Hiệu ứng Tesla và làn sóng xe điện soán chỗ xe xăng

Phạm Sơn Thứ ba, 23/11/2021 - 08:20

Hãng xe Tesla đã thành công vượt qua nhiều ông lớn để trở thành thương hiệu xe hơi có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới. Điều này phần nào kích thích làn sóng phát triển xe điện toàn cầu.

Đầu tư vào xe điện chắc chắn là sự lựa chọn đúng đắn.

Hiệu ứng Tesla

Chỉ mới niêm yết khoảng một tuần, tính đến ngày 16/11 vừa qua, hãng xe điện Rivian đã có giá trị vốn hóa lên đến hơn 140 tỷ USD. Con số này đưa Rivian vượt mặt ông trùm xe Đức Volkswagen và hiện tại chỉ đứng sau Toyota và Tesla.

Sự tăng vọt về giá trị cổ phiếu của Rivian được cho là “hiệu ứng Tesla”, khi các nhà đầu tư từng coi Elon Musk là kẻ điên và bỏ lỡ mất cơ hội mua cổ phiếu của hãng xe mà đến hiện tại đang dẫn đầu thế giới về giá trị vốn hóa.

Hiển nhiên, nhà đầu tư không muốn vuột mất cơ hội đầu tư vào một công ty khởi nghiệp xe điện khác, đặc biệt khi ngành công nghiệp xe điện đang được tạo nhiều cơ hội phát triển hơn so với 10 năm trước, ví dụ điển hình nhất là cam kết lịch sử về ngừng sản xuất xe chạy nhiên liệu hóa thạch của hơn 40 quốc gia, tổ chức và tập đoàn tại COP26.

Rivian thậm chí còn được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là tiềm năng hơn so với Tesla, khi tập trung sản xuất phân khúc xe bán tải, dòng xe khá được ưa chuộng tại nước Mỹ, trong khi Tesla vẫn chủ yếu bán dòng sedan thể thao ít được người tiêu dùng quan tâm.

Rivian cũng được “hậu thuẫn” bởi tý phú Amazon Jeff Bezos, khi Amazon đã đầu tư và đặt hàng xe van từ hãng xe này. Giám đốc điều hành của Rivian, ông Robert RJ Scaringe cũng là cái tên nổi bật, được so sánh với nhiều tỷ phú đã thành danh.

Một cái tên mới nổi nữa đang nuôi tham vọng cạnh tranh với Tesla là tập đoàn Lucid, mới đây cũng đã niêm yết và đạt mức vốn hóa lên đến khoảng 90 tỷ USD, vượt qua cả ông lớn Ford và có tiềm năng sẽ tiếp tục vượt cả General Motors.

Đầu tháng 10, Lucid công bố thông số kỹ thuật và hình ảnh thiết kế của một loạt mẫu xe điện sắp được tung ra. Hiệu suất lên đến hơn 800km cho mỗi lần sạc, tốc độ có thể đạt gần 200km/h cùng với khoang ngồi rộng rãi, sang trọng là những yếu tố khiến nhiều người tin tưởng về tiềm năng của tân binh này.

Ông Peter Rawlinson, Giám đốc điều hành của Lucid đã từng là “công thần” của Tesla, khi phát triển mẫu Tesla S, chiếc xe biến Tesla trở thành nhà sản xuất xe hơi đích thực. Kỹ sư trưởng của Lucid là Eric Bach cũng từng có thời gian làm việc tại Tesla.

Ô tô điện ngày càng rẻ

Một nhà sản xuất xe mới tham gia cuộc chơi là VinFast, hãng xe của tập đoàn lớn nhất Việt Nam Vingroup. Có thể thấy, VinFast đang đi theo con đường được các tân binh ưa thích là niêm yết tại Mỹ và mời gọi những chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghiệp xe hơi về làm việc. VinFast được đánh giá cao bởi chiến lược cho thuê pin, bộ phận đắt tiền và gây cho người tiêu dùng nhiều sự băn khoăn, lo ngại nhất khi sử dụng xe điện.

Nói về các startup xe điện, không thể bỏ qua Trung Quốc, nơi ngành công nghiệp xe điện đang nở rộ. Nhiều tập đoàn công nghệ nổi tiếng, thậm chí có cả tập đoàn bất động sản cũng bắt tay tham gia vào chuỗi cung ứng xe điện, từ sản xuất pin, thiết kế phần mềm tiện ích cho tới tham vọng sản xuất ra cả chiếc xe.

