank là 18.647m2 (chiếm 49% diện tích tòa nhà) và thời gian phát triển dự án dự kiến 48 tháng.
Ban điều hành Eximbank đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước xin ý kiến về chủ trương thực hiện theo phương thức ngân hàng này góp giá trị quyền sử dụng đất và phân chia sản phẩm. Tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước chưa trả lời chính thức.
Theo báo cáo của Eximbank thì ngân hàng này đã chi hơn 200 tỷ đồng cho dự án. Tuy nhiên, số phận dự án tiếp tục treo lửng lơ.
Trong tài liệu chuẩn bị cho đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 dự kiến diễn ra ngày 26/4 nhưng không họp được vì thiếu cổ đông theo quy định, Eximbank đã nêu ba kiến nghị về việc triển khai dự án.
Theo đó ban điều hành kiến nghị đại hội cổ đông chấp thuận đầu tư dự án tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm theo phương thức Eximbank góp giá trị quyền sử dụng đất, nhà đầu tư xây dựng toà nhà văn phòng và thực hiện phân chia sản phẩm phù hợp .
Thứ hai, trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước không đồng ý, Eximbank đề nghị được đầu tư bằng nguồn vốn của ngân hàng và phần diện tích không dùng hết sẽ được cho thuê.
Kiến nghị thứ ba là HĐQT Eximbank được quyết định đầu tư, chủ động triển khai dự án theo đúng quy định pháp luật, điều lệ ngân hàng.
Điều đáng nói là đại hội cổ đông đã không đủ điều kiện tổ chức ngày 26/4 vì chỉ có sự tham dự của 199 cổ đông, tương ứng với 57,62% cổ phần có quyền biểu quyết. Điều này đồng nghĩa với việc dự án tháp Eximbank tiếp tục nằm “trùm mền”.
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.