Chiến lược trẻ hóa đội ngũ ở PNJ
Trong quá trình chuyển giao thế hệ, PNJ vẫn giữ được bộ gen của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra sự tươi mới với những cá tính mới và phương pháp làm việc mới.
Tôi sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng có tên gọi là làng chùa. Đấy là ngôi làng mà hầu hết những người nông dân đều làm thơ như công việc gieo trồng của họ kể từ khi làng được thành lập hơn mấy trăm năm về trước.
Trên những bức tường cổ kính của những ngôi nhà dọc đường làng, những người nông dân làng tôi đã viết những lời nói của họ về thơ ca và về sự sống. Lớn lên, tôi đã đọc những dòng chữ ấy. Và những dòng chữ ấy đã dẫn tôi đi trên con đường để làm người và để sáng tạo thi ca cho đến tận bây giờ.
Những người nông dân làng tôi nói: “Thơ ca không làm ra lúa vàng, gạo trắng, nhưng làm ra giấc mơ cho người gieo trồng”. Đấy chính là con đường của thơ ca, là sứ mệnh của thơ ca và là bến bờ mà thơ ca hướng đến. Hầu hết mọi con người, mọi dân tộc trên thế gian này đều đã phải đi qua những năm tháng của đói rét, của bóng tối thù hận, của sự độc ác của các chế độ độc tài, của chết chóc bởi chiến tranh...Nhưng tất cả những thứ đó đã không làm họ bị khuất phục và gục ngã bởi họ luôn mang trong mình giấc mơ về những điều tốt đẹp sẽ đến với thế gian. Và tôi nghĩ, lịch sử của dân tộc Việt Nam cũng như của dân tộc Hàn Quốc đã đủ để minh chứng điều này.
Những người nông dân làng tôi nói: “Thơ ca là ngũ cốc trên cánh đồng người”. Trên những cánh đồng mà ta còn gọi là đất đai thì ngũ cốc như lúa, ngô, đậu...là di sản lớn nhất mà tổ tiên tôi đã để lại. Đấy là thứ cây giản dị mà thiêng liêng nhất trên những cánh đồng xứ sở tôi. Đấy là những thứ cây đã nuôi sống con người. Và trên cánh đồng người hay có thể gọi đó là nhân loại, một cánh đồng được làm bằng máu thì thơ ca chính là ngũ cốc. Cái ngũ cốc thơ ca ấy đã mọc lên, đã ra hoa kết trái và đã tỏa hương trên cánh đồng máu ấy. Ngũ cốc thơ ca ấy đã nuôi sống vẻ đẹp và tư tưởng của nhân loại.
Những người nông dân làng tôi nói: “Người làng Chùa tặng kẻ ăn mày cơm áo, tặng kẻ khổ đau thơ ca”. Khi đã lớn lên, đã trải nghiệm, đã từng khổ đau và cả tuyệt vọng, tôi mới thấu hiểu câu nói này của những người nông dân làng tôi. Món quà lớn nhất cho những người khổ đau không phải là cơm áo cụ thể mà là những vẻ đẹp, tình yêu thương, sự cảm thông, những giấc mơ và khát vọng sống cùng ý chí hành động cho khát vọng ấy. Những điều này là bản chất của thơ ca. Những điều này trong hình thức của những bài thơ cụ thể sẽ bước đến những số phận khổ đau, đỡ họ đứng dậy và thì thầm với họ hãy bước đi.
Và những người nông dân làng tôi nói: “Tay ta gieo hạt, miệng ta gieo lời”. Mỗi khi đọc lời ấy viết vụng về trên bức tường một ngôi nhà ở làng mình, tôi lại thấy hiện lên hình ảnh của nhân loại từ thuở xuất hiện trên trái đấy này. Nhân loại cày cấy, gieo hạt xuống những cánh đồng rộng lớn và gieo lời (ngôn từ) vào tâm hồn rộng lớn của mình. Và nếu một ngày nào đó hình ảnh kia mất đi thì cũng là lúc nhân loại suy tàn và biến mất.
Đó là những điều giản dị mà tôi muốn nói trong giờ phút trọng đại này của thơ ca ở chính nơi chốn tôi đang hiện diện. Thơ ca là một điều gì đó thật giản dị, đôi khi thật mong manh nhưng thật kỳ vĩ, nhưng đời sống và những suy tưởng của những người nông dân ở một làng quê nhỏ bé trên một xứ sở nhiều buồn bã, nhiều khổ đau và nhiều máu chảy cũng có thể minh chứng một phần về quyền lực và sứ mệnh thơ ca nhân loại.