Nio là cái tên nổi bật nhất của Trung Quốc, được mệnh danh là Tesla của quốc gia tỷ dân này. Nio có tiềm lực tài chính hùng hậu, cơ sở văn phòng và sản xuất rộng khắp ở Trung Quốc, Mỹ và châu Âu. Hiện tại, hãng xe khởi nghiệp Trung Quốc đang có khoảng 10 nghìn nhân viên, trong đó khoảng 3 nghìn nhân viên làm việc liên quan đến nghiên cứu phát triển (R&D).

BYD cũng là cái tên mới nổi đầy ấn tượng đến từ Trung Quốc. Xuất phát điểm là một đơn vị cung ứng pin sạc cho xe hơi, BYD xuất sắc trở thành cái tên nằm trong top 10 thị trường xe điện với doanh số 136 nghìn chiếc.

Những cái tên mới khiến cho cuộc đua xe điện ngày càng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Thành công của Tesla cùng sự trỗi dậy của ngành công nghiệp xe điện rõ ràng đang mở ra cơ hội to lớn.

Những gã khổng lồ truyền thống không đứng nhìn

Tuy nhiên, những hãng xe truyền thống cũng không chịu đứng ngoài cuộc, với những cam kết ngày càng tham vọng về phát triển xe điện. Ông trùm nước Đức Volkswagen hiện tại đang xếp thứ 2 về doanh số xe điện và dự báo sẽ vượt qua Tesla vào trước năm 2030.

Hãng xe hơn 100 tuổi Ford từ năm 2019 cho biết đã đầu tư 500 triệu USD vào Rivian, tức là khoảng 1/3 số vốn đầu tư mà hãng Rivian nhận được vào năm đó. Tuy nhiên mới đây, mối quan hệ hợp tác giữa Ford và Rivian đã bị hủy bỏ. Thông tin này được công bố ngay sau khi Ford đưa ra kế hoạch sản xuất 600 nghìn chiếc xe điện vào năm 2023.

Một loạt các ông lớn khác như BMW, Volvo, Hyundai, Mercedes đã và đang công bố những kế hoạch, cam kết đầy tham vọng về việc chuyển đổi sang xe điện.

Trở ngại lớn nhất đối với ngành xe điện, cả những công ty khởi nghiệp và những nhà sản xuất truyền thống là vấn đề về chuỗi cung ứng pin, khi nguồn cung chất bán dẫn đang ngày càng trở nên khan hiếm.

Các hãng xe truyền thống rõ ràng là có tiềm lực hơn để kiểm soát chuỗi cung ứng này. Hãng Ford vào tháng 9 vừa qua đã công bố kế hoạch hợp tác với tập đoàn SK đến từ Hàn Quốc, rót 11 tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất pin cho xe điện tại Mỹ.

Volvo vào tháng 6 cũng công bố kế hoạch xây dựng một siêu nhà máy sản xuất pin ở châu Âu, thông qua cơ chế góp vốn 50:50 với một công ty khởi nghiệp. Kế hoạch này hướng đến cam kết ngừng hoàn toàn việc sản xuất động cơ đốt trong vào năm 2030 của Volvo.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ sản xuất xe hơi truyền thống sang xe điện không hề đơn giản, bao gồm vấn đề về thay đổi công nghệ, dây chuyển sản xuất cho tới người lao động. Đây là lý do khiến nhiều hãng xe truyền thống, đặc biệt là tại Nhật Bản đang tỏ ra rất chậm để bắt kịp xu thế. Các công ty khởi nghiệp rõ ràng có lợi thế hơn so với những gã khổng lồ đã thống trị ngành công nghiệp xe hơi suốt 1 thế kỷ qua ở phương diện này.

Cuộc đua xe điện vẫn sẽ ngày càng trở nên nóng hơn, khi theo nghiên cứu của Bloomberg New Energy Finance, đến năm 2040, lượng xe điện bán ra sẽ vượt qua lượng xe chạy bằng động cơ đốt trong.

Cũng chưa có gì là chắc chắn liệu những công ty khởi nghiệp hay những tay chơi mới sẽ chiến thắng trong cuộc đua xe điện. Tuy nhiên, với xu thế hướng tới phát triển xanh, đầu tư vào xe điện chắc chắn luôn là sự lựa chọn đúng đắn.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 ngày

Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  25 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.