Khu công nghiệp tại Hải Dương: Dang dở những giấc mơ nghìn tỷ
Hàng loạt dự án đầu tư khu công nghiệp quy mô lớn tại Hải Dương vẫn không thể triển khai kéo dài trong nhiều năm.
Để thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ, bên cạnh việc chống dịch Covid-19, không để đứt gãy các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt tại các khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong các chuỗi sản xuất lớn là một thách thức lớn hiện nay.
Khu công nghiệp là nơi được xem có nguy cơ lây nhiễm cao nhất, chỉ sau bệnh viện. Các đợt dịch trong nước từ trước đến nay đều bùng phát mạnh khi nhà máy ghi nhận ca nhiễm.
Bắc Giang hiện đang là điểm nóng nhất trong làn sóng Covid-19 thứ 4 tại Việt Nam với 1.881 ca nhiễm, hơn 15.000 ca F1, 64.000 ca F2 tính đến sáng ngày 29/5, chiếm một nửa số ca nhiễm trong đợt dịch lần này của cả nước và dự báo số ca tiếp tục tăng.
Ngày 17/5, UBND tỉnh Bắc Giang đã phải quyết định tạm dừng hoạt động của 4 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh gồm Quang Châu, Vân Trung, Đình Tám, Song Khê – Nội Hoàng, bất chấp nhiều doanh nghiệp phản đối vì cho rằng công ty chưa có ca bệnh.
Đồng thời giữ lại 60.000 công nhân từ 61 tỉnh, thành phố đang làm việc tại Bắc Giang tránh lây lan sang các tỉnh khác khi tổng số ca nhiễm ở đây có trên 60% là công nhân đến từ các địa phương khác.
Mật độ công nhân đông, không gian nhà máy hẹp, khép kín, dùng chung nhà vệ sinh, ăn uống tập trung, đi xe chung, ở chung khu nhà trọ là nguyên nhân khiến dịch lây lan tại các khu công nghiệp ở Bắc Giang.
35 tổ công tác của tỉnh đã rà soát, đánh giá các điều kiện, nguy cơ để quay trở lại sản xuất của 231/310 doanh nghiệp. Kết quả có 34 doanh nghiệp ít nguy cơ; 15 nguy cơ thấp, 40 nguy cơ trung bình, 60 doanh nghiệp nguy cơ rất cao.
Đến ngày 25/5, UBND tỉnh Bắc Giang đã quyết định khôi phục dần hoạt động của bốn khu công nghiệp trên. Theo đó, 340 công ty với 140.000 lao động sẽ sản xuất trở lại sau hơn 1 tuần đóng cửa.
Theo kế hoạch, 8 doanh nghiệp mẫu sẽ trở lại sản xuất từ ngày 28/5 gồm: Công ty TNHH sản xuất Sanwa Việt Nam, Công TNHH Fuhong Precision Component Bắc Giang (KCN Đình Trám); Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang: Dự án nhà máy giấy Xương Giang (KCN Song Khê - Nội Hoàng); Công ty TNHH New Wing Interconnect Technology (KCN Vân Trung); Công ty TNHH công nghệ chính xác Fuyu; Công ty TNHH New Hope; Công ty TNHH Đặc khu Hope; Công ty TNHH Si Flex Việt Nam (KCN Quang Châu).
Tuy nhiên, chỉ có 2 doanh nghiệp với 2.500 công nhân được làm việc trở lại vào ngày 28/5 và thêm 2 doanh nghiệp nữa vào ngày 30/5, Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái cho biết tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng chống Covid-19 với Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng nay.
Theo ông Thái, tỉnh cũng đang đặc biệt xem xét cho các doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu như Samsung, Honda, Toyota.. hoạt động trở lại.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử làm việc trong môi trường khép kín, tỉnh phải hướng dẫn chia nhỏ các khu sản xuất từ 1.000 công nhân phải chia nhỏ thành các nhóm nhỏ 50, 100 người. Những nhóm nhỏ sẽ sản xuất cùng nhau, ở cùng khu trọ và di chuyển cùng xe để có nguy cơ thì khoanh được ngay, theo mô hình “công nhân an toàn, sản xuất an toàn, doanh nghiệp an toàn”.
