Viglacera đẩy mạnh đầu tư bất động sản khu công nghiệp

Trần Anh Thứ tư, 28/04/2021 - 08:21

Hiện tại, Viglacera nắm giữ một lượng lớn bất động sản khu công nghiệp với diện tích hàng ngàn ha. Trong quý 1, mảng bất động sản khu công nghiệp bứt phá đã giúp Viglacera ghi nhận lợi nhuận gần 280 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng công ty Viglacera họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với 12.000 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng 27% so với thực hiện 2020, riêng doanh thu công ty mẹ ước đạt 5.000 tỷ đồng. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.000 tỷ đồng, tăng 19% so với thực hiện 2020.

Viglacera đặt mục tiêu kinh doanh tăng trưởng trong bối cảnh hoạt động năm 2020 không tốt. Năm 2020, công ty chỉ đạt 9.433 tỷ đồng doanh thu, giảm 7% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 667 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 600 tỷ đồng.

Bước sang năm 2021, Viglacera lên kế hoạch triển khai đầu tư các dự án chuyển tiếp và dự án mới. Trong đó các dự án mới như Nhà máy gạch Viglacera Eurotile công suất 9 triệu m2/năm tại Bà Rịa – Vũng Tàu, phát triển dòng sản phẩm kích thước lớn, cao cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Công ty cũng đang triển khai nghiên cứu đầu tư phát triển các sản phẩm kính cao cấp, kính siêu trắng làm phôi sản xuất pin năng lượng mặt trời, kính tiết kiệm năng lượng…; khảo sát đầu tư mới các mỏ nguyên liệu; đầu tư phát triển sản phẩm đất sét nung của Viglacera Hạ Long.

Đặc biệt, công ty đẩy mạnh đầu tư bất động sản khu công nghiệp. Hiện tại, Viglacera nắm giữ một lượng lớn bất động sản khu công nghiệp như Hải Yên (182,4 ha), Đông Mai (160 ha)- Quảng Ninh; Phú Hà GDI (356 ha) - Phú Thọ; Tiền Hải (294 ha) - Thái bình; Đồng Văn IV GDI, GĐ2 (300 ha) - Hà Nam; Yên Phong IIC (221 ha) và Yên phong mở rộng (314 ha) - Bắc Ninh; Phong Điền (284 ha) - Huế; Yên Mỹ (280 ha) - Hưng Yên; Triển khai chuẩn bị đầu tư và đầu tư Khu công nghiệp Thuận Thành I (249,75 ha) tại Bắc Ninh…

Trong quý 1, mảng bất động sản khu công nghiệp bứt phá đã giúp Viglacera lãi lớn. Công ty ghi nhận lợi nhuận gần 280 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với lĩnh vực khu đô thị và nhà ở, Viglacera tiếp tục phát triển các dự án nhà ở xá hội, nhà ở công nhân đồng bộ với phát triển KCN; phối hợp với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam xây dựng và triển khai các dự án khu nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại Bắc Ninh, Bắc Giang và một số địa phương khác.

Với nhà ở thương mại và khu du lịch nghỉ dưỡng, Viglacera tiếp tục phát triển dự án Thăng Long No1 GĐ3 (Hà Nội); tiếp tục triển khai các dự án nhà ở thành phần tại các khu đô thị hiện có, chuyển tiếp từ năm 2020 (Nhà ở thương mại 9,6ha tại Yên Phong, nhà ở thấp tầng GĐ2 tại Khu đô thị Xuân Phương; các dự án/hạng mục đầu tư thành phần tại Khu đô thị Đặng Xá 2).

Công ty cũng tham gia đấu giá, lựa chọn chủ đầu tư dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiện có và đầu tư khu nhà ở tại Nhà máy Kính Đáp cầu (phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh) trên khu đất diện tích 12,5ha và Dự án Khu đô thị và nhà ở tại thành phố Bắc Ninh (26 ha); Dự án khu du lịch sinh thái cao cấp Vân Hải GDI với diện tích 35ha (Công ty CP Viglacera Vân Hải): Xây dựng phương án triển khai phù họp và GĐ2 với diện tích khoảng 40ha; Tiếp tục khảo sát, tìm kiếm phát triển các quỹ đất mới để đầu tư các dự án khu đô thị, khu nhà ở.

Về kế hoạch thoái vốn Nhà nước tại Viglacera, đại diện Bộ Xây dựng cho biết nếu không có dịch bệnh Covid-19 thì công tác thoái vốn đã hoàn tất trong năm 2020. Tuy nhiên, do dịch bệnh nên công tác này đang chậm lại. Dù vậy, Thủ Tướng đã cơ bản chấp thuận việc Nhà nước sẽ không còn nắm giữ vốn tại Viglacera và việc thoái vốn này có thể diễn ra vào năm 2022.

Cổ đông lớn nhất của Viglacera là Gelex vừa mới nâng sở hữu lên để trở thành công ty mẹ của Viglacera với sở hữu 225,1 triệu cổ phần (50,21% vốn). Bộ Xây dựng chỉ còn nắm giữ 38% vốn tại Viglacera.

Giai đoạn 2021-2025, Viglacera định hướng xây dựng trở thành tập đoàn kinh tế mạnh ở cả hai lĩnh vực vật liệu xây dựng và đầu tư kinh doanh bất động sản. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đặt mục tiêu tăng trưởng 13%/năm và riêng công ty mẹ là 9%/năm. 

Doanh thu hợp nhất dự kiến tăng bình quân 11%/năm, và 10% với riêng công ty mẹ. Đồng thời, công ty hướng tới tổng giá trị xuất khẩu đạt 240 triệu USD, tăng 1,7 lần so với giai đoạn 2016-2020.

Để hiện thực hóa được kế hoạch trên, Viglacera sẽ tiếp tục đầu tư trong 5 năm tới với tổng giá trị 20.300 tỷ đồng với toàn Tổng công ty, trong đó riêng công ty mẹ là 13.300 tỷ đồng.

Gelex đặt mục tiêu lợi nhuận 1.800 tỷ đồng sau khi hợp nhất Viglacera

Gelex đặt mục tiêu lợi nhuận 1.800 tỷ đồng sau khi hợp nhất Viglacera

Doanh nghiệp -  4 năm
Trong kịch bản hợp nhất với Viglacera vào Quý 2/2021, ban lãnh đạo Gelex đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2021 là 33.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.800 tỉ đồng.
Gelex đặt mục tiêu lợi nhuận 1.800 tỷ đồng sau khi hợp nhất Viglacera

Gelex đặt mục tiêu lợi nhuận 1.800 tỷ đồng sau khi hợp nhất Viglacera

Doanh nghiệp -  4 năm
Trong kịch bản hợp nhất với Viglacera vào Quý 2/2021, ban lãnh đạo Gelex đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2021 là 33.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.800 tỉ đồng.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  45 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Doanh nghiệp -  1 ngày

Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Doanh nghiệp -  3 ngày

Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với 'khách sộp'

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"

Doanh nghiệp -  3 ngày

Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Doanh nghiệp -  3 ngày

Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  45 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.