Xe điện khơi dậy 'giấc mơ thương hiệu xe hơi' của nhiều quốc gia

Phạm Sơn Thứ năm, 10/02/2022 - 11:50

Bên cạnh những ông lớn đến từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, doanh nghiệp tại nhiều quốc gia đang nỗ lực tận dụng cơ hội mới mở ra để tạo dấu ấn của riêng mình lên ngành công nghiệp xe hơi thế giới.

Xe điện VinFast bước đầu được đánh giá tích cực tại các thị trường lớn.

Cuối thế kỷ XIX, chiếc xe hơi đầu tiên được phát minh ra tại Đức, mở ra một kỷ nguyên mới cho phương tiện giao thông. Việc ứng dụng động cơ đốt trong vào phương tiện di chuyển nhanh chóng lan rộng sang Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu.

Đến những năm 1960, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp bước trở thành những cường quốc về xe hơi. Hàng loạt ông lớn về ô tô đến từ châu Âu, Mỹ, Nhật và Đức như Ford, Volkswagen, General Motors, Mercesdes Benz, Toyota, Huyndai… đã định hình thị trường xe hơi, trở thành những tượng đài tưởng chừng như không thể sụp đổ.

Cục diện ngành xe hơi bỗng thay đổi kể từ sự xuất hiện của Tesla. Từ một công ty khởi nghiệp với ý tưởng điên rồ, Tesla nhanh chóng trở thành cái tên lớn nhất làng xe hơi về quy mô vốn hóa, chính thức ghi tên mình vào “câu lạc bộ 1 nghìn tỷ đô”, điều chưa có hãng xe nào làm được.

Hiệu ứng Tesla và làn sóng xe điện soán chỗ xe xăng

Tesla đã mở ra một cái nhìn mới, về một thời đại mới, nơi những tay chơi mới hoàn toàn có cơ hội. Sau Tesla, một loạt hãng xe điện khởi nghiệp như Lucid, Rivian, Nio… đang tiếp bước với những mục tiêu đầy tham vọng.

Xe điện không chỉ mở ra cơ hội đối với doanh nghiệp mà còn cả đối với các quốc gia vốn bị “chậm chân” trong cuộc cách mạng công nghiệp trước đó. Nhiều quốc gia đang nỗ lực tận dụng xu thế mới để tạo dấu ấn riêng lên cho ngành công nghiệp được coi là “show trình diễn công nghệ toàn cầu”.

Trung Quốc là một điển hình khi thậm chí còn bước trước một nhịp so với những ông trùm lân cận là Hàn Quốc và Nhật Bản. Quốc gia tỷ dân liên tục dẫn đầu thế giới về cả doanh số xe điện lẫn số lượng những công ty tham gia vào cuộc đua xe điện, từ công ty khởi nghiệp cho đến các tập đoàn công nghệ, tập đoàn bất động sản…

Một cường quốc khác là Úc đang có tham vọng khởi động lại ngành nông nghiệp xe hơi nhờ tận dụng xu thế xe điện. Sản xuất xe hơi từ đầu thế kỷ XX, với sự hiện diện của những ông lớn như Toyota, Ford, General Motors… tuy nhiên xe hơi Úc không thể cạnh tranh được với những quốc gia khác có lợi thế hơn về chi phí. Năm 2021, hãng xe Holden của Úc đã chính thức đóng cửa.

Úc có tham vọng gây dựng lại ngành công nghiệp xe hơi nhờ vào những lợi thế cho sản xuất xe điện mà nước này sở hữu, từ những cơ sở vật chất của các nhà máy sản xuất ô tô cũ cho tới trữ lượng khoáng sản dồi dào, đặc biệt là lithium.

Ngay cả khi không thể vực dậy ngành công nghiệp xe hơi và tạo ra những thương hiệu cho riêng mình, Úc cũng hoàn toàn có khả năng mở ra cơ hội kinh tế trị giá hàng tỷ USD nếu biến mình thành một phần quan trọng của chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu.

Nằm giữa Úc và Trung Quốc, khu vực ASEAN cũng đang có những bước đi của riêng mình đối với xe điện. Có ngành sản xuất xe hơi chịu ảnh hưởng lớn từ Nhật Bản, ASEAN đi từng bước thận trọng.

Tuy nhiên, sau cam kết đầy tham vọng của nhiều chính phủ và nhà sản xuất xe hơi toàn cầu tại COP26, tình trạng này đã được cải thiện. Mới đây, Tập đoàn Foxconn cho biết sẽ liên doanh với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Thái Lan để xây dựng nhà máy xe điện tại nước này, dự kiến đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 2024.

Indonesia vốn có trữ lượng khoáng sản dồi dào đang là điểm đến được ưa thích của các nhà sản xuất. Định hướng sắp tới của quốc gia này là trở thành nhà cung ứng hàng đầu thế giới về pin, chất bán dẫn cho xe điện.

Việt Nam có lẽ là cái tên sáng giá nhất khi là quốc gia duy nhất khu vực ASEAN sở hữu một hãng xe hơi của riêng mình. Thương hiệu VinFast của tập đoàn Vingroup đến từ Việt Nam mới đây đã công bố kế hoạch ngừng hoàn toàn sản xuất xe chạy động cơ đốt trong, tập trung vào sản xuất xe điện.

Quyết định của VinFast được cho là lời hưởng ứng mạnh mẽ tới cam kết tham vọng của Việt Nam tại COP26 là sẽ trung hòa phát thải carbon vào năm 2050. Hiện tại, xe điện của VinFast đã được giới thiệu tại nhiều thị trường lớn, bước đầu nhận được những đánh giá tương đối khả quan.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  54 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  58 phút

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.