Thông điệp từ một đêm trăng
Trong một đêm mùa hạ ở quê, tôi cùng cha tôi ngồi ngoài sân rất khuya. Làng quê trong đêm trăng yên tĩnh trở nên huyền bí và mênh mang vô tận. Trăng vằng vặc trên sân nhà soi rõ cả những con kiến lang thang trong đêm. Thi thoảng, những ngọn gió mùa hạ từ cánh đồng thổi về làm xôn xao những vòm lá trong vườn. Cả vòm cây lấp lánh như dát vàng. Và trong những cơn gió thổi về, tôi nghe tiếng cuốc từ cánh đồng xa buồn bã. Lâu lắm rồi tôi mới lại nghe tiếng cuốc. Có những năm tháng dài, những con cuốc không biết đi đâu. Tôi hỏi thì cha tôi bảo người ta săn bắn chim chóc nhiều quá đến chẳng còn một con nào.
Nhưng đêm ấy, tôi lại được nghe cuốc kêu. Tiếng cuốc kêu đều đều suốt đêm. Kêu như lời của một kẻ tri âm. Kêu như một nỗi buồn đau dằng dặc. Kêu như đang xé từng mảnh phổi của mình. Kêu như những bước chân tiến dần về cái chết. Kêu như nỗi oan ức của mọi thời đại. Và kêu…
Hai cha con tôi ngồi im lặng trong đêm trăng của làng quê. Cha tôi lúc đó đã tám mươi tuổi. Tôi đã ngoài bốn mươi. Cả hai người đàn ông ấy đã đủ thời gian sống để biết im lặng. Bỗng cha tôi quay về phía tôi và nói: Nếu hai anh em con có tiền thì xây một trái nhà lên hai ba tầng, thành phố loạn lạc thì vợ chồng con cái về làng mà ở, nếu nước lớn thì có nơi mà chạy nước. Hai anh em cố mà làm sớm, con ạ. Khi cha tôi vừa nói xong thì tôi cảm thấy một luồng khí lạnh tràn qua người tôi.
Cha tôi là một người nông dân, sau này tham gia cách mạng và về hưu, nhưng bản chất cha tôi vẫn là một người nông dân. Tôi chưa bao giờ nghe cha tôi nói những điều như vậy. Cha tôi không có ngôn ngữ ấy. Cái ông thường xuyên nói, nói cả đời là đạo làm người. Ông nói một cách đơn giản và cụ thể. Những gì ông nói từ trước tới giờ không ngoài những việc cụ thể hàng ngày và với những người cụ thể trong làng, trong họ và trong gia đình.
Câu nói của cha tôi đêm ấy là một thông điệp. Ai đó từ chốn cao xanh đã mượn cha tôi, một người già tám mươi tuổi, để truyền đi thông điệp ấy chăng? Sẽ có một thay đổi lớn lao hay một sự bất trắc khủng khiếp trong đời sống của chúng ta chăng? Có, tôi tin là có. Con người sẽ phải chịu những hậu hoạ khủng khiếp do chính con người gây ra.
Khi cha tôi đi nằm vì ngồi lâu ông thấy đau lưng, tôi ngồi một mình giữa sân nhà giàn dụa ánh trăng. Những con kiến vẫn đi. Lúc nào những con kiến cũng vội vã. Chúng đi không ngưng nghỉ từ lúc sinh ra cho tới lúc chết. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy lũ kiến ngủ. Ngày còn bé, tôi hỏi mẹ: mẹ ơi, những con kiến không ngủ hở mẹ? Mẹ tôi không trả lời được câu hỏi của tôi. Tôi ngồi im lặng trong tiếng cuốc kêu đều đều từ cánh đồng xa vọng về.
Tôi đã kể câu chuyện về cha tôi cho một số người nghe. Nhưng tôi biết chỉ một hai người trong số đó suy nghĩ về câu chuyện ấy. Những người khác nghĩ tôi lãng mạn, nghĩ tôi bị bệnh tâm thần trong một giây khắc nào đó, nghĩ tôi là kẻ tuyệt vọng và có thể là kẻ hão huyền. Tôi không đợi chờ lòng tin của họ vào câu chuyện ấy. Nhưng với tôi, đó hoàn toàn là một thông điệp. Tôi đã nghe được thông điệp ấy và tôi có nghĩa vụ chuyển tiếp thông điệp ấy cho người khác. Tai hoạ sẽ giáng xuống đầu chúng ta bởi chính tội lỗi của chúng ta. Dù chúng ta vẫn ngày ngày đọc lời biện minh cho những tội lỗi ấy.