Bắc Giang hiện đã chuẩn bị các cơ sở điều trị với năng lực tiếp nhận 5.500 bệnh nhân, vận hành 1 đơn vị điều trị tích cực với 50 giường và đang lập thêm 1 đơn vị điều trị tích cực 100 giường, có khả năng nâng lên 150 giường.
Đồng thời, tỉnh đã triển khai tiêm vắc-xin ưu tiên cho tuyến đầu chống dịch, công nhân tại doanh nghiệp đang hoạt động.
Điểm nóng dịch thứ 2 - Bắc Ninh
Còn tại Bắc Ninh, điểm nóng dịch bệnh thứ 2 cả nước có 450.000 công nhân làm việc ở 10 khu công nghiệp tập trung và 26 cụm công nghiệp. Hơn 50.000 công nhân đang phải tạm nghỉ việc do liên quan đến các ổ dịch.
Tính đến sáng ngày 29/5, tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Bắc Ninh đã lên đến 740 người tại 8 huyện, thị xã, thành phố với 134 ổ dịch.
Tỉnh yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải xây dựng các phương án đảm bảo an toàn dịch bệnh, giãn cách lao động, phân luồng lao động, tổ chức ca kíp, khai báo y tế… để duy trì sản xuất. Đến nay, khoảng 700 doanh nghiệp với 240.000 lao động sẽ thực hiện phương án duy trì sản xuất, những doanh nghiệp không đáp ứng được sẽ tạm dừng hoạt động.
Xuất hiện biến chủng nCoV lai hoàn toàn mới
Đánh giá về làn sóng Covid-19 thứ 4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh đợt dịch lần này có đặc điểm bùng phát đa nguồn dịch, đa hình thái, đa chủng lây nhiễm, chủ yếu trong khu công nghiệp, sau đó lây lan ra cộng đồng,
Virus lây lan nhanh, phát tán mạnh trong không khí, mức độ đào thải mầm bệnh rất nhanh, chỉ 1-2 ngày có 1 vòng lây nhiễm và theo cấp số nhân, đặc biệt lây nhiễm rất mạnh trong không gian hẹp, không thông khí. Triệu chứng bệnh có dấu hiệu tăng nặng, do đó, điều trị tích cực ở địa phương phải nâng cao hơn một mức.
Ông Long cho biết hiện nay giải trình tự gene virus trên các bệnh nhân ở Việt Nam cho thấy có hai biến chủng thường thấy là Ấn Độ và Anh. Trong đó, chủng từ Ấn Độ phổ biến nhất, ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội... Chủng Anh xuất hiện ở Đà Nẵng và một số địa phương khác.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế phát hiện một chủng mới có sự lai tạo giữa hai biến chủng trên. Trên chủng Ấn Độ có những đột biến gene của chủng Anh.
"Bộ Y tế sẽ công bố chủng này trên bản đồ gene thế giới", ông Long cho biết.
Về tiến trình mua vắc-xin Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết Việt Nam đặt mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng trong năm 2021, với khoảng 150 liều tiêm. Tuy nhiên, đến nay mới có hơn 100 triệu liều vắc-xin Covid-19 được cam kết cung cấp, đủ tiêm chủng cho 70% dân số từ 18 tuổi trở lên. Như vậy, vẫn còn thiếu khoảng 40 triệu liều để đạt mục tiêu.
Về các khu công nghiệp ở Bắc Giang, ông Long khẳng định tỉnh sẽ kiểm soát được dịch trong thời gian tới nhưng không thể trong thời gian ngắn. Còn tại Bắc Ninh, ông quan ngại việc lây nhiễm từ cộng đồng vào khu công nghiệp có xu hướng phức tạp hơn.
Tuy nhiên, “cơ bản tình hình dịch bệnh tại 2 địa phương này đang cố gắng từng bước được kiểm soát”, theo Bộ trưởng Bộ Y tế.
