Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Theo các chuyên gia ở Cục Xuất nhập khẩu, với CPTPP, các quy tắc xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan, lỏng với ngành thủy sản và chặt với ngành dệt may so với các hiệp định thương mại khác.
Theo ông Phạm Bình An – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP. HCM, Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã tạo ra một không gian thương mại tự do có 11 quốc gia, quy mô dân số gần 500 triệu người, tổng GDP vượt 10.000 tỷ USD, quy mô giao dịch thương mại gần 5.000 tỷ USD.
CPTPP là một hiệp định thương mại tự do quan trọng nhất của Việt Nam, không chỉ bởi tầm vóc quy mô mà còn về độ sâu cam kết xóa bỏ hàng rào thuế quan, đơn giản hóa các thủ tục, thiết lập các tiêu chuẩn cao để hoạt động kinh doanh và cải thiện thể chế, giúp tăng cường giao thương, phát triển kinh tế bền vững.
Dự kiến, sau 3 năm, CPTPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng 1,3%, xuất khẩu tăng hơn 4%, nhập khẩu tăng 3,8% và tăng thêm 20 đến 26 ngàn việc làm mỗi năm. Với ưu đãi từ CPTPP, nhiều ngành hàng như thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, may mặc, hoá chất, sản phẩm da và nhựa sẽ được hưởng lợi, có thể tăng trưởng tốt.
Để nội lực hóa CPTTPP, Bộ công thương vừa ban hành Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định về về quy tắc sản xuất hàng hóa và tính chất xuất xứ trong hiệp định CPTPP. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ 8/3/2019.
Nhằm giúp các doanh nghiệp nắm bắt thông tin, đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ và tận dụng tốt nhất cơ hội xuất khẩu sang các nước thành viên trong CPTPP, Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương đã phối hợp với Cục xuất nhập khẩu TP. HCM tổ chức hội thảo “Hướng dẫn tận dụng lợi ích từ quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP”.
Trong Hội thảo, bà Trịnh Thị Thu Hiền – Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu đã chia sẻ với các doanh nghiệp rất nhiều điều cần lưu ý khi ứng dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa, để có thể mang lại lợi ích lớn nhất cho bản thân khi xuất hoặc nhập khẩu.
“Theo tôi, CPTPP mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức. Nếu hàng hóa đáp ứng được quy tắc xuất xứ (QTXX) thì có thể mở rộng xuất khẩu vào các nước trong khối. Thêm nữa, quy tắc cộng gộp xuất xứ thành viên trong khối sẽ thu hút thêm đầu tư nước ngoài từ trong lẫn ngoài khối. Ngoài ra, chúng ta còn có thể mở rộng chuỗi cung ứng trong khu vực ASEAN đến châu Á và CPTPP.
Thách thức lớn nhất của CPTPP là QTXX hàng hóa rất phức tạp so với các hiệp định khác, lỏng về mặt hàng này nhưng chặt về mặt hàng kia”, bà Hiền nhận định.
Tuy nhiên, bà cũng nói thêm, trên thực tế, quan trọng không phải là lỏng hay chặt, mà quan trọng là chúng ta dùng QTXX đó cho việc xuất khẩu hay nhập khẩu. Khi xuất khẩu, QTXX chặt thì không có lợi nhưng nhập khẩu thì ngược lại. Do đó, nên có cách làm QTXX phù hợp với trình độ sản xuất, xem vấn đề hướng đến là xuất khẩu hay nhập khẩu.
Về giấy chứng nhận quy tắc xuất xứ - C/O của CPTPP: C/O của hiệp định này chỉ có 1 tờ giấy dày màu hồng chứ không có 3 liên như C/O của các hiệp định khác, nếu các cơ quan muốn sao lưu có thể đề nghị cơ quan cấp C/O copy lại.
Trong CPTPP, các doanh nghiệp có thể tự làm C/O hoặc được cấp bởi các cơ quan chức năng, nhưng chúng ta đã quyết định sẽ chỉ có cơ quan chức năng cấp C/O cho các doanh nghiệp trong thời gian đầu, sẽ thí điểm để các doanh nghiệp tự làm C/O trong 5 năm tới và sau 10 năm, có thể xem xét để tất cả doanh nghiệp được tự làm C/O. Do đó, nếu bây giờ đối tác đề nghị doanh nghiệp Việt tự làm C/O, thì C/O tự làm chỉ có tác dụng với đối tác và sẽ không được hải quan nước nhập khẩu ưu đãi thuế quan.