Đã một lần cha tôi nói về việc xây dựng nhà cửa. Đó là năm 1986, khi tôi đang học ở Cuba. Tôi nhận được thư cha tôi. Trong thư có đoạn: Bố vừa mới xây xong được chái bếp, để sau này bố có mất đi thì anh em có chỗ mà đun nấu. Tôi đã rơi nước mắt khi đọc đến đoạn ấy. Cha tôi đi thoát ly hơn bốn mươi năm rồi về hưu. Ông trở về làng vì đấy là nguyện ước của ông. Nếu ở lại thành phố ông cũng không có một nơi nào để ở. Khi về hưu, ông được tặng một chiếc tủ đựng quần áo đánh vécni vàng như bôi nghệ có lẽ đóng bằng gỗ gạo, một loại gỗ mà tôi gọi là “gỗ giả dối” vì hầu như nó chẳng dùng được vào việc gì. Sau ba năm, chiếc tủ bị mọt gần hết. Cha tôi ngậm ngùi chẻ ra làm củi đun nhưng chỉ có khói mù mịt mà không có lửa. Sau này, những người khác làm quan quá sung sướng.
Những người về hưu tay trắng như cha tôi tự an ủi: mình hy sinh làm cách mạng cho thế hệ sau sung sướng mà. Đúng, thế hệ những người cách mạng như cha tôi đã mang lại lòng tin bất diệt cho nhân dân. Tôi khó có thể tìm được những người cách mạng như thế sau thế hệ cha tôi. Vì thế khi về hưu, ông bắt tay nuôi lợn nái và dành dụm tiền nong để tám năm sau ông mới có cơ hội xây được gian bếp tạm tươm tất. Và ông hạnh phúc.
Công việc xây dựng nhà cửa của cha tôi gần hai mươi năm trước là công việc chuẩn bị cho điều kiện sinh hoạt. Còn ý định xây dựng nhà cửa của cha tôi gần hai mươi năm sau là thông điệp về những tai hoạ của kiếp người một ngày nào đó có thể giáng xuống.
Hơi thở từ ngôi mộ và món quà của người đã khuất
Vào buổi chiều ngày cuối cùng của năm cũ, có thể là ngày 29 và cũng có thể là ngày 30 tháng Chạp, những người quê tôi lại khăn áo chỉnh tề lũ lượt khéo nhau ra nghĩa trang cuối làng để mời những người thân đã khuất về nhà ăn Tết.
Từ ngày hôm trước, con đường từ nghĩa trang về làng được quét dọn sạch sẽ. Không ai bảo ai, nhưng những ai có thời gian kể cả những đứa trẻ đều tham gia công việc này. Họ chuẩn bị con đường cho những người đã khuất trở về.
Làng tôi cúng cơm tất niên vào buổi tối ngày cuối cùng của năm cũ. Buổi chiều hôm đó, những ai không phải lo công việc nhà đều đi vào nghĩa trang làng. Khi đi, họ mang theo những nén hương. Nơi họ thắp hương đầu tiên là khu mộ dòng họ. Ở làng tôi, mỗi dòng họ đều có một khu mộ riêng của dòng họ mình. Họ thắp hương để mời tổ tiên và những người trong dòng họ đã khuất về ăn Tết với các con, các cháu, các chắt... Sau đó, các gia đình mới đi thắp hương cho những người thân đã khuất của gia đình mình mà mộ của họ chưa chuyển về trong khu mộ chung của dòng họ.
Cứ khoảng 3 giờ chiều vào ngày cuối cùng hàng năm, anh em tôi cùng các con, các cháu ăn mặc chỉnh tề để đi ra nghĩa trang. Thường là những buổi chiều như thế, mưa xuân bắt đầu bay trên cánh đồng làng. Cánh đồng rộng lớn mờ ảo trong mưa bụi. Một không khí thiêng liêng và da diết dâng lên. Những buổi chiều như thế, tôi như nhìn thấy rõ những người thân đã khuất của gia đình, dòng họ tôi và cả những người làng đã mất tự ngàn xưa hiện về. Họ ăn mặc đẹp đẽ và đứng trên cánh đồng với gương mặt hạnh phúc đợi cháu con đến đón về nhà ăn Tết.
Khi còn nhỏ, tôi thường hay được lũ bạn thì thào những câu chuyện ma hiện ra trong nghĩa trang cuối làng trong những ngày có gió lạ hay những đêm có mưa. Và lúc nào có việc đi đâu đó qua khu nghĩa trang, lũ trẻ chúng tôi đều nhắm mắt chạy như ngạt thở vì sợ hãi. Tôi nhớ lần đầu tiên cha tôi đưa tôi ra khu nghĩa trang và những ngôi mộ lẻ để mời những người thân đã khuất về ăn Tết. Tôi đã vô cùng sợ hãi khi nghĩ rằng bất chợt một lúc nào đấy từ một ngôi mộ một người chết hiện lên.