Một số địa phương, đặc biệt tại các đô thị tập trung đông người như Hà Nội, TP.HCM có thể vẫn tiếp tục ghi nhận các ô dịch rải rác, các chùm ca bệnh trong cộng đồng. Lãnh đạo Bộ Y tế nhận định, mặc dù ghi nhận các chùm ca bệnh, ca bệnh khác nhau, nhưng hai địa phương triển khai rất bài bản các giải pháp để giữ vững và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết hơn 10 chùm ca bệnh xuất hiện tại địa bàn thành phố từ đầu tháng 5 về cơ bản đã được kiểm soát và làm sạch.
Thành phố đã triển khai hàng loạt giải pháp phù hợp với tình hình như kiểm soát chặc chẽ người ra vào các công sở, kiểm soát công nhân từ nơi sản xuất tới nơi lưu trú, xử phạt hơn 4.000 trường hợp không đeo khẩu trang với số tiền 7,2 tỷ đồng, tăng thêm 70% phụ cấp cho lực lượng chống dịch; đồng thời lên phương án “nuôi quân nhiều ngày”, huy động hơn 1.000 sinh viên y khoa và bác sĩ đã nghỉ hưu sẵn sàng tham gia chống dịch…
TP. Hà Nội cũng phối hợp chặt chẽ với các địa phương, xét nghiệm mỗi ngày 10.000 mẫu cho Bắc Giang và 5.000 mẫu cho Bắc Ninh.
Xác định khu công nghiệp là khu vực trọng điểm
Còn Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, từ 18/5 tới nay đã ghi nhận 4 chuỗi lây nhiễm. Trong đó, 2 chuỗi lây nhiễm liên quan công ty ở quận 3 và quán bánh canh tại quận 3 đều đã được điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập dịch triệt để.
Chuỗi lây nhiễm liên quan hội thánh truyền giáo Phục Hưng hiện đã điều tra, truy vết gần 1.000 F1 và 37.000 F2. TPHCM đang mở rộng truy vết để xác định chuỗi lây nhiễm thứ 4 tại Bệnh viện Hoàn Mỹ có liên quan đến chuỗi lây nhiễm hội thánh truyền giáo Phục Hưng hay không.
Theo ông Phong, một số người tại Hội thánh Truyền giáo Phục hưng làm việc ở các khu công nghiệp nên nguy cơ dịch lan vào đây rất cao.
TP.HCM hiện có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp, 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động với 280.000 công nhân, 3.000 chuyên gia nước ngoài.
Tại Đà Nẵng, “địa phương đã kiểm soát được dịch bệnh, 10 ngày gần đây nhất không có ca nhiễm trong cộng đồng. Đồng thời xét nghiệm xong toàn bộ công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, bàn giao cho doanh nghiệp”, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng khẳng định.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng tiếp tục duy trì xét nghiệm sàng lọc khoảng 20.000 người/ngày, siết chặt một số biện pháp ngăn dịch xâm nhập từ bên ngoài.
Còn tại Hải Phòng, xác định khu công nghiệp là khu vực trọng điểm, đến nay đã xét nghiệm 22% số công nhân tại các khu công nghiệp và sang tuần tới sẽ nâng lên 50%.
Đợt dịch thứ 4 bùng phát từ ngày 27/4 đến nay. Tổng số ca nhiễm cộng đồng là 3.595, ghi nhận ở 33 tỉnh thành. 5 tỉnh nhiều ca nhiễm nhất là Bắc Giang 1881, Bắc Ninh 736, Hà Nội 356 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 90 ca, 50 ca ở Bệnh viện K), Đà Nẵng 155, Vĩnh Phúc 89. TP.HCM 69 ca Covid-19, đứng thứ 6 cả nước.
Hàng loạt dự án đầu tư khu công nghiệp quy mô lớn tại Hải Dương vẫn không thể triển khai kéo dài trong nhiều năm.
Hiện tại, Viglacera nắm giữ một lượng lớn bất động sản khu công nghiệp với diện tích hàng ngàn ha. Trong quý 1, mảng bất động sản khu công nghiệp bứt phá đã giúp Viglacera ghi nhận lợi nhuận gần 280 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khu công nghiệp Đông Bình với quy mô 350ha, tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.
13 tỉnh, thành phố có dự án khu công nghiệp mới được Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư trong quý I/2021, thì Bắc Ninh dẫn đầu với 5 khu công nghiệp mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.