CPTPP có hiệu lực với các nước khác từ ngày 30/12/2018, có hiệu lực với Việt Nam từ 4/1/2019 và Thông tư 03/2019/TT-BCT sẽ có hiệu lực từ ngày 8/3/2019, nhưng nếu hàng hóa Việt Nam đã xuất đi vào các nước CPTPP còn lại trước ngày 4/1/2019 hay 8/3/2019 vẫn sẽ được bổ sung C/O sau hoặc hồi tố, miễn sao nước nhập khẩu chấp nhận miễn giảm thuế dựa vào QTXX. Bên cạnh đó, mã HS tại C/O nên ưu tiên nước nhập khẩu.
Trong CCTPP, có 2 nội dung về QTXX khác các hiệp định thương mại trước đây mà chúng ta có thể tận dụng để được ưu đãi thuế xuất nhiều hơn, đó là cộng gộp và cách tính trị giá nguyên liệu.
Tuy nhiên, không phải khi CCTPP bắt đầu có hiệu lực, thì doanh nghiệp Việt lúc xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa phải dùng QTXX của hiệp định này. Nói nôm na, lộ trình giảm thuế của CPTTP đang ở đầu dốc, còn lộ trình giảm thuế của các FTA khác đang đứng cuối con dốc, nên các doanh nghiệp hãy tỉnh táo trong khi chọn cách tính QTXX – cái nào phù hợp với quy trình sản xuất nhất, để được giảm thuế nhiều nhất – mang lại lợi ích cao nhất.
Để làm rõ hơn ý của đồng nghiệp về chuyện lỏng chặt trong QTXX của CPTPP, ông Vũ Hùng Thịnh – Phó Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, nêu ra hai ví dụ tiêu biểu là thủy sản và dệt may.
Trong tất cả các mặt hàng, thủy sản là ngành được CPTPP ‘khoan dung’ hơn các ngành khác, khi QTXX dành cho thủy sản khá lỏng, thậm chí còn dễ hơn nhiều FTA tiền nhiệm. Cụ thể: trong mảng nuôi trồng thủy sản, CPTPP cho phép doanh nghiệp nhập khẩu trứng, ấu trùng, cá bột, cá giống, cá hồi con hoặc cá chưa trưởng thành khác ở giai đoạn hậu ấu trùng; mảng thủy sản tươi hoặc đông lạnh tương tự các FTA ASEAN+.
Ngược lại, hàng dệt may, được CPTPP ‘chăm sóc’ đặc biệt, việc trong phần quy định về QTXX, CCTTP tách ngành hàng này ra thành một chương riêng đã nói lên điều đó.
Thường thì với các FTA khác, chỉ cần các doanh nghiệp dệt may Việt Nam làm 1 hoặc 2/3 công đoạn sản xuất ra thành phẩm (tạo xơ, xe sợi - dệt và hoàn thiện vải – cắt may), thì hàng hóa đó đã được công nhận có xuất xứ từ Việt Nam, nhưng với CPTTP, các doanh nghiệp Việt Nam phải tự làm hết cả 3 công đoạn, bắt đầu từ sợi.
Ví dụ: với ASEAN – ATIGA, doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần dệt và hoàn thiện vải hoặc cắt may, còn nguồn gốc sợi không quan trọng; với Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản AJCEP, doanh nghiệp chỉ cần làm 2 công đoạn, tính từ vải; nhưng CPTPP đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải tự tạo xơ, xe xợi đến làm ra vải và cuối cùng là cắt may. Tuy nhiên, cũng có một vài ngoại lệ, khi 3 nhóm hàng valy túi xách, áo ngực phụ nữ và quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp được áp dụng chỉ một quy tắc cắt may.
Mặt khác, CPTPP còn đưa ra một danh sách nguyên liệu dệt may thiếu hụt cho phép doanh nghiệp nhập khẩu gồm 187 chủng loại mà các nước thành viên CPTPP không thể cung cấp cho nhau.
Rõ ràng, CPTPP không phải chỉ toàn màu hồng như chúng ta tưởng tượng, để có thể tận dụng lợi ích từ hiệp định này, các doanh nghiệp Việt cần nghiên cứu nó thật kỹ.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.