Nhưng rồi nỗi sợ hãi mơ hồ của tuổi thơ đã tan biến khi đứng trước những ngôi mộ, tôi đã nghe cha tôi kể về những người đã khuất. Lời kể của cha tôi cứ từng năm, từng năm làm sống lại những người thân yêu của gia đình tôi mà tôi không bao giờ được gặp mặt. Đó là những câu chuyện thật giản dị, xúc động và thiêng liêng. Nó tràn ngập trong tâm hồn trẻ thơ của tôi như mưa xuân ấm áp bay trên cánh đồng.
Và một mối liên hệ bí ẩn, kỳ lạ nhưng thật rành mạch và gần gũi giữa những người thân đã khuất và tôi đã được thiết lập. Mối liên hệ ấy được thiết lập qua giọng kể của cha tôi. Cho đến bây giờ, mỗi khi bước chân vào khu nghĩa trang của dòng họ, tôi lại thấy những hơi thở ấp áp và gần gũi của những người đã khuất dâng lên. Cảm giác ấy là có thực. Và tôi nghe quanh tôi những giọng nói như tôi đã từng nghe trong những ngôi nhà của làng tôi.
Khi tôi có con, như cha tôi thuở trước, tôi lại đưa các con tôi ra khu nghĩa trang làng trong những buổi chiều như thế để mời những những người thân đã khuất về nhà ăn Tết. Và cũng như tôi, lần đầu tiên các con tôi đã nép sát vào tôi vì sợ. Có đứa không dám khóc thành tiếng nhưng nước mắt dàn dụa chảy dài trên gương mặt thơ ngây. Và cũng lại như cha tôi thuở trước, sau khi thắp hương xong, tôi lại kể cho các con, các cháu tôi về những người thân trong gia đình đã khuất.
Tôi nói họ đã sống và đã lao động như thế nào. Tôi nói về những người thân mà tôi đã được sống cùng và cả những người thân tôi cũng chưa bao giờ được gặp như ông nội tôi, như người chú, người cô chết trẻ của tôi. Tôi nói như tôi đã từng sống với họ trong ngôi nhà của ông bà, cha mẹ tôi. Tôi nói như cảm thấy có mùi trầu cay bay ra từ các cụ bà và mùi thuốc lào bay ra từ các cụ ông.
Vào một năm, sau buổi chiều ra khu nghĩa trang mời những thân về ăn Tết, sáng mồng 1 Tết thức dậy, con gái tôi đã thì thầm với tôi rằng đêm qua cô bé gặp cụ nội. Cô bé nói cụ nội đã cho cô một con tò he đất nung thổi được như một cái còi. Nhưng khi tỉnh dậy, cô bé đã tìm không thấy đâu. Và cô bé nghĩ anh trai của cô đã lấy trộm con tò he đất nung ấy của cô bé khi cô đang ngủ.
Nghe câu chuyện đó, lòng tôi ngập tràn hạnh phúc. Từ lúc đó, tôi biết rằng trong tâm hồn của con gái tôi vĩnh viễn có một món quà vô giá. Cho đến khi lớn lên và khi trở thành một bà già, con gái tôi sẽ chẳng bao giờ quên được món quà của cụ nội của cô, người đã mất cả trăm năm trước khi cô bé được sinh ra.
Không có một người thân yêu nào của chúng ta cắt dời khỏi chúng ta cho dù người đó ta không gặp lại hoặc chưa bao giờ gặp. Chính điều đó là tâm hồn và đời sống của chúng ta không cô độc và giàu có. Ngay cả khi chúng ta không thể trò chuyện với ai về những phiền muộn hay thất vọng của chúng ta thì chúng ta vẫn có thể bước đến và trò chuyện với những người thân yêu đã khuất.
Và ở đấy, chúng ta chỉ nhận được những an ủi lớn lao và tình yêu thương vô tận. Thế nhưng, lúc đó một câu hỏi lại vang lên trong sâu thẳm lòng ta : Tại sao có nhiều lúc ta lại không tìm được những an ủi và tình yêu thương từ những người đang sống?
Tôi đang ở làng Chùa đón Tết. Không nơi nào bình yên và ấm áp như chốn này.
Trong quá trình chuyển giao thế hệ, PNJ vẫn giữ được bộ gen của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra sự tươi mới với những cá tính mới và phương pháp làm việc mới.
Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.
Startup nông nghiệp tái tạo Husk dù mới về tay Mekong Capital chưa lâu, nhưng đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực và trở thành điểm sáng của năm 2024.
Nhiều doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí vì tiền thuê đất tăng theo bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM.
Thời gian giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 không còn nhiều, nhưng vẫn còn đến hơn 47% lượng vốn chưa được giải ngân.
Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam bắt đầu và liên tục từ 20 năm nay. Cơ hội đang nhiều hơn, song thách thức cũng lớn hơn.
Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.